Vì sao ngân hàng Trung Quốc bỏ dự hội nghị IMF, WB?
Các ngân hàng Trung Quốc đã xin rút khỏi những sự kiện liên quan tới các hội nghị thường niên của IMF và WB
Trang tin tài chính Dow Jones Newswires của Mỹ cho biết, các ngân hàng Trung Quốc đã rút khỏi những sự kiện liên quan tới các hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), dự kiến diễn ra tại Nhật Bản vào tuần tới.
Theo Dow Jones Newswires, Ngân hàng Giao thông Trung Quốc đã rút khỏi các sự kiện liên quan, còn Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cho biết các nhân viên của họ "gặp một số vướng mắc về lịch trình" nên không thể tham dự các cuộc hội nghị trên. Trong khi, Ngân hàng Trung Quốc chưa quyết định có cử đại diện tham dự các hội nghị của IMF hay không.
Dow Jones Newswires nhận định, mặc dù các ngân hàng trên không đưa ra nguyên nhân cụ thể, nhưng nhiều khả năng có liên quan tới vụ tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Và đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy vụ tranh chấp đã ảnh hưởng lớn hơn tới quan hệ song phương và giờ là quan hệ đa phương.
Trang tin cũng dẫn lời một quan chức thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh tại thủ đô Tokyo giải thích: "Rõ ràng đây là quan hệ Trung-Nhật". Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc hiện vẫn đang tài trợ và tham gia một hội nghị của Viện Tài chính Quốc tế, dự kiến sẽ diễn ra bên lề hội nghị của IMF và WB tại thủ đô Tokyo trong tuần tới đây.
Đài RFI của Pháp cho biết, phát biểu trước báo giới về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản - ông Takehino Nakao đã tỏ ý thất vọng về việc trước sự kiện đã có "một vài quyết định hủy bỏ". Theo ông, quan hệ kinh tế và tài chính Nhật - Trung là một vấn đề thiết yếu, và "không nên để khó khăn trên mặt chính trị ảnh hưởng đến quan hệ này".
Tuy nhiên, ông Takehino Nakao cũng thông báo là không có một đại diện nào của Bộ Tài chính hay của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hủy bỏ chuyến đến họp ở Tokyo.
Hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng những cuộc họp bên lề là cuộc tập hợp hàng năm lớn nhất của giới lãnh đạo tài chính, kinh tế và ngân hàng trên thế giới. Ban tổ chức dự kiến đón 20.000 khách, đến tham dự các cuộc họp hay bàn tròn, hội thảo... kéo dài trong sáu ngày, kể từ ngày mùng 9/10 tại thủ đô Nhật Bản.
Hôm 2/10, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đã lên tiếng kêu gọi hai đầu tàu kinh tế châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng liên quan tới vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước, đồng thời nhấn mạnh rằng nền kinh tế thế giới ảm đạm hiện nay cần "hai người khổng lồ Châu Á" này hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
Phát biểu từ Washington, người đứng đầu IMF cho rằng, tình hình nền kinh tế toàn cầu hiện nay rất cần cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc can dự một cách đầy đủ. Bà hối thúc hai nước cùng nhau nỗ lực tìm ra điểm chung để giải quyết được vấn đề tranh chấp. Theo bà, "việc cùng tồn tại đòi hỏi hai nước láng giềng thể hiện nhân nhượng ở mức độ nào đó".
Theo giới quan sát, cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hiện đã có tác động lớn về mặt kinh tế, nhất là đối với Nhật Bản. Các sản phẩm hàng hóa của Nhật Bản, đặc biệt là xe hơi, bán ra tại Trung Quốc đã giảm hẳn trong mấy tuần qua, trong lúc Bắc Kinh cho kiểm tra gay gắt hàng nhập từ Nhật ở các cảng Trung Quốc.
Hôm qua (3/10), Nhật Bản đã tiếp tục gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc, sau khi Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản phát hiện được ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc lại đi vào khu vực vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư. Tàu tuần tra Nhật đã yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển, song không nhận được tín hiệu phản hồi.
Từ Tokyo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba tuyên bố, "tôi kêu gọi phía Trung Quốc kiềm chế để chúng ta có thể liên lạc hiệu quả và tiến hành cuộc đối thoại trong bầu không khí hòa bình".
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết các tàu hải giám của nước này sẽ tiếp tục tuần tra trên vùng biển ngoài khơi quần đảo tranh chấp. Tuyên bố này được cho là để giải tỏa nghi ngờ sau khi giới truyền thông Trung Quốc đưa tin các nhân vật cánh hữu Nhật Bản đã vào vùng biển ngoài khơi quần đảo trên trong ngày 3/10.
Chưa hết, cũng trong ngày 3/10, tạp chí Focus dẫn lời tân Đại sứ Trung Quốc tại Niger, Shi Hu cho hay, việc Chính phủ Nhật Bản mua lại và có ý định quốc hữu hóa quần đảo trên là "hoàn toàn bất hợp pháp, không có giá trị và không thể làm thay đổi sự thật về việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc, cũng như chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này".
Theo nhân vật này, Trung Quốc "mong muốn hòa bình" nhưng nếu Nhật Bản "cứ kiên quyết làm theo ý mình thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi vấn đề có thể xảy ra". Thậm chí, Đại sứ Trung Quốc còn đưa ra cảnh báo chiến tranh có thể nổ ra "giữa hai người khổng lồ" và điều đó sẽ là "thảm họa đối với vùng Đông Á cũng như nền kinh tế thế giới.
