Vì sao người phụ nữ giàu nhất thế giới bị ghét?
Có nhiều lý do khác ngoài những phát ngôn "thẳng như ruột ngựa" khiến "bà hoàng" ngành khai mỏ Australia bị dư luận ghét
Với những phát ngôn “thẳng ruột ngựa” và vụ tranh chấp tài sản với các con đẻ, “bà hoàng” ngành khai mỏ Georgina Hope “Gina” Rinehart của Australia liên tục bị dư luận và giới truyền thông “ném đá”. Tuy nhiên, còn có nhiều lý do khác khiến nữ tỷ phú này bị ghét.
Theo trang Business Insider, bà Rinehart là người con duy nhất của “đại gia” quặng sắt Lang Hancock của xứ chuột túi. Bà sở hữu 3/4 hãng khai mỏ khổng lồ Hancock Prospecting thừa kế từ người cha quá cố vào năm 1992. Nhờ tốc độ phát triển bùng nổ của ngành khai khoáng Australia và giá nguyên vật liệu toàn cầu gia tăng, bà đã nhanh chóng phất lên và trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của nước này vào năm 2011.
Với giá trị tải sản ở mức 19,5 tỷ USD, bà Rinehart hiện đứng ở vị trí thứ 30 trong xếp hạng tỷ phú thế giới của hãng tin tài chính Bloomberg, đồng thời là người phụ nữ giàu nhất thế giới. Có nhiều dự báo cho rằng, bà sẽ sớm vươn lên trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới, vượt các tỷ phú là nam giới như Carlos Slim, Bill Gates hay Warren Buffett…
Cho tới gần đây, đời tư của nữ tỷ phú 58 tuổi này vẫn là một bí ẩn. Mặc dù vậy, mấy tháng trở lại đây, bà Rinehart đã nổi lên thành một nhân vật được giới truyền thông để ý bởi những phát ngôn khó “đụng hàng” trong làng tỷ phú thế giới.
Tháng 8 vừa qua, dư luận Australia “dậy sóng” sau khi tạp chí Australian Resources and Investment của nước này đăng một bài viết có nhận định của bà Rinehart cho rằng, những người nghèo khó là lười nhác và đang ghen tị với những người giàu có như bà. “Nếu các bạn ghen tị với những người có nhiều tiền hơn, đừng ngồi đó và phàn nàn nữa, hãy làm một việc gì đó để tự kiếm thêm tiền cho bản thân. Hãy dành ít thời gian cho rượu chè, hút thuốc và tán gẫu đi. Dành nhiều thời gian làm việc vào”, bà Rinehart nói.
Thậm chí Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia là ông Wayne Swan đã lên tiếng phản ứng rằng, phát ngôn trên của bà Rinehart “là một sự xúc phạm đối với hàng triệu người lao động Australia đang làm việc cật lực để có tiền nuôi con và thanh toán các hóa đơn”.
Tưởng rằng bà Rinehart đã rút kinh nghiệm, nhưng không. Sau đó không lâu, dư luận và truyền thông lại nổi giận khi bà kêu gọi cắt giảm lương của công nhân làm việc tại các mỏ khoáng sản của Australia.
Trong một đoạn video đăng tải mới đây trên website của Câu lạc bộ khai mỏ Sydney, bà Rinehart nói rằng, công nhân khai mỏ Australia cần phải bị cắt giảm lương để giúp ngành khai mỏ của xứ chuột túi trở nên cạnh tranh hơn với lĩnh vực này ở Nam Phi, nơi công nhân khai mỏ chỉ nhận lương chỉ 2 USD/ngày. Theo quan điểm của bà Rinehart, Australia đã trở thành một địa chỉ với chi phí quá cao cho ngành khai mỏ.
Theo ước tính, nữ tỷ phú này kiếm được 1 triệu USD mỗi nửa giờ đồng hồ. Nhưng xem ra, bà rất “hà tiện” với những người lao động cực nhọc ở các khu mỏ.
Đó là những phát ngôn gây bất bình của bà Rinehart thời gian gần đây. Trên thực tế, từ năm 2010, bà đã nổi lên thành một nhân vật gây chú ý khi đưa ra lập trường của bà về chính sách thuế. Khi đó, dù vẫn là một nữ “đại gia” kín đáo, Rinehart đã gia nhập vào một chiến dịch của đảng Lao động Australia nhằm phản đối chính sách “siêu thuế” đánh vào ngành khai mỏ. Trong chiến dịch này, bà được cho là đã nhảy nhót trên một chiếc xe tải từng thuộc về người cha giàu có quá cố và liên tục hét toáng vào loa rằng “Hãy hủy bỏ loại thuế đó!”, cho tới khi giọng khàn đặc.
