Vì sao “rồng” và “voi” đều nhòm ngó châu Âu?
Những tài sản ở châu Âu đã trở thành miếng bánh hấp dẫn đối với cả "con rồng" Trung Quốc, cũng như "voi ma mút" Qatar
Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã khiến những tài sản ở châu lục này trở thành miếng bánh ngon của "đại gia" Trung Quốc, cũng như "thiếu gia" Qatar.
Những bài viết gần đây trên các báo Pháp cho thấy, hoạt động thu mua này đang diễn ra một cách nhộn nhịp. Trên thực tế, những hành vi này có đáng lo ngại hay chỉ là một động thái bình thường xuất phát từ bối cảnh thực tế cung cầu? Những chuyển dịch cơ cấu đầu tư thời gian gần đây mà các báo quan sát được phải chăng là sự nhạy cảm quá mức?
Từ cuộc chơi của con rồng...
Trong số báo xuất bản ngày 14/2/2012, tờ Les Echos đã đăng bài báo mang tựa đề "Trung Quốc chú ý tới châu Âu để mua lại các công ty", trong đó bàn về cuộc họp thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc tại Bắc Kinh, nợ công của các nước châu Âu cùng đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này, đài RFI cho hay.
Đón bắt những cơ hội đầu tư lớn mà chính những căng thẳng tài chính và kinh tế nghiêm trọng tại khu vực đồng Euro (Eurozone) đem lại, các công ty và quỹ đầu tư Trung Quốc dư giả tiền mặt đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào Châu Âu. Các doanh nghiệp của Trung Quốc đã tiến hành mua các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo Les Echos, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào châu Âu thời gian gần đây đã tăng tốc thấy rõ, nào là vào ngành sản xuất điện ở Bồ Đào Nha, đầu tư vào lĩnh vực hóa học ở Nauy, nào là vào ngành công nghiệp sản xuất máy công cụ ở Đức hay thậm chí là cả lĩnh vực sản xuất du thuyền hạng sang ở Italy.
Cụ thể, đó là thương vụ China State Grid nhất trí mua 25% cổ phần của công ty điện lưới quốc gia Bồ Đào Nha với giá 387 triệu Euro; Công ty thiết bị xây dựng Sany Heavy Industry mua Công ty cơ khí gia đình trị Putzmeister (Đức); Quỹ đầu tư quốc gia China Investment Corp mua cổ phần của công ty điện Thames Water (Anh).
Trước đó, China Three Gorges hồi tháng 12/2011 đã qua mặt nhiều đối thủ khi thu mua được 21,35% cổ phần của hãng Energias de Portugal (Bồ Đào Nha) với giá 2,7 tỷ Euro. Công ty Shandong Heavy Industry đồng ý trả 374 triệu Euro mua 75% cổ phần trong công ty đóng du thuyền hạng sang Ferretti Group của Italy.
Les Echos cho hay, trong 2011, châu Âu thu hút được 10 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc. Trên tổng số các vụ đầu tư để mua lại hay sát nhập công ty, 34% là của Trung Quốc, trong khi châu Á chỉ chiếm 27% và Bắc Mỹ 21%. Nếu vào đầu năm 2000, trị giá đầu tư hải ngoại chỉ chiếm có 2,6% GDP của Trung Quốc, thì hiện nay, tỷ lệ này đã lên đến 5,3% GDP.
Nhật báo Pháp còn ghi nhận một thay đổi trong cơ cấu đầu tư của Trung Quốc. Nếu cách đây một năm, 3/4 đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài nhắm vào tài nguyên thiên nhiên, thì hiện lĩnh vực này chỉ còn chiếm một nửa. Các tập đoàn Trung Quốc hiện nhìn sang mảng công nghệ hay nhãn hiệu, và đặc biệt là hoá học, công nghiệp.
Theo tờ báo, kế hoạch 5 năm hiện nay của Trung Quốc nhằm vào xe hơi sạch, máy công cụ, năng lượng tái tạo, phù hợp với sản xuất công nghệ châu Âu.
Trong khối đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở nước ngoài trong năm 2011, 51% nhắm vào tài nguyên, 22% vào hoá học, 14% vào dịch vụ. Tính theo từng khu vực địa dư, tại châu Á, Bắc Kinh chú ý đến dịch vụ và xe hơi, còn tại Bắc Mỹ là xe hơi và tài nguyên. Riêng châu Âu nổi trội với phần công nghiệp, quan trọng hơn nhiều so với hai vùng kia.
