Vì sao Triều Tiên chịu chi phóng tên lửa?
Số tiền chi cho phóng tên lửa của Triều Tiên có thể đủ giúp người dân nước này giải quyết khó khăn về lương thực trong 4 -5 năm
Không có thông tin chính thức về chi phí phóng tên lửa, nhưng theo ước đoán của giới chức Seoul, thì số tiền quốc gia phía bắc bán đảo Triều Tiên phải bỏ ra cho hai lần phóng tên lửa năm nay là 1,3 tỷ USD.
Dẫn lời một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc, hãng tin CNN cho hay, hai quả tên lửa được Triều Tiên phóng hồi tháng 4 và sáng qua (12/12) có giá 600 triệu USD. Chi phí xây dựng bệ phóng hết khoảng 400 triệu USD và các chi phí cơ sở vật chất liên quan tốn thêm 300 triệu USD.
“Số tiền này tương đương với 4.6 triệu tấn ngô. Nếu khoản đó được sử dụng để giải quyết vấn đề thiếu lương thực trong nước, CHDCND Triều Tiên sẽ không phải lo lắng về lương thực trong vòng 4-5 năm”, quan chức trên nói với hãng tin CNN. Trong khi đó, theo CIA World Factbook, Triều Tiên vẫn thuộc nước nghèo với tổng giá trị của toàn nền kinh tế chỉ vào khoảng 40 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo lời Giám đốc Trung tâm mạng lưới hòa bình ở Hàn Quốc, ông Cheong Wook Sik, thì chi phí cho vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng có khả năng thấp hơn nhiều so với con số ước tính 1,3 tỷ USD, do thu nhập của người dân Triều Tiên thấp hơn so với thu nhập của người dân Hàn Quốc.
Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, vụ phóng tên lửa ngày hôm qua của Bình Nhưỡng là nhằm tưởng nhớ một năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-Il. Còn vụ phóng tên lửa hồi tháng 4 năm nay là để kỷ niệm ngày sinh của ông Kim Nhật Thành, người đã sáng lập nên nước CHDCND Triều Tiên và là ông nội của nhà lãnh đạo đương thời Kim Jong-Un.
Mặc dù hai vụ phóng tên lửa bị cho là quá tốn kém, nhưng giới phân tích cũng phải thừa nhận rằng, với lần phóng thành công này, tên tuổi của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un cũng như năng lực tên lửa của Triều Tiên đã được "đánh bóng". "Đây là một cú hích đáng kể trong việc củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un", Cho Min, chuyên gia thuộc Viện Thống nhất quốc gia tại Hàn Quốc nói.
James Schoff, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang công tác tại Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie, thì cho rằng, "vụ phóng tên lửa này chắc chắn sẽ làm tăng sức mạnh của lời nói 'chúng tôi (Triều Tiên) sở hữu loại tên lửa có thể tấn công nước Mỹ'. Sau vụ phóng tên lửa thành công như vậy, người ta sẽ khó có thể phủ định được tính xác thực của câu nói này".
Đồng tình với quan điểm này, Masao Okonogi, giáo sư nghiên cứu Triều Tiên của trường Đại học Keio (Nhật Bản), nhận định động thái mới nhất sẽ nâng Bình Nhưỡng tiến gần hơn vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự an ninh quốc gia của Chính phủ Mỹ. "Hiện tại, Triều Tiên không chỉ trở thành mối đe dọa đối với các quốc gia láng giềng mà còn là mối đe dọa thực sự đối với Mỹ", vị giáo sư này cho hay.
Liên hiệp quốc ước đoán, Triều Tiên có tới 1/3 dân số bị thiếu ăn. Quốc gia này hiện vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc và tiền gửi về của hàng chục nghìn người dân nước này đang lao động ở hải ngoại. Trong khi năm qua, hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc mở cửa nền kinh tế.
Trong hoàn cảnh quy mô kinh tế như vậy, việc phóng tên lửa có thể coi là một trong những cách hiếm hoi để Triều Tiên có thể thu hút sự chú ý của thế giới.
Và trong lúc thế giới lo lắng, thì ở Triều Tiên, người dân lại đổ ra đường bày tỏ sự vui sướng. Hãng tin Kyodo dẫn lời một người dân tên là Ham Myong Son nói, "tôi vô cùng tự hào vì mình là người Triều Tiên". Một phụ nữ tên là Rim Un Hui thì cho biết “tôi tự tin rằng đất nước chúng tôi sẽ thịnh vượng và mạnh mẽ hơn dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-Un”.
