Vì sao mafia Nhật không bị coi là bất hợp pháp?
Chỉ cần một cuốn danh bạ điện thoại là ai cũng có thể dễ dàng tìm được một địa chỉ của yazuka
Theo một số ước tính, Yamaguchi-Gumi, một trong những băng đảng mafia lớn nhất và khét tiếng nhất thế giới, kiếm hơn 6 tỷ USD mỗi năm từ buôn bán ma túy, bảo kê, cho vay nặng lãi, làm tiền từ bất động sản, và thậm chí là mua bán chứng khoán.
Một bài viết mới đây trên tờ Economist cho biết, năm 2015, băng đảng số 1 Nhật Bản này tròn 100 tuổi, và hơn 2.000 trong tổng số 23.400 thành viên của băng đã tách riêng. Điều này đã khiến cảnh sát Nhật lo ngại về điều tiếp theo có thể xảy ra. Hồi giữa thập niên 1980, một cuộc chiến nổ ra giữa các băng đảng mafia ở Nhật được cho là đã khiến hơn 20 người thiệt mạng.
Ngoài ra, địa vị thành viên của các yazuka - từ tiếng Nhật để chỉ các băng đảng tội phạm - không hề bất hợp pháp về mặt kỹ thuật.
Chỉ cần một cuốn danh bạ điện thoại là ai cũng có thể dễ dàng tìm được một địa chỉ của yazuka. Yamaguchi-Gumi - nhóm tội phạm giàu nhất Tokyo - có văn phòng nằm ở những con phố phía sau quận mua sắm Ginza hào nhoáng.
Một tấm biển tên bằng đồng gắn trên cửa giúp phân biệt giữa Yamaguchi-Gumi với Sumiyoshi-kai, một tổ chức tội phạm quy mô lớn khác. Các thành viên đầy đủ của nhóm đều có danh thiếp và đăng ký với cảnh sát. Một số thậm chí còn có kế hoạch lương hưu.
Yazuka ra đời khi những tên kẻ trộm và những kẻ ham mê bài bạc hợp thành những băng nhóm tội phạm ở thời Edo của Nhật, từ năm 1603-1868. Trong thời kỳ hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng ở nước này, các yazuka ngày càng ăn sâu bám rễ vào nền kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yazuka đã trở thành những tổ chức hùng mạnh trên thị trường “chợ đen”.
Thập niên 1960 là thời kỳ hoàng kim của các yazuka, với số thành viên lên tới khoảng 184.000. Thời đó, các yazuka có quan hệ mật thiết với các chính trị gia bảo thủ. Đảng Dân chủ Tự do (LDP), “gã khổng lồ” chính trị thời hậu chiến tranh của Nhật Bản, được cho là đã dùng yazuka để dẹp các tổ chức công đoàn và các cuộc biểu tình của cánh tả. Những mối quan hệ như vậy đến nay có thể vẫn chưa hoàn toàn mất đi.
Lịch sử có thể lý giải một phần nguyên nhân vì sao các yazuka không hoàn toàn bất hợp pháp. Tuy nhiên, một phần do sức ép từ Mỹ muốn Nhật Bản mạnh tay hơn tội phạm tài chính, yazuka đã bị siết chặt kiểm soát. Quy định được Chính phủ Nhật đưa ra vào năm 2012 cấm các công ty giao dịch kinh doanh với các yazuka. Các doanh nghiệp, từ ngân hàng tới cửa hàng nhỏ, buộc phải đảm bảo rằng khách hàng của họ không có quan hệ với tội phạm có tổ chức. Các phần tử yazuka không thể mở tài khoản ngân hàng.
Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn không có kế hoạch nào để quy định các băng yazuka là tội phạm. Theo chuyên gia Hiroki Allen, một người chuyên nghiên cứu yazuka, cảnh sát Nhật tin rằng làm vậy sẽ thúc đẩy thế giới ngầm tội phạm. Ít nhất thì hiện nay các yazuka vẫn được “điều tiết” và ít nhiều tuân thủ pháp luật, ông Allen nói. Thành viên yazuka thường đầu hàng cảnh sát bằng cách nghiêm chỉnh bước đi vào đồn.
“Nếu một thành viên làm điều gì đó xấu, người ta có thể gọi điện cho cấp trên của anh ta để xử lý”, ông Allen cho biết.
Việc các yazuka vẫn hoạt động giữa “thanh thiên bạch nhật” là điều “không thể tưởng tượng nổi” ở Mỹ hay châu Âu. Nhiều tạp chí, truyện tranh và phim ảnh Nhật thậm chí ca ngợi yazuka. Các thủ lĩnh yazuka được coi như người nổi tiếng.
Tuy nhiên, năm 2015, số thành viên các băng yazuka đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 53.500, khiến các yazuka phải thuê những tên tội phạm tự do không có hồ sơ cảnh sát để làm những công việc “cơ bắp”. Nhiều phần tử cốt cán của các yazuka đã chuyển từ những công việc “làm tiền” truyền thống sang hình thức tội phạm tài chính tinh vi, khó phát hiện.
Yazuka tham gia vào việc làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất-sóng thần hồi năm 2011. Các băng đảng này cũng được cho là tìm cách “kiếm đậm” từ các hoạt động xây dựng và giải trí trước Thế vận hội Tokyo 2020.