Les Echos còn chú ý một yếu tố khác trong đầu tư của các tập đoàn Trung Quốc, đó là hiện nay, phần đầu tư các công ty tư nhân đang tăng lên, từ 17% tổng khối lượng đầu tư năm 2010, đã tăng lên 28% năm 2011. Theo chuyên gia André Loesekrug- Pietri của A Capital, các công ty tư nhân của Trung Quốc dễ được chấp nhận hơn.
Nhật báo Pháp lưu ý, hiện có hai luồng quan điểm trái chiều nhau về việc Trung Quốc gia tăng đầu tư ở nước ngoài. Một là sự lo ngại trước việc Trung Quốc không những đầu tư để gom góp tài nguyên ở châu Phi, Nam Mỹ, mà lại còn đi mua lại công ty vừa và nhỏ bị phá sản hay những chàng khổng lồ đang hụt vốn. Nhiều người xem đây là một mối đe dọa.
Tuy nhiên cũng cần phải thấy việc Trung Quốc đầu tư vào châu Âu đang thiếu hụt vốn là một điểm tích cực. Đồng Nhân dân tệ chuyển đổi sang Euro hay USD sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư và tạo thêm công việc làm. Đối với Les Echos, Trung Quốc đang bình thường hóa hoạt động của mình, bước vào con đường toàn cầu hóa.
... đến bước tiến của "voi ma mút"
Tuy nhiên, có vẻ như không chỉ Trung Quốc hứng thú với việc mua lại châu Âu, mà Qatar, một vương quốc Hồi giáo nhỏ bé bên bờ vịnh Persian cũng đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào lục địa già. Tờ Le Monde hôm 27/2 đã đưa bài "Qatar mua lại thế giới" với nhận định, bằng việc đầu tư ra khắp thế giới, tiểu vương quốc này đang khẳng định vị trí của mình trong thế giới Arab.
Với diện tích 11.500 km2, 1,7 triệu dân, trong đó 85% là dân nhập cư, đất nước nhỏ bé này, theo nhận định của Le Monde có uy lực của "một con voi ma mút" về phương diện ngoại giao và kinh tế. Dựa vào một nền công nghiệp chế biến dầu khí thuộc vào loại tiên tiến nhất thế giới, Qatar tiến hành một chính sách can thiệp trên rất nhiều lĩnh vực.
Trong thời gian gần đây, không chỉ giành được quyền tổ chức Giải vô địch Bóng đá Thế giới 2022 và mua lại câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Pháp PSG, Qatar còn đầu tư vào nhiều mỏ vàng ở Hy Lạp (trị giá 1 tỷ USD), mua lại 5% ngân hàng Santander (Brazil), một cơ sở tài chính lớn nhất ở Nam Mỹ, góp 1 tỷ USD vào một quỹ đầu tư ở Indonesia…
Theo Le Monde, nguyên nhân khiến quốc gia này muốn khẳng định vị thế của mình là bắt nguồn từ lịch sử. Vào thời kỳ Quốc vương Hamad Ben Khalifa Al-Thani mới lên nắm quyền năm 1995, một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của quốc vương mới là thành lập mạng truyền hình vệ tinh Al-Jazira vào năm 1996.
Cơ sở truyền thông mới này là phương tiện gây ảnh hưởng của nền ngoại giao Qatar. Năm 2003, Qatar mở thêm cánh cửa về phương Tây, với việc cho phép Mỹ lập căn cứ không quân lớn nhất của mình tại nước này, để sử dụng trong các hoạt động quân sự tại Iraq và Afghanistan...
Le Monde nhận định, thái độ liên minh với đủ loại đối tác này của Qatar là nhằm giữ thế cân bằng giữa Iran với Saudi Arabia và bảo đảm lưu thông không gián đoạn qua eo biển Hormuz. Tầm ảnh hưởng của Qatar có thế đã dừng lại ở đó, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 đã mang lại một cơ hội mới cho quốc gia này.
Tuy nhiên, theo Le Monde, sẽ có lúc "tên lửa Qatar", được khát vọng của một cá nhân và các ngẫu nhiên của lịch sử đẩy lên tới đỉnh cao, sẽ phải quay trở lại mặt đất. Hiện tại thái độ can thiệp quá mức của vương quốc nhỏ bé này đã gây ra nhiều phản đối.
