Vì sao Việt Nam phải nhập cỏ?
Là một nước nông nghiệp, nhưng Việt Nam lại phải nhập khẩu cỏ để phục vụ chăn nuôi bò sữa
Là một nước nông nghiệp, nhưng Việt Nam lại phải nhập khẩu cỏ để phục vụ chăn nuôi bò sữa, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao cho biết như vậy tại một hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức đầu tháng 8.
Theo ông Giao, trong năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 2.800 tấn cỏ thành phẩm phục vụ chăn nuôi bò sữa. “Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, một số đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nước ta là nước nông nghiệp, nhưng phải nhập khẩu cả ngô và cỏ làm thức ăn chăn nuôi là nghịch lý. Nhưng việc phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu giàu đạm cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là việc bất khả kháng, vì những cây có hàm lượng đạm cao thì ta chưa thể trồng được”, ông Giao giãi bày.
Cũng tại hội thảo này, theo TS. Đỗ Kim Tuyên, Trưởng phòng Gia súc lớn - Cục Chăn nuôi, việc giải quyết nhu cầu thức ăn thô xanh hiện là một thách thức lớn.
Ông Tuyên cho biết, hiện tổng đàn gia súc ăn cỏ của nước ta khoảng 11 triệu con. Tổng nhu cầu thức ăn thô xanh vào khoảng 150 triệu tấn/năm. Chăn nuôi gia súc nhai lại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, luôn mất cân đối nguồn cung giữa các mùa, lãng phí phụ phẩm lúc thu hoạch và thiếu thức ăn lúc giáp vụ và mùa đông. Chất lượng cỏ còn rất thấp, giống cỏ trồng hầu hết là cỏ hòa thảo. Cả nước có khoảng 35.681 ha đất cỏ chăn nuôi tự nhiên, nhưng sản lượng rất thấp, chỉ đạt 20 tấn cỏ/ha/năm.
Mặc dù diện tích cỏ trồng thâm canh đã tăng rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 48% năm, từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào năm 2001, đến nay cả nước đã có khoảng 200 nghìn ha đồng cỏ trồng thâm canh. Tuy nhiên, sản lượng này chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh của các loại gia súc ăn cỏ.
Trong khi đó, những giống cỏ nhập nội chủ yếu là cỏ họ hoà thảo, hàm lượng đạm rất thấp, nên năng suất trong chăn nuôi bò sữa thấp, chất lượng sữa không cao. Nhóm cỏ họ đậu có chất lượng tốt hơn, thế nhưng theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Việt Nam lại không có thế mạnh trong việc trồng cây họ đậu. Chẳng hạn với cây đậu tương, năng suất ở nước ta chỉ đạt 1 tấn/ha, phải nghiên cứu mãi các giải pháp tăng năng suất mới đưa được lên 1,4 - 1,7 tấn/ha hiện nay. Trong khi đó ở các nước châu Mỹ, năng suất trồng đậu tương trung bình là 4,5-5 tấn/ha.
“Thúc đẩy trồng cỏ để hạn chế nhập khẩu thức ăn thô xanh là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên nếu giá thành sản xuất cao gấp đôi giá nhập khẩu thì có nên nhất quyết phải tự trồng? Trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều phải nhập khẩu cỏ thành phẩm đóng bánh”, ông Lịch nhận định.
Cũng theo vị Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cả nước có gần 4 triệu ha canh tác lúa mỗi năm cho phế phụ phẩm 40 triệu tấn rơm rạ, thế nhưng hầu như toàn bộ rơm rạ đều bị nông dân đốt hết, quá lãng phí. Do vậy, Chính phủ cần phải xây dựng một chương trình kinh tế xã hội về sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, ngăn cấm người dân đốt rơm rạ, và phải thúc đẩy chế biến bảo quản rơm rạ thành thức ăn cho đại gia súc.
Đáng chú ý, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt hàng phát triển nghiên cứu, thuần dưỡng và chọn tạo các giống cây cỏ họ đậu. Tuy nhiên, “chúng tôi đã thông báo đến các viện nghiên cứu thuộc Bộ, nhưng họ đều “xin hàng” vì cho rằng không làm được”, theo lời ông Lê Văn Bầm, Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. “Chúng tôi đề nghị các nhà khoa học, các cơ quan trong và ngoài Bộ, bất kỳ đơn vị và cá nhân nào có nguyện vọng tham gia thì đề xuất ngay với chúng tôi”, ông Bầm nói.
