Vì sao tàu cao tốc Trung Quốc nằm liệt?
Chỉ trong vài ngày, một loạt sự cố đã xảy ra khiến hàng chục đoàn tàu cao tốc của Trung Quốc bị tê liệt
Các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng bằng mọi nỗ lực tìm ra nguyên nhân gây ra những sự cố gần đây trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải, đồng thời hy vọng công chúng thông cảm và tiếp tục hỗ trợ dự án này, Tân Hoa Xã dẫn lời một quan chức đường sắt Trung Quốc cho hay.
Hôm 30/6, tuyến tàu cao tốc nối Bắc Kinh và Thượng Hải đã chính thức được khai trương, rút ngắn thời gian đi lại từ 14 giờ trước kia xuống chỉ còn chưa tới 5 giờ. Với chi phí xây dựng khoảng 220,9 tỷ Nhân dân tệ (hơn 700.000 tỷ đồng), đường tàu cao tốc này được coi là niềm tự hào về thành tựu kỹ thuật của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau khi đưa vào khai thác, niềm kiêu hãnh của đường sắt cao tốc Trung Quốc đã liên tục gặp sự cố hỏng hóc, khiến hàng chục nghìn hành khách đang thích thú muốn trải nghiệm đỉnh cao công nghệ nước nhà thất vọng tràn trề.
Sự cố đầu tiên xảy ra hôm 10/7, khi một cơn bão đi qua khiến hệ thống cung cấp điện bị hư hỏng tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Sự cố đã làm đình trệ 19 đoàn tàu. Tiếp đó, hôm 12/7, một sự cố khác lại xảy ra với hệ thống điện, làm 29 đoàn tàu khác bị hủy hoãn. Hai vụ việc này đã khiến dư luận xôn xao.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, hôm 13/7, một chuyến tàu lại bị hỏng giữa đường khi chạy qua địa phận thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô khiến hàng trăm hành khách phải đợi hàng giờ đồng hồ. Sau đó, các nhà chức trách địa phương đã phải chuyển hành khách sang một đoàn tàu dự phòng.
Wang Yongping, phát ngôn viên Bộ Đường sắt Trung Quốc, hôm 14/7 đã xin lỗi người dân về những rắc rối do ba sự cố xảy ra trên tuyến đường cao tốc mới, trong cuộc trò chuyện trực tuyến trên trang web của Nhân dân nhật báo, phiên bản điện tử của cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Wang cho biết, tuyến đường sắt này được thiết kế "nhạy cảm" với các nguy cơ mất an toàn, cho nên chúng lập tức dừng lại trong trường hợp mất điện hoặc thời tiết xấu. Trong sự cố hôm 10/7 vừa qua, gió mạnh và bão là nguyên nhân chính khiến tuyến đường bị tê liệt trong suốt 90 phút.
Một nữ hành khách họ Wang đi trên chuyến tàu G21, một trong các đoàn tàu bị trì hoãn hôm 10/7, đã không nén nổi bức xúc khi kể lại sự cố. “Cả 1.000 hành khách phải ngồi trong điều kiện không có ánh sáng, không điều hòa nhiệt độ. Lúc đó, tôi cũng hơi sợ, những đứa trẻ thì bắt đầu khóc. Các hành khách khác liên tục phàn nàn, còn nhân viên nhà tàu thì chỉ biết xin lỗi”, bà nói.
Người phát ngôn Bộ Đường sắt Trung Quốc cho biết, cơ quan này đang khuyến khích các nhà khai thác đường sắt cao tốc, các công ty xây dựng và các nhà sản xuất xe lửa đưa ra những giải pháp để đảm bảo hệ thống đường sắt này được hoạt động một cách an toàn.
Mặc dù, nhiều chuyên gia đường sắt đồng ý rằng, các tuyến tàu cao tốc thường gặp nhiều sự cố khi mới được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, những phát biểu mạnh mẽ trước đó về công nghệ đường sắt của các quan chức Trung Quốc đã khiến người dân nghi ngại, thậm chí một số người còn tuyên bố thẳng là sẽ không chọn tàu cao tốc nữa dù điều kiện thời tiết như thế nào.
Trên các mạng xã hội Trung Quốc, hành khách thi nhau tố khổ về cảnh nóng nực và ngột ngạt trên những đường tàu bị sự cố cùng những câu hỏi đầy nghi ngờ về cái gọi là công nghệ cao của hệ thống xe lửa này, khi mà Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư hơn 220 tỷ Nhân dân tệ (hơn 700.000 tỷ đồng) cho tuyến đường sắt này.
