Vì sao SHB lỗ cả nghìn tỷ đồng?
Lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đầu năm của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là -1.105 tỷ đồng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa có thông tin về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012 và giải thích về mức lỗ lớn liên quan đến việc xử lý nợ xấu.
Tính đến 30/9/2012, tổng tài sản của SHB đạt 103.785 tỷ đồng; vốn điều lệ là 8.866 tỷ đồng; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 69.906 tỷ đồng; dư nợ cho vay là 47.082 tỷ đồng; và lợi nhuận trước thuế lũy kế lỗ 1.105 tỷ đồng.
Với thông tin trên, đây là ngân hàng thương mại đầu tiên công bố mức lỗ lớn sau 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, trường hợp này khá đặc biệt do gắn với sự kiện vừa nhận sáp nhập một ngân hàng khác (Habubank).
Cụ thể, xét riêng từ các đơn vị SHB cũ, lợi nhuận sau 9 tháng vẫn đạt 610 tỷ đồng. Nhưng lợi nhuận trước thuế của các đơn vị kinh doanh thuộc Habubank trước đây là -1.715 tỷ đồng, mà nguyên nhân lỗ chủ yếu là do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chứng khoán.
SHB cho biết, sau khi nhận sáp nhập, các khoản nợ thuộc các đơn vị kinh doanh của Habubank trước đây được đánh giá lại và thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
Theo đó, tổng dự phòng rủi ro đã được trích lập đến 30/9/2012 của SHB lên tới 2.103 tỷ đồng. “SHB cũng đã thực hiện đầy đủ và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ nợ của Habubank trước đây đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế”, báo cáo của SHB cho biết.
Ngân hàng này cũng lạc quan khi cho rằng, sau khi đã phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ các khoản nợ xấu, kết quả kinh doanh trong thời gian tới “chắc chắn sẽ khả quan hơn”. Như từ thời điểm 30/9/2012, sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro, đến ngày 01/11/2012, SHB đã thu hồi được hơn 1.200 tỷ đồng nợ quá hạn, nợ xấu. Số tiền thu hồi nợ xấu sẽ được tính vào hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng, làm giảm chi phí dự phòng rủi ro đã trích lập do vậy giúp giảm một khoản lỗ đáng kể.
Và như thông tin đưa ra trước đây, SHB tái khẳng định mục tiêu dự kiến đến cuối năm nay nợ xấu của các đơn vị kinh doanh thuộc Habubank trước đây sẽ giảm xuống dưới 10%.
Báo cáo của SHB cũng dẫn ra một số hướng xử lý nợ xấu với kết quả bước đầu. Ngoài việc tái cơ cấu Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco), hiện ngân hàng này đang tham gia tái cấu trúc một số doanh nghiệp khác thuộc ngành sản xuất giấy, sắt thép, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều… Sau hơn hai tháng nhận sự hỗ trợ về tài chính, tư vấn sản xuất, quản lý của SHB, nhiều công ty trong nhóm này đã bắt đầu hoạt động trở lại và ký các hợp đồng cung cấp sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu.
Hay ở một hướng khác, SHB tư vấn cho khách hàng bán các tài sản không còn hiệu quả, giảm lãng phí cho doanh nghiệp và tạo khả năng thu hồi nợ. Như tại Công ty Cổ phần Rexam ABM, kế hoạch bán bớt một số nhà xưởng, thiết bị… cho một đối tác Mỹ sẽ góp phần giảm áp lực tài chính cho khách hàng khoảng gần 800 tỷ đồng, trong đó trả nợ cho SHB khoảng 350 tỷ đồng…
Những tháng cuối năm, SHB cho biết sẽ quyết liệt thu hồi nợ xấu và dự kiến sẽ cắt lỗ trong năm nay để hướng tới kế hoạch lợi nhuận tốt hơn từ năm 2013.
Ngoài những thông tin trên, SHB cho biết thêm, tính đến 31/10/2012, tổng tài sản tiếp tục tăng lên 105.431 tỷ đồng, tăng 1,58% so với 30/9/2012; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân nhân đạt 71.612 tỷ đồng, tăng 2,44% so với 30/9/2012. Đáng chú ý là vốn khả dụng của ngân hàng này đang dư thừa tới hơn 10.600 tỷ đồng, là tấm đệm cần thiết cho thanh khoản mùa cao điểm chi trả cuối năm.
