Vì sao Trung Quốc muốn “ve vãn” Ấn Độ?
“Trung Quốc muốn hợp tác với Ấn Độ trên cơ sở tốt hơn, vì không muốn Ấn Độ quay sang các nền dân chủ khác ở châu Á”
Hôm qua (8/6), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đi thăm Ấn Độ hai ngày, đánh dấu cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai nước kể từ khi tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền.
Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, ông Vương Nghị đã có cuộc hội đàm kéo dài hơn 3 tiếng với người đồng cấp nước chủ nhà Sushma Swaraj để bàn về những vấn đề khu vực và quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin, hai bộ trưởng đã xác định chương trình nghị sự cho các cuộc đối thoại giữa hai nước trong 6 tháng tới.
Bộ trưởng bộ ngoại giao hai nước Ấn, Trung cũng cùng nhau lên kế hoạch tiến hành các chuyến thăm cấp cao qua lại trong những tháng tới, đồng thời trao đổi về những vấn đề kinh tế, định hướng quan hệ kinh tế cùng các cơ hội tiềm năng cho cả hai bên. Những vấn đề như giao lưu nhân dân, biên giới, chống khủng bố, hợp tác hạt nhân cũng đã được hai quan chức trao đổi tại hội đàm.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Vương Nghị đến New Delhi với tư cách là “đặc phái viên” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm bắt đầu quá trình đối thoại với chính quyền mới của Ấn Độ. "Chuyến thăm là một yếu tố quan trọng trong năm trao đổi Ấn Độ - Trung Quốc và sẽ là bàn đạp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc", thông cáo của bộ trên nêu rõ.
Mạng tin Oneindia ngày 8/6 dẫn lời chuyên gia về chính sách đối ngoại Ranjit Gupta, thành viên Hội đồng Cố vấn an ninh Ấn Độ thuộc Viện Nghiên cứu Ấn Độ - Mỹ có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho rằng chuyến thăm Ấn Độ của ông Vương Nghị là "một điềm tốt". Trung Quốc đang cố gắng tìm cách ve vãn chính phủ mới tại Ấn Độ và chuyến thăm lần này là một "thiện chí lớn".
"Ấn Độ và Trung Quốc là các thế lực toàn cầu đang nổi lên và với những quan hệ tốt đẹp hơn, Ấn Độ hy vọng sẽ phục hồi được con đường tăng trưởng, cũng như giành lại được vị thế của minh tại châu Á", ông Gupta nói.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ với thương mại hai chiều gần 70 tỷ USD, song thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc đã lên gần 40 tỷ USD từ mức 1 tỷ USD năm 2001. Nhiệm vụ của ông Modi là phải thu hẹp mức thâm hụt này bằng cách cho hàng hóa Ấn Độ tiếp cận lớn hơn thị trường Trung Quốc để đưa thương mại 2 chiều lên 100 tỷ USD vào 2015.
Do vậy, ngay khi lên nắm quyền, ông Modi, người được xem là một chính khách theo đường lối chủ nghĩa dân tộc cực đoạn, đã bày tỏ ý muốn hợp tác cùng Trung Quốc, Pakistan. Ông còn mời ông Tập tới thăm Ấn Độ.
Tuy nhiên, một số học giả Ấn Độ lại tỏ ra lo ngại về các đối sách thân thiện với Bắc Kinh của ông Modi. Mạng Rediff hôm 6/6 dẫn lời giáo sư Srikanth Kondapalli, chuyên gia về Trung Quốc ở trường Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi nói, "phản ứng của chính phủ Modi trước sự hăm hở của Bắc Kinh cần phải dựa trên sức mạnh nội tại và vị trí địa chính trị thuận lợi” của Ấn Độ.
Tờ India Today cũng nhận định rằng, "ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc thiết tha cải thiện quan hệ với Ấn Độ giữa lúc Bắc Kinh đang đối diện nhiều thách thức nghiêm trọng, do tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, với Việt Nam, Philippines và nhiều quốc gia láng giềng ven biển khác ở biển Đông và trong lúc Mỹ đang đẩy mạnh quân đội vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Hãng tin AFP dẫn lời các nhà phân tích tin tưởng rằng, Bắc Kinh, bằng cách thúc đẩy các mối quan hệ với chính quyền ông Modi, sẽ đảm bảo được vị trí đối tác thương mại và chiến lược lớn nhất của New Delhi ở châu Á.
