Vì sao đến giờ bộ trưởng mới tỏ ra “rất nghiêm khắc”?
Gay gắt, quyết liệt, dồn dập… là những chất vấn về nạn ô nhiễm môi trường và lúa gạo
"Cá nhân Bộ trưởng giải thích như thế nào về trách nhiệm của mình trong vấn nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng hiện nay? Vedan nhiều năm đầu độc sông Thị Vải mà Bộ không phát hiện, không xử lý, đến nay mới tỏ ra “rất nghiêm khắc” trong những phát biểu vừa qua?”.
Đây là câu hỏi đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, người đầu tiên sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trong số 7 thành viên Chính phủ vào sáng 11/11.
Xoáy sâu vào ô nhiễm môi trường
Gay gắt, quyết liệt, dồn dập… là những chất vấn về nạn ô nhiễm môi trường. Cái tên Vedan được nhắc đi nhắc lại ở đa số trong 29 chất vấn gửi đến Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên - người “xung phong” trả lời chất vấn đầu tiên.
Nhận xét về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) cho biết sẽ xoáy sâu vào những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và trách nhiệm của Bộ. "Vì sao đến giờ 70% khu công nghiệp và 90% cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo, ai cấp phép khi chưa có đánh giá báo cáo tác động môi trường?".
Đại biểu Lê Thị Nga đặt câu hỏi: “Bộ có xử lý được cán bộ công chức nào thuộc thẩm quyền quản lý của mình qua vụ Vedan và một số cơ sở phát hiện thời gian qua?”.
"Vì sao vấn đề môi trường được nêu tại nhiều kỳ họp Quốc hội nhưng chuyển biến vẫn chậm?", đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) nêu vấn đề mà nhiều đại biểu có cùng mối băn khoăn.
“Ngập” chất vấn về lúa gạo
Có lẽ giải thích về chuyện quyết định tạm dừng dừng xuất khẩu gạo ngay từ phiên thảo luận về kinh tế - xã hội (ngày 29/10) của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chưa đủ thuyết phục, nên những câu hỏi về vấn đề này vẫn rất “nóng”.
Trong gần 300 câu hỏi chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, gay gắt nhất vẫn là những câu hỏi về trách nhiệm liên quan đến việc xuất khẩu lúa gạo.
Bên cạnh chất vấn Thủ tướng, nhiều đại biểu còn chất vấn các bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung này.
Đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) hỏi Bộ trưởng Bộ Công Thương: giải pháp gì để không lặp đi lặp lại yếu kém trong việc tham mưu về xuất khẩu gạo, “vì an ninh lương thực nông dân chính là người phải hy sinh nhiều nhất”?
Vì sao có quá nhiều tầng nấc trung gian để đưa hạt lúa trở thành hạt gạo đến tay người tiêu dung? Các tổng công ty lương thực nhà nước chi phối thế nào đến số lượng, chất lượng gạo xuất khẩu, đặc biệt là khâu thu mua, chế biến? Đại biểu Lê Thanh Liêm (Long An) chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương.
Nhận xét “bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 29/10 chưa thuyết phục”, đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) hỏi Bộ trưởng Cao Đức Phát: cử tri cho rằng chủ trương ngừng xuất khẩu gạo là sai lầm, Bộ trưởng giải thích như thế nào để khi trở về tiếp xúc cử tri, giải thích để cử tri thông cảm và chia sẻ?
Theo chương trình làm việc ngày 11/11, sau Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn xoay quanh 18 câu hỏi đã được gửi trước ngày 7/11.
Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu sẽ “kiểm điểm” lời hứa từ kỳ họp trước và trả lời chất vấn mới.
Đây là câu hỏi đại biểu Hà Minh Huệ (Bình Thuận) chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, người đầu tiên sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trong số 7 thành viên Chính phủ vào sáng 11/11.
Xoáy sâu vào ô nhiễm môi trường
Gay gắt, quyết liệt, dồn dập… là những chất vấn về nạn ô nhiễm môi trường. Cái tên Vedan được nhắc đi nhắc lại ở đa số trong 29 chất vấn gửi đến Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên - người “xung phong” trả lời chất vấn đầu tiên.
Nhận xét về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) cho biết sẽ xoáy sâu vào những vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và trách nhiệm của Bộ. "Vì sao đến giờ 70% khu công nghiệp và 90% cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo, ai cấp phép khi chưa có đánh giá báo cáo tác động môi trường?".
Đại biểu Lê Thị Nga đặt câu hỏi: “Bộ có xử lý được cán bộ công chức nào thuộc thẩm quyền quản lý của mình qua vụ Vedan và một số cơ sở phát hiện thời gian qua?”.
"Vì sao vấn đề môi trường được nêu tại nhiều kỳ họp Quốc hội nhưng chuyển biến vẫn chậm?", đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) nêu vấn đề mà nhiều đại biểu có cùng mối băn khoăn.
“Ngập” chất vấn về lúa gạo
Có lẽ giải thích về chuyện quyết định tạm dừng dừng xuất khẩu gạo ngay từ phiên thảo luận về kinh tế - xã hội (ngày 29/10) của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát chưa đủ thuyết phục, nên những câu hỏi về vấn đề này vẫn rất “nóng”.
Trong gần 300 câu hỏi chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, gay gắt nhất vẫn là những câu hỏi về trách nhiệm liên quan đến việc xuất khẩu lúa gạo.
Bên cạnh chất vấn Thủ tướng, nhiều đại biểu còn chất vấn các bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung này.
Đại biểu Lê Thị Dung (An Giang) hỏi Bộ trưởng Bộ Công Thương: giải pháp gì để không lặp đi lặp lại yếu kém trong việc tham mưu về xuất khẩu gạo, “vì an ninh lương thực nông dân chính là người phải hy sinh nhiều nhất”?
Vì sao có quá nhiều tầng nấc trung gian để đưa hạt lúa trở thành hạt gạo đến tay người tiêu dung? Các tổng công ty lương thực nhà nước chi phối thế nào đến số lượng, chất lượng gạo xuất khẩu, đặc biệt là khâu thu mua, chế biến? Đại biểu Lê Thanh Liêm (Long An) chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương.
Nhận xét “bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 29/10 chưa thuyết phục”, đại biểu Trần Hồng Việt (Hậu Giang) hỏi Bộ trưởng Cao Đức Phát: cử tri cho rằng chủ trương ngừng xuất khẩu gạo là sai lầm, Bộ trưởng giải thích như thế nào để khi trở về tiếp xúc cử tri, giải thích để cử tri thông cảm và chia sẻ?
Theo chương trình làm việc ngày 11/11, sau Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát sẽ trả lời chất vấn xoay quanh 18 câu hỏi đã được gửi trước ngày 7/11.
Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu sẽ “kiểm điểm” lời hứa từ kỳ họp trước và trả lời chất vấn mới.