Vì sao Trung Quốc ngăn Coca-Cola mua lại Huiyuan Juice?
Coca-Cola đã đề nghị mua lại China Huiyuan Juice - công ty dẫn đầu thị trường nước trái cây ở Trung Quốc
Giữa tự do lưu chuyển vốn trên thế giới và tự do cạnh tranh trên thị trường nước giải khát, Trung Quốc đã chọn giải pháp thứ hai bằng cách không bán Huiyuan cho Coca-Cola khi tập đoàn Mỹ ra giá 2,4 tỉ Đô la.
Đặt chân đến Trung Quốc từ ba thập kỷ trước, Coca-Cola muốn gia tăng sự hiện diện của mình trên thị trường bằng cách đề nghị mua lại China Huiyuan Juice từ tháng 9 năm ngoái, khi tập đoàn có niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông này được cả ba cổ đông chính gồm Danone (chiếm 22,98% cổ phần), nhà sáng lập Zhu Xinli (36%) và quỹ đầu tư Warburg Pincus của Mỹ (6,8%) chấp thuận.
Chỉ áp dụng luật chống độc quyền
Kết cục của thương vụ trên được các nhà quan sát quốc tế theo dõi rất kỹ vì lần đầu tiên, nó sẽ thử nghiệm đạo luật chống độc quyền mới được Trung Quốc ban hành từ tháng 8 năm ngoái.
Ngoài ra, nó cũng cho phép đánh giá thái độ của Bắc Kinh đối với các công ty nước ngoài muốn mua lại các tập đoàn nội địa. Trong thực tế, việc Coca-Cola muốn mua Huiyuan là sự kiện rất quan trọng ở chỗ có một công ty nước ngoài muốn nắm quyền kiểm soát một công ty hàng đầu của Trung Quốc.
Theo Viện Euromonitor, Coca-Cola China chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường nước giải khát không có cồn trong năm 2007, với 52,5% thị phần. Trong khi đó, Huiyan dẫn đầu thị trường nước trái cây với 33% thị phần. Theo Merrill Lynch, cả hai công ty này kiểm soát 37% thị trường nước trái cây của Trung Quốc.
“Các công ty nước giải khát nhỏ sẽ không cạnh tranh nổi và người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận sản phẩm với mức giá cao hơn và ít lựa chọn hơn”, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định. Theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, “việc Chính phủ không cho Coca-Cola mua lại Huiyuan là đánh giá khách quan, dựa trên luật chống độc quyền”.
Tuy nhiên, ông Yi Xianrong thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng thị trường nước giải khát rất cạnh tranh và không có nguy cơ độc quyền. Vấn đề là khái niệm vi phạm cạnh tranh không được định nghĩa rạch ròi trong luật mới có hiệu lực chỉ từ tháng 8/2008.
Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu đặt ở Trung Quốc tỏ thái độ hoài nghi trước đạo luật mới lúc được thông qua, đặc biệt là kêu gọi Bắc Kinh làm rõ hơn những thủ tục trong tiến trình xét duyệt hồ sơ. Theo một bài báo của Wall Street Journal, phía Trung Quốc có định nghĩa rộng hơn về vị trí thống lĩnh vì họ tính đến tầm vóc công ty hơn là thị phần.
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nản lòng?
Luật chống độc quyền được xem là một rào cản mới đối với đầu tư nước ngoài, sau khi Trung Quốc đã có hơn 30 năm tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế. “Quyết định trên gửi một thông điệp khiến nhà đầu tư nước ngoài lo ngại. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu quay lưng với chính sách tự do kinh tế từng giúp tạo ra sự năng động kinh tế của mình”, tờ Wall Street Journal Asia viết.
“Trong tương lai, việc nắm quyền kiểm soát các công ty Trung Quốc sẽ không đơn giản như trước đây”, Nina Zhou, chuyên gia thuộc công ty nghiên cứu thị trường Frost and Sullivan tại Thượng Hải nhận định. Một bài báo trên South China Morning Post cũng bày tỏ lo ngại những hệ quả tác động đến đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc khi nhắc rằng trong tháng 7/2008, tập đoàn xây dựng Xugong Group buộc phải từ chối bán cổ phần cho quỹ đầu tư Carlyle của Mỹ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra hốt hoảng. Ông Steve Dickinson của Công ty Harris Moure (Mỹ) cho rằng Coca-Cola thất bại là do các nguyên tắc chi phối việc mua lại doanh nghiệp ở Trung Quốc. Trên blog của mình, ông giải thích: “Chính phủ Trung Quốc chỉ chấp nhận cho công ty nước ngoài mua lại trong những trường hợp sau: doanh nghiệp thuộc loại nhỏ, hoặc có tầm vóc quan trọng nhưng trong tình trạng kinh doanh không tốt và được đối tác cam kết tái cơ cấu; tập đoàn nước ngoài mua lại cổ phần thiểu số của một công ty kinh doanh tốt đổi lấy việc chuyển giao công nghệ hoặc tiếp cận thị trường”.