"Họ muốn hợp tác với Ấn Độ trên nền tảng tốt hơn và xây dựng hơn, bởi họ không muốn Ấn Độ quay sang các nền dân chủ khác ở châu Á, vì điều đó làm lệch cán cân đối trọng với Trung Quốc”, chuyên gia quân sự Bharat Verma nói. Theo ông, có thể Bắc Kinh sẽ mở lời đề nghị giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới đất liền vốn là cái gai trong quan hệ 2 nước hơn nửa thế kỷ qua.
Thực tế là, dù cho kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt gần 70 tỷ USD, song Ấn Độ và Trung Quốc vẫn nghi kỵ lẫn nhau. Hiện Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục đòi chủ quyền đối với vùng phía đông Himalaya, nơi có bang Arunachal Pradesh. Về phần mình, Ấn Độ cũng cáo buộc Trung Quốc xâm phạm gần 20 km vào lãnh thổ của Ấn Độ, gây ra cuộc đối đầu ba tuần hồi tháng 4/2013.
Truyền thông Ấn Độ còn cho biết, hiện quốc gia này đang thành lập một lực lượng với quân số lên tới 90.000 binh sỹ, để bảo vệ khu vực biên giới của nước này với Trung Quốc. Lực lượng này sẽ được trang bị pháo cối, súng phòng không và các thiết bị hiện đại khác. Theo kế hoạch, ngân sách hoạt động của lực lượng này trong thời gian năm năm tới sẽ lên đến con số 10,6 tỷ USD.
Theo mạng tin Oneindia, ông Modi từng cảnh báo Trung Quốc nên từ bỏ "ý niệm bành trướng" khi ông tiến hành vận động tranh cử hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố rằng, nước này "chưa từng gây chiến để cướp, dù chỉ là một inch đất, của nước khác".
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, hôm nay (9/6), ông Vương Nghị sẽ gặp ông Modi và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee. Trả lời tờ The Hindu, ông Vương Nghị nói, Ấn Độ và Trung Quốc "có nhiều đồng thuận chiến lược hơn là bất đồng" và xác nhận ông Tập Cận Bình sẽ thăm Ấn Độ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định, nước này sẽ lắng nghe và sẵn sàng hợp tác.
Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, ông Vương Nghị đã có cuộc hội đàm kéo dài hơn 3 tiếng với người đồng cấp nước chủ nhà Sushma Swaraj để bàn về những vấn đề khu vực và quốc tế mà cả hai bên cùng quan tâm. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin, hai bộ trưởng đã xác định chương trình nghị sự cho các cuộc đối thoại giữa hai nước trong 6 tháng tới.
Bộ trưởng bộ ngoại giao hai nước Ấn, Trung cũng cùng nhau lên kế hoạch tiến hành các chuyến thăm cấp cao qua lại trong những tháng tới, đồng thời trao đổi về những vấn đề kinh tế, định hướng quan hệ kinh tế cùng các cơ hội tiềm năng cho cả hai bên. Những vấn đề như giao lưu nhân dân, biên giới, chống khủng bố, hợp tác hạt nhân cũng đã được hai quan chức trao đổi tại hội đàm.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Vương Nghị đến New Delhi với tư cách là “đặc phái viên” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm bắt đầu quá trình đối thoại với chính quyền mới của Ấn Độ. "Chuyến thăm là một yếu tố quan trọng trong năm trao đổi Ấn Độ - Trung Quốc và sẽ là bàn đạp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc", thông cáo của bộ trên nêu rõ.
Mạng tin Oneindia ngày 8/6 dẫn lời chuyên gia về chính sách đối ngoại Ranjit Gupta, thành viên Hội đồng Cố vấn an ninh Ấn Độ thuộc Viện Nghiên cứu Ấn Độ - Mỹ có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho rằng chuyến thăm Ấn Độ của ông Vương Nghị là "một điềm tốt". Trung Quốc đang cố gắng tìm cách ve vãn chính phủ mới tại Ấn Độ và chuyến thăm lần này là một "thiện chí lớn".