Tuy nhiên, loại thuế này đã có hiệu lực vào tháng 7 vừa qua, với thuế suất 30% đánh vào “siêu lợi nhuận” của lĩnh vực khai mỏ than và quặng sắt ở Australia, áp dụng đối với các công ty có lợi nhuận hàng năm từ 75% trở lên. Bà Rinehart thì cho rằng, loại thuế này sẽ làm mất đi những khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD.
Bà Rinehart cũng bị ghét bởi bà chia sẻ nhiều quan điểm chính trị với người cha quá cố Lang Hancock, bao gồm những ý tưởng gây tranh cãi về việc chia đất nước Australia làm hai phần. Nữ tỷ phú cho biết, bà muốn chia Australia bằng một đường ranh giới ở chính giữa và tin rằng, cách làm này sẽ giúp Australia tránh khỏi ảnh hưởng từ các cuộc suy thoái ở châu Âu và Mỹ.
Thậm chí, bà Rinehart còn viết cả một… bài thơ khá dài về việc chia Australia làm đôi. Bà cũng muốn khu vực phía Bắc sẽ áp dụng các chính sách thân thiện với ngành khai mỏ bằng cách cắt giảm thuế và có luật nhập cư lỏng lẻo hơn để cho phép lao động nước ngoài giá rẻ vào Australia.
Nữ tỷ phú khai mỏ này là một người không tin rằng biến đổi khí hậu là có thật. Và đây là một lý do khác khiến bà bị “ném đá”. “Tôi chưa thấy có bằng chứng khoa học nào khiến tôi phải tin rằng, nếu một lượng rất rất nhỏ carbon dioxide trong khí quyển, khoảng 0,83%, tăng lên lại có thể dẫn tới sự nóng lên toàn cầu”, bà Rinehart phát biểu trên tạp chí Australian Resource and Investment. Bà cũng cho rằng, thuế carbon mà Chính phủ Australia áp dụng là một cách lãng phí tiền.
Giới quan sát cho rằng, bà Rinehart đã có một số động thái nhằm kiểm soát cách nhìn của dư luận đối với bà, nhưng không thành công. Năm 2010, nữ tỷ phú chi 285 triệu USD để thâu tóm cổ phần 18,6% của Fairfax Media, công ty sở hữu một số tờ báo hàng đầu Australia như Sydney Morning Herald, Age in Melbourne, và Australian Financial Revie, cùng một loạt kênh phát thanh.
Theo đồn đoán thì động thái này của bà Rinehart là nhằm buộc các tờ báo này phải nói tốt về bà. Mặc dù vậy, nỗ lực của bà Rinehart nhằm mua 3 ghế trong Hội đồng quản trị và khả năng sa thải các biên tập viên đã bị Fairfax từ chối. Kể từ đó, bà Rinehart liên tục bán tháo số cổ phần mà bà đã mua trong công ty này.
Đời tư của bà Rinehart cũng gây nhiều tranh cãi. Bà bị cho là đã châm ngòi cho một cuộc đấu đá kéo dài suốt 11 năm với bà mẹ kế từng một thời là người giúp việc của gia đình.
Chuyện là, sau khi mẹ bà Rinehart qua đời vào năm 1983, bà đã thuê một nữ giúp việc có tên Rose Lacson. Tuy nhiên, ngay sau đó, bà giúp việc này trở thành nhân tình của cha bà Rinehart là ông Hancock và kết hôn với ông chủ vào năm 1985. Khi ông Hancock mất vào năm 1992, bà Gina đã cáo buộc mẹ kế giết hại cha mình. Tuy nhiên, vào năm 1993, cảnh sát kết luận rằng, ông Hancock chết vì nguyên nhân tự nhiên.