Những hình ảnh người dân Triều Tiên vui mừng nhảy múa ngoài trời đầy băng tuyết, hay bật khóc trong các nhà hàng vì quá hạnh phúc sau khi tên lửa được phóng thành công, đã cho thấy một góc nhìn khác về Triều Tiên.
Dẫn lời một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc, hãng tin CNN cho hay, hai quả tên lửa được Triều Tiên phóng hồi tháng 4 và sáng qua (12/12) có giá 600 triệu USD. Chi phí xây dựng bệ phóng hết khoảng 400 triệu USD và các chi phí cơ sở vật chất liên quan tốn thêm 300 triệu USD.
“Số tiền này tương đương với 4.6 triệu tấn ngô. Nếu khoản đó được sử dụng để giải quyết vấn đề thiếu lương thực trong nước, CHDCND Triều Tiên sẽ không phải lo lắng về lương thực trong vòng 4-5 năm”, quan chức trên nói với hãng tin CNN. Trong khi đó, theo CIA World Factbook, Triều Tiên vẫn thuộc nước nghèo với tổng giá trị của toàn nền kinh tế chỉ vào khoảng 40 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo lời Giám đốc Trung tâm mạng lưới hòa bình ở Hàn Quốc, ông Cheong Wook Sik, thì chi phí cho vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng có khả năng thấp hơn nhiều so với con số ước tính 1,3 tỷ USD, do thu nhập của người dân Triều Tiên thấp hơn so với thu nhập của người dân Hàn Quốc.
Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, vụ phóng tên lửa ngày hôm qua của Bình Nhưỡng là nhằm tưởng nhớ một năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-Il. Còn vụ phóng tên lửa hồi tháng 4 năm nay là để kỷ niệm ngày sinh của ông Kim Nhật Thành, người đã sáng lập nên nước CHDCND Triều Tiên và là ông nội của nhà lãnh đạo đương thời Kim Jong-Un.
Mặc dù hai vụ phóng tên lửa bị cho là quá tốn kém, nhưng giới phân tích cũng phải thừa nhận rằng, với lần phóng thành công này, tên tuổi của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un cũng như năng lực tên lửa của Triều Tiên đã được "đánh bóng". "Đây là một cú hích đáng kể trong việc củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-Un", Cho Min, chuyên gia thuộc Viện Thống nhất quốc gia tại Hàn Quốc nói.
James Schoff, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang công tác tại Quỹ Hòa bình quốc tế Carnegie, thì cho rằng, "vụ phóng tên lửa này chắc chắn sẽ làm tăng sức mạnh của lời nói 'chúng tôi (Triều Tiên) sở hữu loại tên lửa có thể tấn công nước Mỹ'. Sau vụ phóng tên lửa thành công như vậy, người ta sẽ khó có thể phủ định được tính xác thực của câu nói này".
Đồng tình với quan điểm này, Masao Okonogi, giáo sư nghiên cứu Triều Tiên của trường Đại học Keio (Nhật Bản), nhận định động thái mới nhất sẽ nâng Bình Nhưỡng tiến gần hơn vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự an ninh quốc gia của Chính phủ Mỹ. "Hiện tại, Triều Tiên không chỉ trở thành mối đe dọa đối với các quốc gia láng giềng mà còn là mối đe dọa thực sự đối với Mỹ", vị giáo sư này cho hay.
Liên hiệp quốc ước đoán, Triều Tiên có tới 1/3 dân số bị thiếu ăn. Quốc gia này hiện vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu khoáng sản sang Trung Quốc và tiền gửi về của hàng chục nghìn người dân nước này đang lao động ở hải ngoại. Trong khi năm qua, hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy Triều Tiên đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc mở cửa nền kinh tế.
Trong hoàn cảnh quy mô kinh tế như vậy, việc phóng tên lửa có thể coi là một trong những cách hiếm hoi để Triều Tiên có thể thu hút sự chú ý của thế giới.
Và trong lúc thế giới lo lắng, thì ở Triều Tiên, người dân lại đổ ra đường bày tỏ sự vui sướng. Hãng tin Kyodo dẫn lời một người dân tên là Ham Myong Son nói, "tôi vô cùng tự hào vì mình là người Triều Tiên". Một phụ nữ tên là Rim Un Hui thì cho biết “tôi tự tin rằng đất nước chúng tôi sẽ thịnh vượng và mạnh mẽ hơn dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong-Un”.
Những hình ảnh người dân Triều Tiên vui mừng nhảy múa ngoài trời đầy băng tuyết, hay bật khóc trong các nhà hàng vì quá hạnh phúc sau khi tên lửa được phóng thành công, đã cho thấy một góc nhìn khác về Triều Tiên.