Những bài viết gần đây trên các báo Pháp cho thấy, hoạt động thu mua này đang diễn ra một cách nhộn nhịp. Trên thực tế, những hành vi này có đáng lo ngại hay chỉ là một động thái bình thường xuất phát từ bối cảnh thực tế cung cầu? Những chuyển dịch cơ cấu đầu tư thời gian gần đây mà các báo quan sát được phải chăng là sự nhạy cảm quá mức?
Từ cuộc chơi của con rồng...
Trong số báo xuất bản ngày 14/2/2012, tờ Les Echos đã đăng bài báo mang tựa đề "Trung Quốc chú ý tới châu Âu để mua lại các công ty", trong đó bàn về cuộc họp thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc tại Bắc Kinh, nợ công của các nước châu Âu cùng đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này, đài RFI cho hay.
Đón bắt những cơ hội đầu tư lớn mà chính những căng thẳng tài chính và kinh tế nghiêm trọng tại khu vực đồng Euro (Eurozone) đem lại, các công ty và quỹ đầu tư Trung Quốc dư giả tiền mặt đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào Châu Âu. Các doanh nghiệp của Trung Quốc đã tiến hành mua các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo Les Echos, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào châu Âu thời gian gần đây đã tăng tốc thấy rõ, nào là vào ngành sản xuất điện ở Bồ Đào Nha, đầu tư vào lĩnh vực hóa học ở Nauy, nào là vào ngành công nghiệp sản xuất máy công cụ ở Đức hay thậm chí là cả lĩnh vực sản xuất du thuyền hạng sang ở Italy.
Cụ thể, đó là thương vụ China State Grid nhất trí mua 25% cổ phần của công ty điện lưới quốc gia Bồ Đào Nha với giá 387 triệu Euro; Công ty thiết bị xây dựng Sany Heavy Industry mua Công ty cơ khí gia đình trị Putzmeister (Đức); Quỹ đầu tư quốc gia China Investment Corp mua cổ phần của công ty điện Thames Water (Anh).
Trước đó, China Three Gorges hồi tháng 12/2011 đã qua mặt nhiều đối thủ khi thu mua được 21,35% cổ phần của hãng Energias de Portugal (Bồ Đào Nha) với giá 2,7 tỷ Euro. Công ty Shandong Heavy Industry đồng ý trả 374 triệu Euro mua 75% cổ phần trong công ty đóng du thuyền hạng sang Ferretti Group của Italy.
Les Echos cho hay, trong 2011, châu Âu thu hút được 10 tỷ USD đầu tư của Trung Quốc. Trên tổng số các vụ đầu tư để mua lại hay sát nhập công ty, 34% là của Trung Quốc, trong khi châu Á chỉ chiếm 27% và Bắc Mỹ 21%. Nếu vào đầu năm 2000, trị giá đầu tư hải ngoại chỉ chiếm có 2,6% GDP của Trung Quốc, thì hiện nay, tỷ lệ này đã lên đến 5,3% GDP.
Nhật báo Pháp còn ghi nhận một thay đổi trong cơ cấu đầu tư của Trung Quốc. Nếu cách đây một năm, 3/4 đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài nhắm vào tài nguyên thiên nhiên, thì hiện lĩnh vực này chỉ còn chiếm một nửa. Các tập đoàn Trung Quốc hiện nhìn sang mảng công nghệ hay nhãn hiệu, và đặc biệt là hoá học, công nghiệp.
Theo tờ báo, kế hoạch 5 năm hiện nay của Trung Quốc nhằm vào xe hơi sạch, máy công cụ, năng lượng tái tạo, phù hợp với sản xuất công nghệ châu Âu.
Trong khối đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở nước ngoài trong năm 2011, 51% nhắm vào tài nguyên, 22% vào hoá học, 14% vào dịch vụ. Tính theo từng khu vực địa dư, tại châu Á, Bắc Kinh chú ý đến dịch vụ và xe hơi, còn tại Bắc Mỹ là xe hơi và tài nguyên. Riêng châu Âu nổi trội với phần công nghiệp, quan trọng hơn nhiều so với hai vùng kia.