Nói về cha của bà Rinehart, đó là một người khi còn sống có nhiều phát ngôn mang tính phân biệt chủng tộc, coi thường thổ dân Australia. Tuy nhiên, bà Rinehart rất có thể có một người chị cùng cha khác mẹ là người gốc thổ dân. Theo tờ Telegraph của Anh, trước khi gặp mẹ bà Gina, ông Hancock có thể đã có quan hệ tình cảm với một phụ nữ thổ dân và sinh ra bà Hilda Kickett. Bà Kickett tuyên bố có bằng chứng AND chứng minh mối quan hệ cha con với ông Hancock, nhưng bà Rinehart một mực phủ nhận.
Gần đây, giới truyền thông liên tục thông tin về cuộc chiến pháp lý xung quanh vấn đề tranh chấp tài sản giữa bà Rinehart với 3 trong số 4 người con đẻ. Từ năm 1992 tới nay, bà Rinehart là người duy nhất quản lý quỹ ủy thác Hope Margaret Hancock Trust mà ông Lang Hancock lập nên cho các cháu ngoại của mình trước khi ông qua đời.
Ông Hancock để lại di chúc nói rằng, quỹ này sẽ được trao cho các cháu ngoại vào ngày mà cô con gái út của bà Rinehart tròn 25 tuổi. Tuy nhiên, trước khi con gái út tròn 25 tuổi, bà Rinehart đã gửi email cho các con và nói rằng, bà đã dời ngày chuyển lại quỹ cho các con vào năm 2068 và tiếp tục giữ vai trò người quản lý duy nhất của quỹ này. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ quản lý tài sản của các con cho tới bà 114 tuổi.
Ba người con lớn của bà Rinehart tìm mọi cách để “loại” mẹ khỏi quỹ của ông ngoại để lại cho họ. Duy chỉ có cô con gái út là đứng về phía bà.
Bà Rinehart đã tìm cách giấu kín vụ việc, nhưng tòa án Australia đã công bố thông tin về vụ tranh chấp tài sản của mẹ con bà vào tháng 3 vừa qua. Tài liệu của tòa cho thấy, mẹ con bà Rinehart đã dùng những từ ngữ không mấy hay ho để nói về nhau. Nữ tỷ phú gọi các con mình là “những kẻ lười biếng”, thiếu kỹ năng quản lý tài sản. Trong khi các con bà gọi mẹ mình là người hành xử gian dối, “hoàn toàn thiếu trung thực”.
Cuối tháng 4 vừa rồi, bà Rinehart đã mở quỹ để các con có thể truy cập tài khoản, nhưng các con bà vẫn chần chừ động đến khoản tiền này, vì nếu họ rút tài sản, họ sẽ bị đánh thuế 253 triệu USD mỗi người.
Theo trang Business Insider, bà Rinehart là người con duy nhất của “đại gia” quặng sắt Lang Hancock của xứ chuột túi. Bà sở hữu 3/4 hãng khai mỏ khổng lồ Hancock Prospecting thừa kế từ người cha quá cố vào năm 1992. Nhờ tốc độ phát triển bùng nổ của ngành khai khoáng Australia và giá nguyên vật liệu toàn cầu gia tăng, bà đã nhanh chóng phất lên và trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của nước này vào năm 2011.
Với giá trị tải sản ở mức 19,5 tỷ USD, bà Rinehart hiện đứng ở vị trí thứ 30 trong xếp hạng tỷ phú thế giới của hãng tin tài chính Bloomberg, đồng thời là người phụ nữ giàu nhất thế giới. Có nhiều dự báo cho rằng, bà sẽ sớm vươn lên trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới, vượt các tỷ phú là nam giới như Carlos Slim, Bill Gates hay Warren Buffett…
Cho tới gần đây, đời tư của nữ tỷ phú 58 tuổi này vẫn là một bí ẩn. Mặc dù vậy, mấy tháng trở lại đây, bà Rinehart đã nổi lên thành một nhân vật được giới truyền thông để ý bởi những phát ngôn khó “đụng hàng” trong làng tỷ phú thế giới.
Tháng 8 vừa qua, dư luận Australia “dậy sóng” sau khi tạp chí Australian Resources and Investment của nước này đăng một bài viết có nhận định của bà Rinehart cho rằng, những người nghèo khó là lười nhác và đang ghen tị với những người giàu có như bà. “Nếu các bạn ghen tị với những người có nhiều tiền hơn, đừng ngồi đó và phàn nàn nữa, hãy làm một việc gì đó để tự kiếm thêm tiền cho bản thân. Hãy dành ít thời gian cho rượu chè, hút thuốc và tán gẫu đi. Dành nhiều thời gian làm việc vào”, bà Rinehart nói.