Theo Steve Dickinson, chẳng có gì ngạc nhiên trước quyết định từ chối của Bắc Kinh. Dù không thể có khả năng một công ty nước ngoài nắm quyền kiểm soát một công ty Trung Quốc đang ăn nên làm ra, chính phủ vẫn mở cửa với bất cứ đầu tư nước ngoài nào có thể tạo ra hoạt động mới ở Trung Quốc. Ông Mei Xinyu, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc khẳng định rằng việc áp dụng luật chống độc quyền thậm chí khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ yên tâm rằng luật lệ được tôn trọng ở Trung Quốc.
Liên quan đến những cáo buộc tinh thần yêu nước trong kinh tế, có ý kiến cho rằng những quốc gia khác cũng chẳng tốt lành hơn. Tờ Le Monde nhắc lại rằng năm 2005, Chính phủ Mỹ cũng từng thuyết phục công ty China National Offshore Oil Company từ bỏ lời dạm mua tập đoàn dầu khí Unocal của Mỹ bằng cách nêu ra đặc tính chiến lược của thương vụ này.
Tại Pháp năm 1999, Paris cũng đã ngăn chặn Coca mua lại Orangina sau khi Hội đồng Cạnh tranh nước này có ý kiến không chấp thuận.
Có thể việc Coca-Cola bị từ chối vào thời điểm này là không thích hợp, khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm phát sinh những vi phạm đến tự do mậu dịch và lưu chuyển vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi một biểu tượng thương hiệu toàn cầu bị từ chối sở hữu một trong những thương hiệu quốc gia nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
“Công nghiệp nước giải khát trái cây không phải là lĩnh vực nhạy cảm, nhưng Chính phủ không muốn nhìn thấy một nhãn hiệu nội địa quan trọng bị mua lại”, nhà phân tích Renee Tai của công ty chứng khoán CIMB-GK Securities ở Hồng Kông bình luận.
Hệ quả của vụ việc trên có thể ảnh hưởng đến các công ty của Trung Quốc muốn mua lại công ty nước ngoài. Chẳng hạn Chinalco vẫn đang thương lượng với Úc để tham gia vào vốn của tập đoàn khai thác mỏ Rio Tinto.
Tấn Lộc (TBKTSG)
Đặt chân đến Trung Quốc từ ba thập kỷ trước, Coca-Cola muốn gia tăng sự hiện diện của mình trên thị trường bằng cách đề nghị mua lại China Huiyuan Juice từ tháng 9 năm ngoái, khi tập đoàn có niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông này được cả ba cổ đông chính gồm Danone (chiếm 22,98% cổ phần), nhà sáng lập Zhu Xinli (36%) và quỹ đầu tư Warburg Pincus của Mỹ (6,8%) chấp thuận.
Chỉ áp dụng luật chống độc quyền
Kết cục của thương vụ trên được các nhà quan sát quốc tế theo dõi rất kỹ vì lần đầu tiên, nó sẽ thử nghiệm đạo luật chống độc quyền mới được Trung Quốc ban hành từ tháng 8 năm ngoái.
Ngoài ra, nó cũng cho phép đánh giá thái độ của Bắc Kinh đối với các công ty nước ngoài muốn mua lại các tập đoàn nội địa. Trong thực tế, việc Coca-Cola muốn mua Huiyuan là sự kiện rất quan trọng ở chỗ có một công ty nước ngoài muốn nắm quyền kiểm soát một công ty hàng đầu của Trung Quốc.
Theo Viện Euromonitor, Coca-Cola China chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường nước giải khát không có cồn trong năm 2007, với 52,5% thị phần. Trong khi đó, Huiyan dẫn đầu thị trường nước trái cây với 33% thị phần. Theo Merrill Lynch, cả hai công ty này kiểm soát 37% thị trường nước trái cây của Trung Quốc.
“Các công ty nước giải khát nhỏ sẽ không cạnh tranh nổi và người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận sản phẩm với mức giá cao hơn và ít lựa chọn hơn”, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định. Theo phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, “việc Chính phủ không cho Coca-Cola mua lại Huiyuan là đánh giá khách quan, dựa trên luật chống độc quyền”.
