Vì sao tăng giá lại là… kích cầu?
Một số đại biểu Quốc hội chưa đồng tình với trả lời của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc về các giải pháp kích cầu
Trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhìn nhận tình hình kinh tế trong quý 1 là tương đối khả quan.
Ông cho biết theo số liệu mới thống kê sáng 20/3, kinh tế quý 1 tăng trưởng 3,1%, chỉ số lạm phát tháng 3 là 1,47% so với tháng 12/2008.
Trong khi đó, kết quả thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, Việt Nam là 1 trong số 12 nước có số tăng trưởng dương.
Gần hết thời gian trả lời chất vấn, sau nhiều băn khoăn lo lắng của các vị đại biểu Quốc hội về tác dụng của gói kích cầu của Chính phủ, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã công bố những “tín hiệu đáng mừng” của nền kinh tế quý 1.
Ông cũng khẳng định, Chính phủ kích cả cung lẫn cầu, tuy nhiên tác dụng cụ thể của gói kích cầu như thế nào thì cần một thời gian nữa mới có thể đánh giá được, vì chương trình chỉ vừa mới được triển khai.
Ngắn gọn, rõ ràng, Bộ trưởng Phúc trả lời nhanh chóng tất cả các chất vấn và không ngại tranh luận đến cùng những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, một số vị đại biểu vẫn “bắt lỗi” vị bộ trưởng này.
Nóng chuyện kích cầu
Kích cầu là vấn đề được các đại biểu “xoay” Bộ trưởng Phúc nhiều nhất. Trong 24 trang của văn bản chuẩn bị sẵn, Bộ trưởng cũng dành tới một nửa nói về các giải pháp kích cầu nền kinh tế, trong đó có gần nửa trang nói về kích cầu tiêu dùng.
Theo đó, các cơ quan liên quan đã trình Thủ tướng phương án điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường đối với một số mặt hàng quan trọng: tăng giá điện, dự kiến giá bán than cho các hộ sản xuất xi măng, giấy, phân bón sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường từ quý 2/2009...
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết ngạc nhiên: "Đề nghị Bộ trưởng giải thích, chứ các giải pháp kích cầu tiêu dùng phần lớn là tăng giá, tăng giá điện, tiến tới tăng giá than, tại sao tăng giá mà lại là kích cầu tiêu dùng? Tôi chưa hiểu và chắc là nhân dân không thích kiểu kích cầu này".
Bộ trưởng xin đính chính lại: "Tôi chưa kịp sửa, trong báo cáo dòng đó có ghi: các giải pháp kích cầu tiêu dùng, quản lý thị trường và giá cả, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ chốt. Câu đó thiếu một vế. Trong báo cáo của các đồng chí thì như thế, còn trong báo cáo của tôi có sửa lại rồi. Khi kích cầu tiêu dùng giải pháp luôn luôn đi kèm là phải đảm bảo quản lý thị trường và giá cả, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ chốt".
"Có đại biểu chất vấn về vấn đề tăng giá điện, tăng giá than, tăng giá xi măng là như thế nào? Tôi có trả lời là trong kích cầu chung một số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ đạo của Nhà nước chúng ta phải có biện pháp hỗ trợ họ đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, biện pháp đó nằm trong gói đó", ông Phúc giải thích thêm.
Kích cả cung lẫn cầu
Cũng trong "mạch" chuyện về tăng giá, đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) cho rằng đang kích cầu mà tăng giá điện là rất nhạy cảm, có vẻ như Chính phủ đang kích cung nhiều hơn khi hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chứ không phải là kích cầu.
Bộ trưởng Phúc trả lời, phương án kích cầu đã được bàn rất kỹ và thấy rằng khó nhất là vấn đề doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm như thế nào, nên Chính phủ mới quyết định hỗ trợ vốn lưu động đảm bảo tiêu thụ sản phẩm và cũng chỉ hỗ trợ lãi suất 1 năm thôi. Không phải chỉ có kích cung mà thực tế là cân bằng vì kích cầu đã thực hiện trước đó nhiều rồi.
"Chính phủ vừa kích cầu, vừa kích cung chứ không chỉ kích cung", vị bộ trưởng này khẳng định.
Công khai minh bạch nguồn vốn thế nào, có diễn ra chuyện đảo nợ không, hàng hóa sản xuất ra thị trường có tiêu thụ được không, có giảm lãi suất cho nông dân hay không?... Dồn dập các câu trả lời được đặt ra xung quanh chuyện kích cầu.
Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) nêu thực tế tại địa phương, trong số 4.000 doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh, chỉ có duy nhất 1 hợp tác xã đã tiếp cận được vốn hỗ trợ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng dư luận quan tâm đến khả năng hấp thụ và khả năng giải ngân vì có biểu hiện chậm. Với 17 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, muốn giải ngân được thì phải cho vay được 600 nghìn tỷ đồng, đến nay mới được hơn 150 nghìn tỷ nên vấn đề giải ngân là khó khăn.
Bộ trưởng Phúc lạc quan: mới thực hiện được hơn 1 tháng mà đã được hơn 150 nghìn tỷ đồng, so sánh với dự kiến thì đảm bảo thực hiện được kế hoạch.
Trả lời chất vấn của đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam)về việc xin ý kiến Quốc hội về gói kích cầu, ông Phúc cho rằng trong các biện pháp xử lý thì phải có những xử lý thích ứng đối với điều kiện cụ thể. Đây là giải pháp đột xuất thì phải xử lý trong tình cảnh đột xuất.
"Nếu chủ trương 17.000 tỷ này chúng ta đợi đến kỳ họp ngày 20/5 mới trình thì làm gì còn tính chất nhạy bén của chương trình chính sách, lúc đó doanh nghiệp "chết hết" rồi, tình hình kinh tế đã khác rồi chứ không phải như bây giờ", ông nói.
Mặc dù thời gian chất vấn Bộ trưởng Phúc đã hết, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Thuận vẫn đứng lên tranh luận: "Bộ trưởng giải thích thế là không được. Ở đây rõ ràng có trách nhiệm, lỗi của chúng ta, kể cả của Chính phủ và Quốc hội. Khi phiên họp cuối năm vừa rồi nếu chúng ta lường trước sự việc như thế này thì chắc chắn trong nghị quyết thường niên chúng ta phải có một câu "giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ phối hợp với nhau để giải quyết những vấn đề khắc phục tình trạng lạm phát và chống giảm phát của chúng ta", như thế thì tốt hơn. Cho nên vấn đề này chúng ta phải rút kinh nghiệm".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phúc cho rằng, tiền này là tiền trong dự trữ ngoại hối, không phải nằm trong ngân sách, đấy là trong kết quả hoạt động ngân hàng, thì Chính phủ cần có quyền để chủ động nhưng quyền này phải được sự giám sát của Quốc hội. Cho nên, Chính phủ sẽ báo cáo với Quốc hội trong kỳ họp gần đây nhất.
Ông cho biết theo số liệu mới thống kê sáng 20/3, kinh tế quý 1 tăng trưởng 3,1%, chỉ số lạm phát tháng 3 là 1,47% so với tháng 12/2008.
Trong khi đó, kết quả thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, Việt Nam là 1 trong số 12 nước có số tăng trưởng dương.
Gần hết thời gian trả lời chất vấn, sau nhiều băn khoăn lo lắng của các vị đại biểu Quốc hội về tác dụng của gói kích cầu của Chính phủ, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã công bố những “tín hiệu đáng mừng” của nền kinh tế quý 1.
Ông cũng khẳng định, Chính phủ kích cả cung lẫn cầu, tuy nhiên tác dụng cụ thể của gói kích cầu như thế nào thì cần một thời gian nữa mới có thể đánh giá được, vì chương trình chỉ vừa mới được triển khai.
Ngắn gọn, rõ ràng, Bộ trưởng Phúc trả lời nhanh chóng tất cả các chất vấn và không ngại tranh luận đến cùng những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, một số vị đại biểu vẫn “bắt lỗi” vị bộ trưởng này.
Nóng chuyện kích cầu
Kích cầu là vấn đề được các đại biểu “xoay” Bộ trưởng Phúc nhiều nhất. Trong 24 trang của văn bản chuẩn bị sẵn, Bộ trưởng cũng dành tới một nửa nói về các giải pháp kích cầu nền kinh tế, trong đó có gần nửa trang nói về kích cầu tiêu dùng.
Theo đó, các cơ quan liên quan đã trình Thủ tướng phương án điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường đối với một số mặt hàng quan trọng: tăng giá điện, dự kiến giá bán than cho các hộ sản xuất xi măng, giấy, phân bón sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường từ quý 2/2009...
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết ngạc nhiên: "Đề nghị Bộ trưởng giải thích, chứ các giải pháp kích cầu tiêu dùng phần lớn là tăng giá, tăng giá điện, tiến tới tăng giá than, tại sao tăng giá mà lại là kích cầu tiêu dùng? Tôi chưa hiểu và chắc là nhân dân không thích kiểu kích cầu này".