Theo Economist, chỉ cần bạo lực giữa các nhóm yazuka không bị lan ra đường phố, không ai cho rằng yazuka sẽ biến mất khỏi Nhật. Có vẻ như Nhật Bản thà để tội phạm có tổ chức hoạt động, còn hơn là đối mặt với sự vô tổ chức của tội phạm.
Một bài viết mới đây trên tờ Economist cho biết, năm 2015, băng đảng số 1 Nhật Bản này tròn 100 tuổi, và hơn 2.000 trong tổng số 23.400 thành viên của băng đã tách riêng. Điều này đã khiến cảnh sát Nhật lo ngại về điều tiếp theo có thể xảy ra. Hồi giữa thập niên 1980, một cuộc chiến nổ ra giữa các băng đảng mafia ở Nhật được cho là đã khiến hơn 20 người thiệt mạng.
Ngoài ra, địa vị thành viên của các yazuka - từ tiếng Nhật để chỉ các băng đảng tội phạm - không hề bất hợp pháp về mặt kỹ thuật.
Chỉ cần một cuốn danh bạ điện thoại là ai cũng có thể dễ dàng tìm được một địa chỉ của yazuka. Yamaguchi-Gumi - nhóm tội phạm giàu nhất Tokyo - có văn phòng nằm ở những con phố phía sau quận mua sắm Ginza hào nhoáng.
Một tấm biển tên bằng đồng gắn trên cửa giúp phân biệt giữa Yamaguchi-Gumi với Sumiyoshi-kai, một tổ chức tội phạm quy mô lớn khác. Các thành viên đầy đủ của nhóm đều có danh thiếp và đăng ký với cảnh sát. Một số thậm chí còn có kế hoạch lương hưu.
Yazuka ra đời khi những tên kẻ trộm và những kẻ ham mê bài bạc hợp thành những băng nhóm tội phạm ở thời Edo của Nhật, từ năm 1603-1868. Trong thời kỳ hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng ở nước này, các yazuka ngày càng ăn sâu bám rễ vào nền kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, yazuka đã trở thành những tổ chức hùng mạnh trên thị trường “chợ đen”.
Thập niên 1960 là thời kỳ hoàng kim của các yazuka, với số thành viên lên tới khoảng 184.000. Thời đó, các yazuka có quan hệ mật thiết với các chính trị gia bảo thủ. Đảng Dân chủ Tự do (LDP), “gã khổng lồ” chính trị thời hậu chiến tranh của Nhật Bản, được cho là đã dùng yazuka để dẹp các tổ chức công đoàn và các cuộc biểu tình của cánh tả. Những mối quan hệ như vậy đến nay có thể vẫn chưa hoàn toàn mất đi.
Lịch sử có thể lý giải một phần nguyên nhân vì sao các yazuka không hoàn toàn bất hợp pháp. Tuy nhiên, một phần do sức ép từ Mỹ muốn Nhật Bản mạnh tay hơn tội phạm tài chính, yazuka đã bị siết chặt kiểm soát. Quy định được Chính phủ Nhật đưa ra vào năm 2012 cấm các công ty giao dịch kinh doanh với các yazuka. Các doanh nghiệp, từ ngân hàng tới cửa hàng nhỏ, buộc phải đảm bảo rằng khách hàng của họ không có quan hệ với tội phạm có tổ chức. Các phần tử yazuka không thể mở tài khoản ngân hàng.
Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn không có kế hoạch nào để quy định các băng yazuka là tội phạm. Theo chuyên gia Hiroki Allen, một người chuyên nghiên cứu yazuka, cảnh sát Nhật tin rằng làm vậy sẽ thúc đẩy thế giới ngầm tội phạm. Ít nhất thì hiện nay các yazuka vẫn được “điều tiết” và ít nhiều tuân thủ pháp luật, ông Allen nói. Thành viên yazuka thường đầu hàng cảnh sát bằng cách nghiêm chỉnh bước đi vào đồn.
“Nếu một thành viên làm điều gì đó xấu, người ta có thể gọi điện cho cấp trên của anh ta để xử lý”, ông Allen cho biết.
Việc các yazuka vẫn hoạt động giữa “thanh thiên bạch nhật” là điều “không thể tưởng tượng nổi” ở Mỹ hay châu Âu. Nhiều tạp chí, truyện tranh và phim ảnh Nhật thậm chí ca ngợi yazuka. Các thủ lĩnh yazuka được coi như người nổi tiếng.
Tuy nhiên, năm 2015, số thành viên các băng yazuka đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 53.500, khiến các yazuka phải thuê những tên tội phạm tự do không có hồ sơ cảnh sát để làm những công việc “cơ bắp”. Nhiều phần tử cốt cán của các yazuka đã chuyển từ những công việc “làm tiền” truyền thống sang hình thức tội phạm tài chính tinh vi, khó phát hiện.
Yazuka tham gia vào việc làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất-sóng thần hồi năm 2011. Các băng đảng này cũng được cho là tìm cách “kiếm đậm” từ các hoạt động xây dựng và giải trí trước Thế vận hội Tokyo 2020.
Theo Economist, chỉ cần bạo lực giữa các nhóm yazuka không bị lan ra đường phố, không ai cho rằng yazuka sẽ biến mất khỏi Nhật. Có vẻ như Nhật Bản thà để tội phạm có tổ chức hoạt động, còn hơn là đối mặt với sự vô tổ chức của tội phạm.