Thậm chí Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia là ông Wayne Swan đã lên tiếng phản ứng rằng, phát ngôn trên của bà Rinehart “là một sự xúc phạm đối với hàng triệu người lao động Australia đang làm việc cật lực để có tiền nuôi con và thanh toán các hóa đơn”.
Tưởng rằng bà Rinehart đã rút kinh nghiệm, nhưng không. Sau đó không lâu, dư luận và truyền thông lại nổi giận khi bà kêu gọi cắt giảm lương của công nhân làm việc tại các mỏ khoáng sản của Australia.
Trong một đoạn video đăng tải mới đây trên website của Câu lạc bộ khai mỏ Sydney, bà Rinehart nói rằng, công nhân khai mỏ Australia cần phải bị cắt giảm lương để giúp ngành khai mỏ của xứ chuột túi trở nên cạnh tranh hơn với lĩnh vực này ở Nam Phi, nơi công nhân khai mỏ chỉ nhận lương chỉ 2 USD/ngày. Theo quan điểm của bà Rinehart, Australia đã trở thành một địa chỉ với chi phí quá cao cho ngành khai mỏ.
Theo ước tính, nữ tỷ phú này kiếm được 1 triệu USD mỗi nửa giờ đồng hồ. Nhưng xem ra, bà rất “hà tiện” với những người lao động cực nhọc ở các khu mỏ.
Đó là những phát ngôn gây bất bình của bà Rinehart thời gian gần đây. Trên thực tế, từ năm 2010, bà đã nổi lên thành một nhân vật gây chú ý khi đưa ra lập trường của bà về chính sách thuế. Khi đó, dù vẫn là một nữ “đại gia” kín đáo, Rinehart đã gia nhập vào một chiến dịch của đảng Lao động Australia nhằm phản đối chính sách “siêu thuế” đánh vào ngành khai mỏ. Trong chiến dịch này, bà được cho là đã nhảy nhót trên một chiếc xe tải từng thuộc về người cha giàu có quá cố và liên tục hét toáng vào loa rằng “Hãy hủy bỏ loại thuế đó!”, cho tới khi giọng khàn đặc.
Tuy nhiên, loại thuế này đã có hiệu lực vào tháng 7 vừa qua, với thuế suất 30% đánh vào “siêu lợi nhuận” của lĩnh vực khai mỏ than và quặng sắt ở Australia, áp dụng đối với các công ty có lợi nhuận hàng năm từ 75% trở lên. Bà Rinehart thì cho rằng, loại thuế này sẽ làm mất đi những khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD.
Bà Rinehart cũng bị ghét bởi bà chia sẻ nhiều quan điểm chính trị với người cha quá cố Lang Hancock, bao gồm những ý tưởng gây tranh cãi về việc chia đất nước Australia làm hai phần. Nữ tỷ phú cho biết, bà muốn chia Australia bằng một đường ranh giới ở chính giữa và tin rằng, cách làm này sẽ giúp Australia tránh khỏi ảnh hưởng từ các cuộc suy thoái ở châu Âu và Mỹ.
Thậm chí, bà Rinehart còn viết cả một… bài thơ khá dài về việc chia Australia làm đôi. Bà cũng muốn khu vực phía Bắc sẽ áp dụng các chính sách thân thiện với ngành khai mỏ bằng cách cắt giảm thuế và có luật nhập cư lỏng lẻo hơn để cho phép lao động nước ngoài giá rẻ vào Australia.
Nữ tỷ phú khai mỏ này là một người không tin rằng biến đổi khí hậu là có thật. Và đây là một lý do khác khiến bà bị “ném đá”. “Tôi chưa thấy có bằng chứng khoa học nào khiến tôi phải tin rằng, nếu một lượng rất rất nhỏ carbon dioxide trong khí quyển, khoảng 0,83%, tăng lên lại có thể dẫn tới sự nóng lên toàn cầu”, bà Rinehart phát biểu trên tạp chí Australian Resource and Investment. Bà cũng cho rằng, thuế carbon mà Chính phủ Australia áp dụng là một cách lãng phí tiền.