"Ấn Độ và Trung Quốc là các thế lực toàn cầu đang nổi lên và với những quan hệ tốt đẹp hơn, Ấn Độ hy vọng sẽ phục hồi được con đường tăng trưởng, cũng như giành lại được vị thế của minh tại châu Á", ông Gupta nói.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ với thương mại hai chiều gần 70 tỷ USD, song thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc đã lên gần 40 tỷ USD từ mức 1 tỷ USD năm 2001. Nhiệm vụ của ông Modi là phải thu hẹp mức thâm hụt này bằng cách cho hàng hóa Ấn Độ tiếp cận lớn hơn thị trường Trung Quốc để đưa thương mại 2 chiều lên 100 tỷ USD vào 2015.
Do vậy, ngay khi lên nắm quyền, ông Modi, người được xem là một chính khách theo đường lối chủ nghĩa dân tộc cực đoạn, đã bày tỏ ý muốn hợp tác cùng Trung Quốc, Pakistan. Ông còn mời ông Tập tới thăm Ấn Độ.
Tuy nhiên, một số học giả Ấn Độ lại tỏ ra lo ngại về các đối sách thân thiện với Bắc Kinh của ông Modi. Mạng Rediff hôm 6/6 dẫn lời giáo sư Srikanth Kondapalli, chuyên gia về Trung Quốc ở trường Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi nói, "phản ứng của chính phủ Modi trước sự hăm hở của Bắc Kinh cần phải dựa trên sức mạnh nội tại và vị trí địa chính trị thuận lợi” của Ấn Độ.
Tờ India Today cũng nhận định rằng, "ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc thiết tha cải thiện quan hệ với Ấn Độ giữa lúc Bắc Kinh đang đối diện nhiều thách thức nghiêm trọng, do tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, với Việt Nam, Philippines và nhiều quốc gia láng giềng ven biển khác ở biển Đông và trong lúc Mỹ đang đẩy mạnh quân đội vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Hãng tin AFP dẫn lời các nhà phân tích tin tưởng rằng, Bắc Kinh, bằng cách thúc đẩy các mối quan hệ với chính quyền ông Modi, sẽ đảm bảo được vị trí đối tác thương mại và chiến lược lớn nhất của New Delhi ở châu Á.
"Họ muốn hợp tác với Ấn Độ trên nền tảng tốt hơn và xây dựng hơn, bởi họ không muốn Ấn Độ quay sang các nền dân chủ khác ở châu Á, vì điều đó làm lệch cán cân đối trọng với Trung Quốc”, chuyên gia quân sự Bharat Verma nói. Theo ông, có thể Bắc Kinh sẽ mở lời đề nghị giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới đất liền vốn là cái gai trong quan hệ 2 nước hơn nửa thế kỷ qua.
Thực tế là, dù cho kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt gần 70 tỷ USD, song Ấn Độ và Trung Quốc vẫn nghi kỵ lẫn nhau. Hiện Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục đòi chủ quyền đối với vùng phía đông Himalaya, nơi có bang Arunachal Pradesh. Về phần mình, Ấn Độ cũng cáo buộc Trung Quốc xâm phạm gần 20 km vào lãnh thổ của Ấn Độ, gây ra cuộc đối đầu ba tuần hồi tháng 4/2013.
Truyền thông Ấn Độ còn cho biết, hiện quốc gia này đang thành lập một lực lượng với quân số lên tới 90.000 binh sỹ, để bảo vệ khu vực biên giới của nước này với Trung Quốc. Lực lượng này sẽ được trang bị pháo cối, súng phòng không và các thiết bị hiện đại khác. Theo kế hoạch, ngân sách hoạt động của lực lượng này trong thời gian năm năm tới sẽ lên đến con số 10,6 tỷ USD.
Theo mạng tin Oneindia, ông Modi từng cảnh báo Trung Quốc nên từ bỏ "ý niệm bành trướng" khi ông tiến hành vận động tranh cử hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, đáp lại, Bắc Kinh tuyên bố rằng, nước này "chưa từng gây chiến để cướp, dù chỉ là một inch đất, của nước khác".
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, hôm nay (9/6), ông Vương Nghị sẽ gặp ông Modi và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee. Trả lời tờ The Hindu, ông Vương Nghị nói, Ấn Độ và Trung Quốc "có nhiều đồng thuận chiến lược hơn là bất đồng" và xác nhận ông Tập Cận Bình sẽ thăm Ấn Độ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định, nước này sẽ lắng nghe và sẵn sàng hợp tác.