Vì sao lao động Việt có tỷ lệ tử vong cao tại Malaysia?
Vừa qua, báo chí đã thông tin về việc tỷ lệ người lao động Việt Nam ở Malaysia tử vong cao so với một số thị trường lao động nước ngoài khác
Vừa qua, báo chí đã thông tin về việc tỷ lệ người lao động Việt Nam ở Malaysia tử vong cao so với một số thị trường lao động nước ngoài khác.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu, làm gì để chấm dứt tình trạng này? Báo giới đã phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Ông có thể nói rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến những cái chết của lao động ta ở Malaysia?
Hai nguyên nhân chính dẫn đến việc này, đó là do khâu khám sức khỏe cho người lao động khi đi làm việc tại Malaysia bị thả lỏng trong một thời gian và do người lao động chưa quen với phong tục tập quán tại đây.
Năm 2002, khi bắt đầu mở thị trường Malaysia, vì người lao động đi làm việc tại thị trường này chủ yếu là lao động nông thôn nên các doanh nghiệp đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho người lao động được khám sức khỏe tại các địa bàn để thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho người lao động.
Bởi vậy, các trung tâm y tế quận huyện, trung tâm y tế của các cơ quan... đều được khám sức khỏe cho người lao động. Vì các cơ sở y tế ở tuyến dưới không khám kỹ, phía Malaysia lại không quy định phải tái khám sức khỏe người lao động khi đến Malaysia, nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người lao động có sức khỏe không bảo đảm nhưng vẫn được đi.
Sau 2005, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư quy định: chỉ có những bệnh viện đa khoa cấp 1 mới được khám sức khỏe cho người lao động đi làm việc tại Malaysia. Nhờ thế, tỷ lệ lao động chết đã giảm đi rất nhiều.
Còn nguyên nhân người lao động chưa quen với phong tục tập quán, thưa ông?
Bên cạnh lý do sức khỏe kém, một nguyên nhân quan trọng nữa là người lao động không hiểu phong tục tập quán của bạn nên nhiều người đã chết do tai nạn giao thông, do đột tử...
Cụ thể như, quy định giao thông Malaysia khác ta: ta quy định đi bên phải, bạn quy định đi bên trái, nhiều người lao động không thực hiện đúng nên bị tai nạn giao thông; hoặc như Malaysia gần như không uống rượu, trong khi người lao động ta lại có thói quen uống rượu, vì vậy đã uống rượu tự nấu - có nhiều độc tố.
Khi uống rượu xong, người lao động lại có thói quen tắm, rồi nằm ngủ dưới nền đất bật quạt số mạnh... nên dễ dẫn đến đột tử.
Theo thống kê, 1/3 trong số người lao động bị chết được xếp vào diện đột tử, đây là một dạng biến chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp. Ngoài ra, còn một tỷ lệ ít người lao động bị chết do uống rượu say rồi đánh nhau; hoặc bị các đối tượng xấu kích động sát hại lẫn nhau, bị sét đánh...
Dù nói gì đi nữa, nguyên nhân dẫn đến những cái chết này đều bắt nguồn từ yếu tố chủ quan, đó là việc sàng lọc lao động cũng như giáo dục định hướng cho người lao động không tốt? Mà đó là trách nhiệm của Cục Quản lý lao động ngoài nước, của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?
Chúng tôi không phủ nhận điều đó.
Ngay từ đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xác định nguyên nhân người lao động chết là do chưa quen với lối sống công nghiệp, coi thường quy trình của nhà máy, đi đứng thoải mái... khiến rủi ro cao. Nhưng không có chuyện người lao động phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, độc hại.
Tới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có biện pháp đột phá nào để sớm cải thiện tình hình?
Sẽ có một điểm rất mới trong việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, đó là Bộ Y tế phải đánh giá định kỳ sức khỏe của người lao động Việt Nam tại nước ngoài; thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài (quy định tại Nghị định 126).
Trên cơ sở này, 2 bộ Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp để triển khai chặt chẽ các quy định về khám sức khỏe cho người lao động, bảo đảm người lao động đủ sức khỏe mới được đi làm việc tại nước ngoài.