Tính đến 30/9/2012, tổng tài sản của SHB đạt 103.785 tỷ đồng; vốn điều lệ là 8.866 tỷ đồng; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 69.906 tỷ đồng; dư nợ cho vay là 47.082 tỷ đồng; và lợi nhuận trước thuế lũy kế lỗ 1.105 tỷ đồng.
Với thông tin trên, đây là ngân hàng thương mại đầu tiên công bố mức lỗ lớn sau 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, trường hợp này khá đặc biệt do gắn với sự kiện vừa nhận sáp nhập một ngân hàng khác (Habubank).
Cụ thể, xét riêng từ các đơn vị SHB cũ, lợi nhuận sau 9 tháng vẫn đạt 610 tỷ đồng. Nhưng lợi nhuận trước thuế của các đơn vị kinh doanh thuộc Habubank trước đây là -1.715 tỷ đồng, mà nguyên nhân lỗ chủ yếu là do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chứng khoán.
SHB cũng đã thực hiện đầy đủ và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ nợ của Habubank trước đây đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Báo cáo của SHB
SHB cho biết, sau khi nhận sáp nhập, các khoản nợ thuộc các đơn vị kinh doanh của Habubank trước đây được đánh giá lại và thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
Theo đó, tổng dự phòng rủi ro đã được trích lập đến 30/9/2012 của SHB lên tới 2.103 tỷ đồng. “SHB cũng đã thực hiện đầy đủ và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ nợ của Habubank trước đây đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và quốc tế”, báo cáo của SHB cho biết.
Ngân hàng này cũng lạc quan khi cho rằng, sau khi đã phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ các khoản nợ xấu, kết quả kinh doanh trong thời gian tới “chắc chắn sẽ khả quan hơn”. Như từ thời điểm 30/9/2012, sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro, đến ngày 01/11/2012, SHB đã thu hồi được hơn 1.200 tỷ đồng nợ quá hạn, nợ xấu. Số tiền thu hồi nợ xấu sẽ được tính vào hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng, làm giảm chi phí dự phòng rủi ro đã trích lập do vậy giúp giảm một khoản lỗ đáng kể.
Và như thông tin đưa ra trước đây, SHB tái khẳng định mục tiêu dự kiến đến cuối năm nay nợ xấu của các đơn vị kinh doanh thuộc Habubank trước đây sẽ giảm xuống dưới 10%.
Những tháng cuối năm, SHB cho biết sẽ quyết liệt thu hồi nợ xấu và dự
kiến sẽ cắt lỗ trong năm nay để hướng tới kế hoạch lợi nhuận tốt hơn từ
năm 2013.
Báo cáo của SHB cũng dẫn ra một số hướng xử lý nợ xấu với kết quả bước đầu. Ngoài việc tái cơ cấu Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco), hiện ngân hàng này đang tham gia tái cấu trúc một số doanh nghiệp khác thuộc ngành sản xuất giấy, sắt thép, sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều… Sau hơn hai tháng nhận sự hỗ trợ về tài chính, tư vấn sản xuất, quản lý của SHB, nhiều công ty trong nhóm này đã bắt đầu hoạt động trở lại và ký các hợp đồng cung cấp sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu.
Hay ở một hướng khác, SHB tư vấn cho khách hàng bán các tài sản không còn hiệu quả, giảm lãng phí cho doanh nghiệp và tạo khả năng thu hồi nợ. Như tại Công ty Cổ phần Rexam ABM, kế hoạch bán bớt một số nhà xưởng, thiết bị… cho một đối tác Mỹ sẽ góp phần giảm áp lực tài chính cho khách hàng khoảng gần 800 tỷ đồng, trong đó trả nợ cho SHB khoảng 350 tỷ đồng…
Những tháng cuối năm, SHB cho biết sẽ quyết liệt thu hồi nợ xấu và dự kiến sẽ cắt lỗ trong năm nay để hướng tới kế hoạch lợi nhuận tốt hơn từ năm 2013.
Ngoài những thông tin trên, SHB cho biết thêm, tính đến 31/10/2012, tổng tài sản tiếp tục tăng lên 105.431 tỷ đồng, tăng 1,58% so với 30/9/2012; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân nhân đạt 71.612 tỷ đồng, tăng 2,44% so với 30/9/2012. Đáng chú ý là vốn khả dụng của ngân hàng này đang dư thừa tới hơn 10.600 tỷ đồng, là tấm đệm cần thiết cho thanh khoản mùa cao điểm chi trả cuối năm.