Vì sao nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay mua ngân hàng?
Việc một số cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong thời gian qua đang gây ra ngạc nhiên trong giới đầu tư
Việc một số cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong thời gian vừa qua đang gây ra nhiều ngạc nhiên trong giới đầu tư. Hoài nghi là tâm trạng chung của nhiều chuyên gia tài chính
Nền kinh tế Việt Nam chưa vượt qua những cơn sốc của lạm phát phi mã, lãi suất cao cũng như tình trạng rủi ro của hệ thống ngân hàng. Ngay cả khi tính thanh khoản ở các ngân hàng tạm thời được phục hồi, không có nghĩa là giai đoạn khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng đã qua.
Kết quả báo cáo tài chính quý 1 của các ngân hàng, đa số là vẫn có lãi lớn, chưa phản ánh được đúng tình trạng kinh doanh hiện tại của họ. Bởi nhiều ngân hàng cho biết, họ vẫn gặp khó khăn ở cả khâu huy động đầu vào lẫn tín dụng đầu ra…
Tuy nhiên các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán dường như đang đặt kỳ vọng lớn vào sự phục hồi của các ngân hàng.
Một loạt tin tốt về một số ngân hàng trong nước đã được tung ra trong những ngày qua: đó là việc hàng loạt ngân hàng nước ngoài trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng trong nước. Tổng cộng có 10 ngân hàng trong nước đã bán cổ phiếu cho các ngân hàng nước ngoài.
Trong đó, điển hình có việc HSBC nắm 20% cổ phần của Techcombank, cổ phần lớn nhất trong số các ngân hàng nước ngoài tham gia mua ngân hàng trong nước hiện nay. Ngoài ra, còn có Maybank mua 15% cổ phần của ngân hàng An Bình, Deutsche Bank mua 10% của Habubank, Societe Generale mua 10% của SeABank, ANZ nắm 10% của Sacombank, Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) mua 15% của Eximbank.
Đa số các bản tin không giải thích kỹ lịch sử và hoàn cảnh của các vụ mua bán này. Trước hết, phải khẳng định rằng đa số các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng trong nước đều có những bài toán chiến lược lâu dài, sử dụng hệ thống dịch vụ, mạng lưới và nhân viên có sẵn của các ngân hàng trong nước để làm bàn đạp phát triển cho họ tại Việt Nam.
Chẳng hạn, Deutsche Bank mua cổ phần của Habubank nhằm để phát triển dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam, trong khi HSBC muốn sử dụng Techcombank để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng.
Cũng vì đây là chiến lược đã được tính từ lâu, cho nên đa số các thoả thuận mua bán đã được thực hiện trước đó từ khá lâu. Cho đến khi các bên hoàn tất các thủ tục mua bán và công bố ra công chúng, thị trường đã thay đổi rất nhiều.
Vào thời điểm khó khăn nhất của các ngân hàng vào đầu tháng 7, không ít người ngạc nhiên khi thấy SMFG công bố việc mua 15% cổ phần của Eximbank với giá 225 triệu USD. Tính giá chứng khoán của Eximbank vào thời điểm đó, thì SMFG đã mua rất đắt.
Tình trạng này xảy ra đối với không ít các ngân hàng khác. Với việc thủ tục mua bán diễn ra quá lâu, vào thời điểm trả tiền, không ít nhà đầu tư chiến lược phải "ngậm đắng nuốt cay" vì phải trả giá quá cao so với thời điểm hiện tại của giá thị trường.
Dĩ nhiên, cũng có những nhà đầu tư “gặp may”, chẳng hạn như GE khi bị Vietcombank từ chối mức giá đầu tư chiến lược mà họ đề nghị hồi đầu năm nay. Sau đó, việc giá cổ phiếu của VCB xuống cho phép nhà đầu tư này và những nhà đầu tư chiến lược khác có lợi thế mạnh hơn khi thương thuyết giá mới với VCB, nếu VCB muốn tìm nhà đầu tư chiến lược vào thời điểm này.
Các ngân hàng nước ngoài đều nhìn triển vọng dài hạn của Việt Nam là sáng sủa, cho nên sẽ không ngạc nhiên nếu họ tiếp tục tìm cách mua các ngân hàng trong nước.
Chẳng hạn, BNP Paribas, hiện nắm 10% cổ phần của ngân hàng Phương Đông (Oricombank), cho biết muốn tăng số lượng cổ phần lên 20%. Mirae Asset Securities muốn mua 15% cổ phần ở ngân hàng Phương Nam, và Maybank thậm chí được cho là sẽ tăng cổ phần ở ngân hàng An Bình lên 20%.
Tuy nhiên, giá như thế nào để những nhà đầu tư này bỏ tiền ra vào thời điểm này, còn là chuyện khác. Các ngân hàng nhỏ vẫn đang ở trong tình trạng khó khăn và khả năng sáp nhập giữa các ngân hàng trong nước vào thời điểm “ai cũng yếu” hiện nay còn mờ mịt.
Nhìn toàn cục, các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán vẫn phải hết sức tỉnh táo khi phân tích thông tin. Đừng quên là các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể bị “hớ” như thường.