Chúng tôi đã chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phối hợp với các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cho người lao động trước khi đi, cũng như đặc biệt chú trọng khâu giáo dục định hướng, trang bị kiến thức về phong tục tập quán của thị trường cho người lao động.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đến đâu, làm gì để chấm dứt tình trạng này? Báo giới đã phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Ông có thể nói rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến những cái chết của lao động ta ở Malaysia?
Hai nguyên nhân chính dẫn đến việc này, đó là do khâu khám sức khỏe cho người lao động khi đi làm việc tại Malaysia bị thả lỏng trong một thời gian và do người lao động chưa quen với phong tục tập quán tại đây.
Năm 2002, khi bắt đầu mở thị trường Malaysia, vì người lao động đi làm việc tại thị trường này chủ yếu là lao động nông thôn nên các doanh nghiệp đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho người lao động được khám sức khỏe tại các địa bàn để thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho người lao động.
Bởi vậy, các trung tâm y tế quận huyện, trung tâm y tế của các cơ quan... đều được khám sức khỏe cho người lao động. Vì các cơ sở y tế ở tuyến dưới không khám kỹ, phía Malaysia lại không quy định phải tái khám sức khỏe người lao động khi đến Malaysia, nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người lao động có sức khỏe không bảo đảm nhưng vẫn được đi.
Sau 2005, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư quy định: chỉ có những bệnh viện đa khoa cấp 1 mới được khám sức khỏe cho người lao động đi làm việc tại Malaysia. Nhờ thế, tỷ lệ lao động chết đã giảm đi rất nhiều.
Còn nguyên nhân người lao động chưa quen với phong tục tập quán, thưa ông?
Bên cạnh lý do sức khỏe kém, một nguyên nhân quan trọng nữa là người lao động không hiểu phong tục tập quán của bạn nên nhiều người đã chết do tai nạn giao thông, do đột tử...
Cụ thể như, quy định giao thông Malaysia khác ta: ta quy định đi bên phải, bạn quy định đi bên trái, nhiều người lao động không thực hiện đúng nên bị tai nạn giao thông; hoặc như Malaysia gần như không uống rượu, trong khi người lao động ta lại có thói quen uống rượu, vì vậy đã uống rượu tự nấu - có nhiều độc tố.
Khi uống rượu xong, người lao động lại có thói quen tắm, rồi nằm ngủ dưới nền đất bật quạt số mạnh... nên dễ dẫn đến đột tử.
Theo thống kê, 1/3 trong số người lao động bị chết được xếp vào diện đột tử, đây là một dạng biến chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp. Ngoài ra, còn một tỷ lệ ít người lao động bị chết do uống rượu say rồi đánh nhau; hoặc bị các đối tượng xấu kích động sát hại lẫn nhau, bị sét đánh...
Dù nói gì đi nữa, nguyên nhân dẫn đến những cái chết này đều bắt nguồn từ yếu tố chủ quan, đó là việc sàng lọc lao động cũng như giáo dục định hướng cho người lao động không tốt? Mà đó là trách nhiệm của Cục Quản lý lao động ngoài nước, của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?
Chúng tôi không phủ nhận điều đó.
Ngay từ đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xác định nguyên nhân người lao động chết là do chưa quen với lối sống công nghiệp, coi thường quy trình của nhà máy, đi đứng thoải mái... khiến rủi ro cao. Nhưng không có chuyện người lao động phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, độc hại.
Tới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có biện pháp đột phá nào để sớm cải thiện tình hình?
Sẽ có một điểm rất mới trong việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, đó là Bộ Y tế phải đánh giá định kỳ sức khỏe của người lao động Việt Nam tại nước ngoài; thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài (quy định tại Nghị định 126).
Trên cơ sở này, 2 bộ Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp để triển khai chặt chẽ các quy định về khám sức khỏe cho người lao động, bảo đảm người lao động đủ sức khỏe mới được đi làm việc tại nước ngoài.
Chúng tôi đã chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phối hợp với các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cho người lao động trước khi đi, cũng như đặc biệt chú trọng khâu giáo dục định hướng, trang bị kiến thức về phong tục tập quán của thị trường cho người lao động.