Không chỉ có người dân Trung Quốc cảm thấy bực bội, mà những sự cố tàu cao tốc này cũng là cơ hội để báo chí nước ngoài chế nhạo, nhất là không lâu trước đó, người phát ngôn của Bộ Đường sắt Trung Quốc khẳng định, công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã vượt xa Nhật Bản.
Hôm 30/6, tuyến tàu cao tốc nối Bắc Kinh và Thượng Hải đã chính thức được khai trương, rút ngắn thời gian đi lại từ 14 giờ trước kia xuống chỉ còn chưa tới 5 giờ. Với chi phí xây dựng khoảng 220,9 tỷ Nhân dân tệ (hơn 700.000 tỷ đồng), đường tàu cao tốc này được coi là niềm tự hào về thành tựu kỹ thuật của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau khi đưa vào khai thác, niềm kiêu hãnh của đường sắt cao tốc Trung Quốc đã liên tục gặp sự cố hỏng hóc, khiến hàng chục nghìn hành khách đang thích thú muốn trải nghiệm đỉnh cao công nghệ nước nhà thất vọng tràn trề.
Sự cố đầu tiên xảy ra hôm 10/7, khi một cơn bão đi qua khiến hệ thống cung cấp điện bị hư hỏng tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Sự cố đã làm đình trệ 19 đoàn tàu. Tiếp đó, hôm 12/7, một sự cố khác lại xảy ra với hệ thống điện, làm 29 đoàn tàu khác bị hủy hoãn. Hai vụ việc này đã khiến dư luận xôn xao.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, hôm 13/7, một chuyến tàu lại bị hỏng giữa đường khi chạy qua địa phận thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô khiến hàng trăm hành khách phải đợi hàng giờ đồng hồ. Sau đó, các nhà chức trách địa phương đã phải chuyển hành khách sang một đoàn tàu dự phòng.
Wang Yongping, phát ngôn viên Bộ Đường sắt Trung Quốc, hôm 14/7 đã xin lỗi người dân về những rắc rối do ba sự cố xảy ra trên tuyến đường cao tốc mới, trong cuộc trò chuyện trực tuyến trên trang web của Nhân dân nhật báo, phiên bản điện tử của cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Wang cho biết, tuyến đường sắt này được thiết kế "nhạy cảm" với các nguy cơ mất an toàn, cho nên chúng lập tức dừng lại trong trường hợp mất điện hoặc thời tiết xấu. Trong sự cố hôm 10/7 vừa qua, gió mạnh và bão là nguyên nhân chính khiến tuyến đường bị tê liệt trong suốt 90 phút.
Một nữ hành khách họ Wang đi trên chuyến tàu G21, một trong các đoàn tàu bị trì hoãn hôm 10/7, đã không nén nổi bức xúc khi kể lại sự cố. “Cả 1.000 hành khách phải ngồi trong điều kiện không có ánh sáng, không điều hòa nhiệt độ. Lúc đó, tôi cũng hơi sợ, những đứa trẻ thì bắt đầu khóc. Các hành khách khác liên tục phàn nàn, còn nhân viên nhà tàu thì chỉ biết xin lỗi”, bà nói.
Người phát ngôn Bộ Đường sắt Trung Quốc cho biết, cơ quan này đang khuyến khích các nhà khai thác đường sắt cao tốc, các công ty xây dựng và các nhà sản xuất xe lửa đưa ra những giải pháp để đảm bảo hệ thống đường sắt này được hoạt động một cách an toàn.
Mặc dù, nhiều chuyên gia đường sắt đồng ý rằng, các tuyến tàu cao tốc thường gặp nhiều sự cố khi mới được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, những phát biểu mạnh mẽ trước đó về công nghệ đường sắt của các quan chức Trung Quốc đã khiến người dân nghi ngại, thậm chí một số người còn tuyên bố thẳng là sẽ không chọn tàu cao tốc nữa dù điều kiện thời tiết như thế nào.
Trên các mạng xã hội Trung Quốc, hành khách thi nhau tố khổ về cảnh nóng nực và ngột ngạt trên những đường tàu bị sự cố cùng những câu hỏi đầy nghi ngờ về cái gọi là công nghệ cao của hệ thống xe lửa này, khi mà Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư hơn 220 tỷ Nhân dân tệ (hơn 700.000 tỷ đồng) cho tuyến đường sắt này.
Không chỉ có người dân Trung Quốc cảm thấy bực bội, mà những sự cố tàu cao tốc này cũng là cơ hội để báo chí nước ngoài chế nhạo, nhất là không lâu trước đó, người phát ngôn của Bộ Đường sắt Trung Quốc khẳng định, công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc đã vượt xa Nhật Bản.