Les Echos còn chú ý một yếu tố khác trong đầu tư của các tập đoàn Trung Quốc, đó là hiện nay, phần đầu tư các công ty tư nhân đang tăng lên, từ 17% tổng khối lượng đầu tư năm 2010, đã tăng lên 28% năm 2011. Theo chuyên gia André Loesekrug- Pietri của A Capital, các công ty tư nhân của Trung Quốc dễ được chấp nhận hơn.
Nhật báo Pháp lưu ý, hiện có hai luồng quan điểm trái chiều nhau về việc Trung Quốc gia tăng đầu tư ở nước ngoài. Một là sự lo ngại trước việc Trung Quốc không những đầu tư để gom góp tài nguyên ở châu Phi, Nam Mỹ, mà lại còn đi mua lại công ty vừa và nhỏ bị phá sản hay những chàng khổng lồ đang hụt vốn. Nhiều người xem đây là một mối đe dọa.
Tuy nhiên cũng cần phải thấy việc Trung Quốc đầu tư vào châu Âu đang thiếu hụt vốn là một điểm tích cực. Đồng Nhân dân tệ chuyển đổi sang Euro hay USD sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư và tạo thêm công việc làm. Đối với Les Echos, Trung Quốc đang bình thường hóa hoạt động của mình, bước vào con đường toàn cầu hóa.
... đến bước tiến của "voi ma mút"
Tuy nhiên, có vẻ như không chỉ Trung Quốc hứng thú với việc mua lại châu Âu, mà Qatar, một vương quốc Hồi giáo nhỏ bé bên bờ vịnh Persian cũng đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào lục địa già. Tờ Le Monde hôm 27/2 đã đưa bài "Qatar mua lại thế giới" với nhận định, bằng việc đầu tư ra khắp thế giới, tiểu vương quốc này đang khẳng định vị trí của mình trong thế giới Arab.
Với diện tích 11.500 km2, 1,7 triệu dân, trong đó 85% là dân nhập cư, đất nước nhỏ bé này, theo nhận định của Le Monde có uy lực của "một con voi ma mút" về phương diện ngoại giao và kinh tế. Dựa vào một nền công nghiệp chế biến dầu khí thuộc vào loại tiên tiến nhất thế giới, Qatar tiến hành một chính sách can thiệp trên rất nhiều lĩnh vực.
Trong thời gian gần đây, không chỉ giành được quyền tổ chức Giải vô địch Bóng đá Thế giới 2022 và mua lại câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Pháp PSG, Qatar còn đầu tư vào nhiều mỏ vàng ở Hy Lạp (trị giá 1 tỷ USD), mua lại 5% ngân hàng Santander (Brazil), một cơ sở tài chính lớn nhất ở Nam Mỹ, góp 1 tỷ USD vào một quỹ đầu tư ở Indonesia…
Theo Le Monde, nguyên nhân khiến quốc gia này muốn khẳng định vị thế của mình là bắt nguồn từ lịch sử. Vào thời kỳ Quốc vương Hamad Ben Khalifa Al-Thani mới lên nắm quyền năm 1995, một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của quốc vương mới là thành lập mạng truyền hình vệ tinh Al-Jazira vào năm 1996.
Cơ sở truyền thông mới này là phương tiện gây ảnh hưởng của nền ngoại giao Qatar. Năm 2003, Qatar mở thêm cánh cửa về phương Tây, với việc cho phép Mỹ lập căn cứ không quân lớn nhất của mình tại nước này, để sử dụng trong các hoạt động quân sự tại Iraq và Afghanistan...
Le Monde nhận định, thái độ liên minh với đủ loại đối tác này của Qatar là nhằm giữ thế cân bằng giữa Iran với Saudi Arabia và bảo đảm lưu thông không gián đoạn qua eo biển Hormuz. Tầm ảnh hưởng của Qatar có thế đã dừng lại ở đó, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 đã mang lại một cơ hội mới cho quốc gia này.
Tuy nhiên, theo Le Monde, sẽ có lúc "tên lửa Qatar", được khát vọng của một cá nhân và các ngẫu nhiên của lịch sử đẩy lên tới đỉnh cao, sẽ phải quay trở lại mặt đất. Hiện tại thái độ can thiệp quá mức của vương quốc nhỏ bé này đã gây ra nhiều phản đối.