Theo ông Giao, trong năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 2.800 tấn cỏ thành phẩm phục vụ chăn nuôi bò sữa. “Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, một số đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nước ta là nước nông nghiệp, nhưng phải nhập khẩu cả ngô và cỏ làm thức ăn chăn nuôi là nghịch lý. Nhưng việc phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu giàu đạm cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là việc bất khả kháng, vì những cây có hàm lượng đạm cao thì ta chưa thể trồng được”, ông Giao giãi bày.
Cũng tại hội thảo này, theo TS. Đỗ Kim Tuyên, Trưởng phòng Gia súc lớn - Cục Chăn nuôi, việc giải quyết nhu cầu thức ăn thô xanh hiện là một thách thức lớn.
Ông Tuyên cho biết, hiện tổng đàn gia súc ăn cỏ của nước ta khoảng 11 triệu con. Tổng nhu cầu thức ăn thô xanh vào khoảng 150 triệu tấn/năm. Chăn nuôi gia súc nhai lại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, luôn mất cân đối nguồn cung giữa các mùa, lãng phí phụ phẩm lúc thu hoạch và thiếu thức ăn lúc giáp vụ và mùa đông. Chất lượng cỏ còn rất thấp, giống cỏ trồng hầu hết là cỏ hòa thảo. Cả nước có khoảng 35.681 ha đất cỏ chăn nuôi tự nhiên, nhưng sản lượng rất thấp, chỉ đạt 20 tấn cỏ/ha/năm.
Mặc dù diện tích cỏ trồng thâm canh đã tăng rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 48% năm, từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào năm 2001, đến nay cả nước đã có khoảng 200 nghìn ha đồng cỏ trồng thâm canh. Tuy nhiên, sản lượng này chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu thức ăn thô xanh của các loại gia súc ăn cỏ.
Trong khi đó, những giống cỏ nhập nội chủ yếu là cỏ họ hoà thảo, hàm lượng đạm rất thấp, nên năng suất trong chăn nuôi bò sữa thấp, chất lượng sữa không cao. Nhóm cỏ họ đậu có chất lượng tốt hơn, thế nhưng theo ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, Việt Nam lại không có thế mạnh trong việc trồng cây họ đậu. Chẳng hạn với cây đậu tương, năng suất ở nước ta chỉ đạt 1 tấn/ha, phải nghiên cứu mãi các giải pháp tăng năng suất mới đưa được lên 1,4 - 1,7 tấn/ha hiện nay. Trong khi đó ở các nước châu Mỹ, năng suất trồng đậu tương trung bình là 4,5-5 tấn/ha.
“Thúc đẩy trồng cỏ để hạn chế nhập khẩu thức ăn thô xanh là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên nếu giá thành sản xuất cao gấp đôi giá nhập khẩu thì có nên nhất quyết phải tự trồng? Trong khi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đều phải nhập khẩu cỏ thành phẩm đóng bánh”, ông Lịch nhận định.
Cũng theo vị Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cả nước có gần 4 triệu ha canh tác lúa mỗi năm cho phế phụ phẩm 40 triệu tấn rơm rạ, thế nhưng hầu như toàn bộ rơm rạ đều bị nông dân đốt hết, quá lãng phí. Do vậy, Chính phủ cần phải xây dựng một chương trình kinh tế xã hội về sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, ngăn cấm người dân đốt rơm rạ, và phải thúc đẩy chế biến bảo quản rơm rạ thành thức ăn cho đại gia súc.
Đáng chú ý, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt hàng phát triển nghiên cứu, thuần dưỡng và chọn tạo các giống cây cỏ họ đậu. Tuy nhiên, “chúng tôi đã thông báo đến các viện nghiên cứu thuộc Bộ, nhưng họ đều “xin hàng” vì cho rằng không làm được”, theo lời ông Lê Văn Bầm, Vụ phó Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. “Chúng tôi đề nghị các nhà khoa học, các cơ quan trong và ngoài Bộ, bất kỳ đơn vị và cá nhân nào có nguyện vọng tham gia thì đề xuất ngay với chúng tôi”, ông Bầm nói.