Tuy nhiên, ông Yi Xianrong thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng thị trường nước giải khát rất cạnh tranh và không có nguy cơ độc quyền. Vấn đề là khái niệm vi phạm cạnh tranh không được định nghĩa rạch ròi trong luật mới có hiệu lực chỉ từ tháng 8/2008.
Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu đặt ở Trung Quốc tỏ thái độ hoài nghi trước đạo luật mới lúc được thông qua, đặc biệt là kêu gọi Bắc Kinh làm rõ hơn những thủ tục trong tiến trình xét duyệt hồ sơ. Theo một bài báo của Wall Street Journal, phía Trung Quốc có định nghĩa rộng hơn về vị trí thống lĩnh vì họ tính đến tầm vóc công ty hơn là thị phần.
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nản lòng?
Luật chống độc quyền được xem là một rào cản mới đối với đầu tư nước ngoài, sau khi Trung Quốc đã có hơn 30 năm tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế. “Quyết định trên gửi một thông điệp khiến nhà đầu tư nước ngoài lo ngại. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu quay lưng với chính sách tự do kinh tế từng giúp tạo ra sự năng động kinh tế của mình”, tờ Wall Street Journal Asia viết.
“Trong tương lai, việc nắm quyền kiểm soát các công ty Trung Quốc sẽ không đơn giản như trước đây”, Nina Zhou, chuyên gia thuộc công ty nghiên cứu thị trường Frost and Sullivan tại Thượng Hải nhận định. Một bài báo trên South China Morning Post cũng bày tỏ lo ngại những hệ quả tác động đến đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc khi nhắc rằng trong tháng 7/2008, tập đoàn xây dựng Xugong Group buộc phải từ chối bán cổ phần cho quỹ đầu tư Carlyle của Mỹ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra hốt hoảng. Ông Steve Dickinson của Công ty Harris Moure (Mỹ) cho rằng Coca-Cola thất bại là do các nguyên tắc chi phối việc mua lại doanh nghiệp ở Trung Quốc. Trên blog của mình, ông giải thích: “Chính phủ Trung Quốc chỉ chấp nhận cho công ty nước ngoài mua lại trong những trường hợp sau: doanh nghiệp thuộc loại nhỏ, hoặc có tầm vóc quan trọng nhưng trong tình trạng kinh doanh không tốt và được đối tác cam kết tái cơ cấu; tập đoàn nước ngoài mua lại cổ phần thiểu số của một công ty kinh doanh tốt đổi lấy việc chuyển giao công nghệ hoặc tiếp cận thị trường”.
Theo Steve Dickinson, chẳng có gì ngạc nhiên trước quyết định từ chối của Bắc Kinh. Dù không thể có khả năng một công ty nước ngoài nắm quyền kiểm soát một công ty Trung Quốc đang ăn nên làm ra, chính phủ vẫn mở cửa với bất cứ đầu tư nước ngoài nào có thể tạo ra hoạt động mới ở Trung Quốc. Ông Mei Xinyu, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc khẳng định rằng việc áp dụng luật chống độc quyền thậm chí khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ yên tâm rằng luật lệ được tôn trọng ở Trung Quốc.
Liên quan đến những cáo buộc tinh thần yêu nước trong kinh tế, có ý kiến cho rằng những quốc gia khác cũng chẳng tốt lành hơn. Tờ Le Monde nhắc lại rằng năm 2005, Chính phủ Mỹ cũng từng thuyết phục công ty China National Offshore Oil Company từ bỏ lời dạm mua tập đoàn dầu khí Unocal của Mỹ bằng cách nêu ra đặc tính chiến lược của thương vụ này.
Tại Pháp năm 1999, Paris cũng đã ngăn chặn Coca mua lại Orangina sau khi Hội đồng Cạnh tranh nước này có ý kiến không chấp thuận.
Có thể việc Coca-Cola bị từ chối vào thời điểm này là không thích hợp, khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm phát sinh những vi phạm đến tự do mậu dịch và lưu chuyển vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi một biểu tượng thương hiệu toàn cầu bị từ chối sở hữu một trong những thương hiệu quốc gia nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
“Công nghiệp nước giải khát trái cây không phải là lĩnh vực nhạy cảm, nhưng Chính phủ không muốn nhìn thấy một nhãn hiệu nội địa quan trọng bị mua lại”, nhà phân tích Renee Tai của công ty chứng khoán CIMB-GK Securities ở Hồng Kông bình luận.
Hệ quả của vụ việc trên có thể ảnh hưởng đến các công ty của Trung Quốc muốn mua lại công ty nước ngoài. Chẳng hạn Chinalco vẫn đang thương lượng với Úc để tham gia vào vốn của tập đoàn khai thác mỏ Rio Tinto.
Tấn Lộc (TBKTSG)