Theo Dow Jones Newswires, Ngân hàng Giao thông Trung Quốc đã rút khỏi các sự kiện liên quan, còn Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cho biết các nhân viên của họ "gặp một số vướng mắc về lịch trình" nên không thể tham dự các cuộc hội nghị trên. Trong khi, Ngân hàng Trung Quốc chưa quyết định có cử đại diện tham dự các hội nghị của IMF hay không.
Dow Jones Newswires nhận định, mặc dù các ngân hàng trên không đưa ra nguyên nhân cụ thể, nhưng nhiều khả năng có liên quan tới vụ tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Và đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy vụ tranh chấp đã ảnh hưởng lớn hơn tới quan hệ song phương và giờ là quan hệ đa phương.
Trang tin cũng dẫn lời một quan chức thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc chi nhánh tại thủ đô Tokyo giải thích: "Rõ ràng đây là quan hệ Trung-Nhật". Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc hiện vẫn đang tài trợ và tham gia một hội nghị của Viện Tài chính Quốc tế, dự kiến sẽ diễn ra bên lề hội nghị của IMF và WB tại thủ đô Tokyo trong tuần tới đây.
Đài RFI của Pháp cho biết, phát biểu trước báo giới về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản - ông Takehino Nakao đã tỏ ý thất vọng về việc trước sự kiện đã có "một vài quyết định hủy bỏ". Theo ông, quan hệ kinh tế và tài chính Nhật - Trung là một vấn đề thiết yếu, và "không nên để khó khăn trên mặt chính trị ảnh hưởng đến quan hệ này".
Tuy nhiên, ông Takehino Nakao cũng thông báo là không có một đại diện nào của Bộ Tài chính hay của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hủy bỏ chuyến đến họp ở Tokyo.
Hội nghị thường niên của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng những cuộc họp bên lề là cuộc tập hợp hàng năm lớn nhất của giới lãnh đạo tài chính, kinh tế và ngân hàng trên thế giới. Ban tổ chức dự kiến đón 20.000 khách, đến tham dự các cuộc họp hay bàn tròn, hội thảo... kéo dài trong sáu ngày, kể từ ngày mùng 9/10 tại thủ đô Nhật Bản.
Hôm 2/10, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đã lên tiếng kêu gọi hai đầu tàu kinh tế châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng liên quan tới vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước, đồng thời nhấn mạnh rằng nền kinh tế thế giới ảm đạm hiện nay cần "hai người khổng lồ Châu Á" này hỗ trợ tăng trưởng bền vững.
Phát biểu từ Washington, người đứng đầu IMF cho rằng, tình hình nền kinh tế toàn cầu hiện nay rất cần cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc can dự một cách đầy đủ. Bà hối thúc hai nước cùng nhau nỗ lực tìm ra điểm chung để giải quyết được vấn đề tranh chấp. Theo bà, "việc cùng tồn tại đòi hỏi hai nước láng giềng thể hiện nhân nhượng ở mức độ nào đó".
Theo giới quan sát, cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hiện đã có tác động lớn về mặt kinh tế, nhất là đối với Nhật Bản. Các sản phẩm hàng hóa của Nhật Bản, đặc biệt là xe hơi, bán ra tại Trung Quốc đã giảm hẳn trong mấy tuần qua, trong lúc Bắc Kinh cho kiểm tra gay gắt hàng nhập từ Nhật ở các cảng Trung Quốc.
Hôm qua (3/10), Nhật Bản đã tiếp tục gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc, sau khi Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản phát hiện được ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc lại đi vào khu vực vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/ Điếu Ngư. Tàu tuần tra Nhật đã yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển, song không nhận được tín hiệu phản hồi.
Từ Tokyo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba tuyên bố, "tôi kêu gọi phía Trung Quốc kiềm chế để chúng ta có thể liên lạc hiệu quả và tiến hành cuộc đối thoại trong bầu không khí hòa bình".
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết các tàu hải giám của nước này sẽ tiếp tục tuần tra trên vùng biển ngoài khơi quần đảo tranh chấp. Tuyên bố này được cho là để giải tỏa nghi ngờ sau khi giới truyền thông Trung Quốc đưa tin các nhân vật cánh hữu Nhật Bản đã vào vùng biển ngoài khơi quần đảo trên trong ngày 3/10.
Chưa hết, cũng trong ngày 3/10, tạp chí Focus dẫn lời tân Đại sứ Trung Quốc tại Niger, Shi Hu cho hay, việc Chính phủ Nhật Bản mua lại và có ý định quốc hữu hóa quần đảo trên là "hoàn toàn bất hợp pháp, không có giá trị và không thể làm thay đổi sự thật về việc Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc, cũng như chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo này".
Theo nhân vật này, Trung Quốc "mong muốn hòa bình" nhưng nếu Nhật Bản "cứ kiên quyết làm theo ý mình thì sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi vấn đề có thể xảy ra". Thậm chí, Đại sứ Trung Quốc còn đưa ra cảnh báo chiến tranh có thể nổ ra "giữa hai người khổng lồ" và điều đó sẽ là "thảm họa đối với vùng Đông Á cũng như nền kinh tế thế giới.