Bộ trưởng xin đính chính lại: "Tôi chưa kịp sửa, trong báo cáo dòng đó có ghi: các giải pháp kích cầu tiêu dùng, quản lý thị trường và giá cả, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ chốt. Câu đó thiếu một vế. Trong báo cáo của các đồng chí thì như thế, còn trong báo cáo của tôi có sửa lại rồi. Khi kích cầu tiêu dùng giải pháp luôn luôn đi kèm là phải đảm bảo quản lý thị trường và giá cả, đồng thời phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ chốt".
"Có đại biểu chất vấn về vấn đề tăng giá điện, tăng giá than, tăng giá xi măng là như thế nào? Tôi có trả lời là trong kích cầu chung một số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ đạo của Nhà nước chúng ta phải có biện pháp hỗ trợ họ đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, biện pháp đó nằm trong gói đó", ông Phúc giải thích thêm.
Kích cả cung lẫn cầu
Cũng trong "mạch" chuyện về tăng giá, đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) cho rằng đang kích cầu mà tăng giá điện là rất nhạy cảm, có vẻ như Chính phủ đang kích cung nhiều hơn khi hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp chứ không phải là kích cầu.
Bộ trưởng Phúc trả lời, phương án kích cầu đã được bàn rất kỹ và thấy rằng khó nhất là vấn đề doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm như thế nào, nên Chính phủ mới quyết định hỗ trợ vốn lưu động đảm bảo tiêu thụ sản phẩm và cũng chỉ hỗ trợ lãi suất 1 năm thôi. Không phải chỉ có kích cung mà thực tế là cân bằng vì kích cầu đã thực hiện trước đó nhiều rồi.
"Chính phủ vừa kích cầu, vừa kích cung chứ không chỉ kích cung", vị bộ trưởng này khẳng định.
Công khai minh bạch nguồn vốn thế nào, có diễn ra chuyện đảo nợ không, hàng hóa sản xuất ra thị trường có tiêu thụ được không, có giảm lãi suất cho nông dân hay không?... Dồn dập các câu trả lời được đặt ra xung quanh chuyện kích cầu.
Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) nêu thực tế tại địa phương, trong số 4.000 doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh, chỉ có duy nhất 1 hợp tác xã đã tiếp cận được vốn hỗ trợ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng dư luận quan tâm đến khả năng hấp thụ và khả năng giải ngân vì có biểu hiện chậm. Với 17 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, muốn giải ngân được thì phải cho vay được 600 nghìn tỷ đồng, đến nay mới được hơn 150 nghìn tỷ nên vấn đề giải ngân là khó khăn.
Bộ trưởng Phúc lạc quan: mới thực hiện được hơn 1 tháng mà đã được hơn 150 nghìn tỷ đồng, so sánh với dự kiến thì đảm bảo thực hiện được kế hoạch.
Trả lời chất vấn của đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam)về việc xin ý kiến Quốc hội về gói kích cầu, ông Phúc cho rằng trong các biện pháp xử lý thì phải có những xử lý thích ứng đối với điều kiện cụ thể. Đây là giải pháp đột xuất thì phải xử lý trong tình cảnh đột xuất.
"Nếu chủ trương 17.000 tỷ này chúng ta đợi đến kỳ họp ngày 20/5 mới trình thì làm gì còn tính chất nhạy bén của chương trình chính sách, lúc đó doanh nghiệp "chết hết" rồi, tình hình kinh tế đã khác rồi chứ không phải như bây giờ", ông nói.
Mặc dù thời gian chất vấn Bộ trưởng Phúc đã hết, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Thuận vẫn đứng lên tranh luận: "Bộ trưởng giải thích thế là không được. Ở đây rõ ràng có trách nhiệm, lỗi của chúng ta, kể cả của Chính phủ và Quốc hội. Khi phiên họp cuối năm vừa rồi nếu chúng ta lường trước sự việc như thế này thì chắc chắn trong nghị quyết thường niên chúng ta phải có một câu "giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ phối hợp với nhau để giải quyết những vấn đề khắc phục tình trạng lạm phát và chống giảm phát của chúng ta", như thế thì tốt hơn. Cho nên vấn đề này chúng ta phải rút kinh nghiệm".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phúc cho rằng, tiền này là tiền trong dự trữ ngoại hối, không phải nằm trong ngân sách, đấy là trong kết quả hoạt động ngân hàng, thì Chính phủ cần có quyền để chủ động nhưng quyền này phải được sự giám sát của Quốc hội. Cho nên, Chính phủ sẽ báo cáo với Quốc hội trong kỳ họp gần đây nhất.