Giới quan sát cho rằng, bà Rinehart đã có một số động thái nhằm kiểm soát cách nhìn của dư luận đối với bà, nhưng không thành công. Năm 2010, nữ tỷ phú chi 285 triệu USD để thâu tóm cổ phần 18,6% của Fairfax Media, công ty sở hữu một số tờ báo hàng đầu Australia như Sydney Morning Herald, Age in Melbourne, và Australian Financial Revie, cùng một loạt kênh phát thanh.
Theo đồn đoán thì động thái này của bà Rinehart là nhằm buộc các tờ báo này phải nói tốt về bà. Mặc dù vậy, nỗ lực của bà Rinehart nhằm mua 3 ghế trong Hội đồng quản trị và khả năng sa thải các biên tập viên đã bị Fairfax từ chối. Kể từ đó, bà Rinehart liên tục bán tháo số cổ phần mà bà đã mua trong công ty này.
Đời tư của bà Rinehart cũng gây nhiều tranh cãi. Bà bị cho là đã châm ngòi cho một cuộc đấu đá kéo dài suốt 11 năm với bà mẹ kế từng một thời là người giúp việc của gia đình.
Chuyện là, sau khi mẹ bà Rinehart qua đời vào năm 1983, bà đã thuê một nữ giúp việc có tên Rose Lacson. Tuy nhiên, ngay sau đó, bà giúp việc này trở thành nhân tình của cha bà Rinehart là ông Hancock và kết hôn với ông chủ vào năm 1985. Khi ông Hancock mất vào năm 1992, bà Gina đã cáo buộc mẹ kế giết hại cha mình. Tuy nhiên, vào năm 1993, cảnh sát kết luận rằng, ông Hancock chết vì nguyên nhân tự nhiên.
Nói về cha của bà Rinehart, đó là một người khi còn sống có nhiều phát ngôn mang tính phân biệt chủng tộc, coi thường thổ dân Australia. Tuy nhiên, bà Rinehart rất có thể có một người chị cùng cha khác mẹ là người gốc thổ dân. Theo tờ Telegraph của Anh, trước khi gặp mẹ bà Gina, ông Hancock có thể đã có quan hệ tình cảm với một phụ nữ thổ dân và sinh ra bà Hilda Kickett. Bà Kickett tuyên bố có bằng chứng AND chứng minh mối quan hệ cha con với ông Hancock, nhưng bà Rinehart một mực phủ nhận.
Gần đây, giới truyền thông liên tục thông tin về cuộc chiến pháp lý xung quanh vấn đề tranh chấp tài sản giữa bà Rinehart với 3 trong số 4 người con đẻ. Từ năm 1992 tới nay, bà Rinehart là người duy nhất quản lý quỹ ủy thác Hope Margaret Hancock Trust mà ông Lang Hancock lập nên cho các cháu ngoại của mình trước khi ông qua đời.
Ông Hancock để lại di chúc nói rằng, quỹ này sẽ được trao cho các cháu ngoại vào ngày mà cô con gái út của bà Rinehart tròn 25 tuổi. Tuy nhiên, trước khi con gái út tròn 25 tuổi, bà Rinehart đã gửi email cho các con và nói rằng, bà đã dời ngày chuyển lại quỹ cho các con vào năm 2068 và tiếp tục giữ vai trò người quản lý duy nhất của quỹ này. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ quản lý tài sản của các con cho tới bà 114 tuổi.
Ba người con lớn của bà Rinehart tìm mọi cách để “loại” mẹ khỏi quỹ của ông ngoại để lại cho họ. Duy chỉ có cô con gái út là đứng về phía bà.
Bà Rinehart đã tìm cách giấu kín vụ việc, nhưng tòa án Australia đã công bố thông tin về vụ tranh chấp tài sản của mẹ con bà vào tháng 3 vừa qua. Tài liệu của tòa cho thấy, mẹ con bà Rinehart đã dùng những từ ngữ không mấy hay ho để nói về nhau. Nữ tỷ phú gọi các con mình là “những kẻ lười biếng”, thiếu kỹ năng quản lý tài sản. Trong khi các con bà gọi mẹ mình là người hành xử gian dối, “hoàn toàn thiếu trung thực”.
Cuối tháng 4 vừa rồi, bà Rinehart đã mở quỹ để các con có thể truy cập tài khoản, nhưng các con bà vẫn chần chừ động đến khoản tiền này, vì nếu họ rút tài sản, họ sẽ bị đánh thuế 253 triệu USD mỗi người.