(Theo SGTT)
Nền kinh tế Việt Nam chưa vượt qua những cơn sốc của lạm phát phi mã, lãi suất cao cũng như tình trạng rủi ro của hệ thống ngân hàng. Ngay cả khi tính thanh khoản ở các ngân hàng tạm thời được phục hồi, không có nghĩa là giai đoạn khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng đã qua.
Kết quả báo cáo tài chính quý 1 của các ngân hàng, đa số là vẫn có lãi lớn, chưa phản ánh được đúng tình trạng kinh doanh hiện tại của họ. Bởi nhiều ngân hàng cho biết, họ vẫn gặp khó khăn ở cả khâu huy động đầu vào lẫn tín dụng đầu ra…
Tuy nhiên các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán dường như đang đặt kỳ vọng lớn vào sự phục hồi của các ngân hàng.
Một loạt tin tốt về một số ngân hàng trong nước đã được tung ra trong những ngày qua: đó là việc hàng loạt ngân hàng nước ngoài trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng trong nước. Tổng cộng có 10 ngân hàng trong nước đã bán cổ phiếu cho các ngân hàng nước ngoài.
Trong đó, điển hình có việc HSBC nắm 20% cổ phần của Techcombank, cổ phần lớn nhất trong số các ngân hàng nước ngoài tham gia mua ngân hàng trong nước hiện nay. Ngoài ra, còn có Maybank mua 15% cổ phần của ngân hàng An Bình, Deutsche Bank mua 10% của Habubank, Societe Generale mua 10% của SeABank, ANZ nắm 10% của Sacombank, Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) mua 15% của Eximbank.
Đa số các bản tin không giải thích kỹ lịch sử và hoàn cảnh của các vụ mua bán này. Trước hết, phải khẳng định rằng đa số các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng trong nước đều có những bài toán chiến lược lâu dài, sử dụng hệ thống dịch vụ, mạng lưới và nhân viên có sẵn của các ngân hàng trong nước để làm bàn đạp phát triển cho họ tại Việt Nam.
Chẳng hạn, Deutsche Bank mua cổ phần của Habubank nhằm để phát triển dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam, trong khi HSBC muốn sử dụng Techcombank để phát triển hệ thống ATM và tín dụng tiêu dùng.
Cũng vì đây là chiến lược đã được tính từ lâu, cho nên đa số các thoả thuận mua bán đã được thực hiện trước đó từ khá lâu. Cho đến khi các bên hoàn tất các thủ tục mua bán và công bố ra công chúng, thị trường đã thay đổi rất nhiều.
Vào thời điểm khó khăn nhất của các ngân hàng vào đầu tháng 7, không ít người ngạc nhiên khi thấy SMFG công bố việc mua 15% cổ phần của Eximbank với giá 225 triệu USD. Tính giá chứng khoán của Eximbank vào thời điểm đó, thì SMFG đã mua rất đắt.
Tình trạng này xảy ra đối với không ít các ngân hàng khác. Với việc thủ tục mua bán diễn ra quá lâu, vào thời điểm trả tiền, không ít nhà đầu tư chiến lược phải "ngậm đắng nuốt cay" vì phải trả giá quá cao so với thời điểm hiện tại của giá thị trường.
Dĩ nhiên, cũng có những nhà đầu tư “gặp may”, chẳng hạn như GE khi bị Vietcombank từ chối mức giá đầu tư chiến lược mà họ đề nghị hồi đầu năm nay. Sau đó, việc giá cổ phiếu của VCB xuống cho phép nhà đầu tư này và những nhà đầu tư chiến lược khác có lợi thế mạnh hơn khi thương thuyết giá mới với VCB, nếu VCB muốn tìm nhà đầu tư chiến lược vào thời điểm này.
Các ngân hàng nước ngoài đều nhìn triển vọng dài hạn của Việt Nam là sáng sủa, cho nên sẽ không ngạc nhiên nếu họ tiếp tục tìm cách mua các ngân hàng trong nước.
Chẳng hạn, BNP Paribas, hiện nắm 10% cổ phần của ngân hàng Phương Đông (Oricombank), cho biết muốn tăng số lượng cổ phần lên 20%. Mirae Asset Securities muốn mua 15% cổ phần ở ngân hàng Phương Nam, và Maybank thậm chí được cho là sẽ tăng cổ phần ở ngân hàng An Bình lên 20%.
Tuy nhiên, giá như thế nào để những nhà đầu tư này bỏ tiền ra vào thời điểm này, còn là chuyện khác. Các ngân hàng nhỏ vẫn đang ở trong tình trạng khó khăn và khả năng sáp nhập giữa các ngân hàng trong nước vào thời điểm “ai cũng yếu” hiện nay còn mờ mịt.
Nhìn toàn cục, các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán vẫn phải hết sức tỉnh táo khi phân tích thông tin. Đừng quên là các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể bị “hớ” như thường.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam | |
HSBC Holdings Plc | 20% Techcombank |
Standard Chartered Plc | 15% ACB |
SMFG | 15% Eximbank |
Malayan Banking Bhd (Maybank) | 15% ABBank |
ANZ | 10% Sacombank |
BNP Paribas | 10% Oricombank |
Deutsche Bank | 10% Habubank |
Oversea – Chinese Banking Corp | 10% VP Bank |
United Overseas Bank | 10% Phương Nam |
Societe Generale | 10% SeABank |
(Nguồn: Reuters) |
(Theo SGTT)