Vì sao Vietcombank dồn dập mở chi nhánh mới?
Chỉ riêng tại Tp.HCM, Vietcombank vừa cùng lúc khai trương 5 chi nhánh mới
Theo kế hoạch đã định, 2016 sẽ là năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có lượng chi nhánh mở mới lớn nhất đối với họ trong nhiều năm trở lại đây.
Ngày 14/3 vừa qua, cùng lúc, Vietcombank đưa vào hoạt động mới 5 chi nhánh tại địa bàn Tp.HCM, gồm Tây Sài Gòn, quận 2, quận 8, quận 9 và Gò Vấp.
Việc cùng lúc khai trương 5 chi nhánh mới tại Tp.HCM là rất đáng chú ý, vì đây là địa bàn lớn nhất đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung. Mặt khác, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, không phải bất cứ ngân hàng nào cũng có thể mở mới được nhiều chi nhánh tại đây.
Cụ thể, theo quy định hiện hành, để lập một chi nhánh mới nội thành tại Tp.HCM, ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ (giá trị thực) đối ứng 300 tỷ đồng. Riêng điều kiện này, quy mô vốn của Vietcombank có dư.
Nhưng nhìn ngược lại, việc mở dồn một lúc 5 chi nhánh mới tại địa bàn trọng điểm này cho thấy sự hiện diện và thị phần của Vietcombank chưa phát triển tương xứng?
Có một lý do chung, trong giai đoạn 2011-2014, thậm chí đến 2015, hoạt động mở mới chi nhánh của các ngân hàng thương mại, trong đó có Vietcombank, bị hạn chế do Ngân hàng Nhà nước “siết” lại. Ngay với Vietcombank, trong năm 2015 cũng chỉ mở mới được 6 chi nhánh, một phần có lý do từ khó khăn chung trong định hướng phát triển toàn ngành.
Ngoài ra, theo lý giải từ lãnh đạo chuyên trách của Vietcombank, trong những năm gần đây họ thận trọng về kế hoạch phát triển mạng lưới qua việc mở chi nhánh mới. Một mặt, phần lớn hệ thống chi nhánh hiện có đảm đương được mục tiêu chiếm và giữ thị phần; mặt khác, ngân hàng dồn sức để tái cơ cấu và củng cố an toàn hoạt động, trong bối cảnh nợ xấu toàn ngành nói chung gia tăng phức tạp và áp lực thực hiện các chuẩn mực hoạt động cao hơn...
Tuy nhiên, từ năm 2014 và 2015, các chi nhánh mới của Vietcombank đi vào hoạt động, cho hiệu quả và có lãi khá nhanh, như một “phép thử” tốt để ngân hàng này đẩy mạnh hơn việc mở rộng mạng lưới.
Sang 2016, với loạt 5 chi nhánh mới trên, tốc độ mở mới đã được đẩy nhanh hơn. Và dự kiến trong năm nay Vietcombank sẽ thành lập thêm 5 chi nhánh mới nữa tại Nam Hải Phòng, Nam Đà Nẵng, Phú Quốc, Hưng Yên và Bình Phước.
Đây là số lượng và tần suất mở mới lớn và nhanh của riêng Vietcombank trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, ở hướng phát triển mạng lưới, “ông lớn” này lại chậm nhất so với khối ngân hàng thương mại nhà nước, thậm chí so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác.
Ngoại trừ đặc thù bao phủ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), hai thành viên lớn khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Công thương (VietinBank) cũng đã bỏ xa Vietcombank về quy mô mở rộng số lượng chi nhánh.
Cụ thể, tính đến 31/12/2015, VietinBank đã có 149 chi nhánh, BIDV có tới 182 chi nhánh, trong khi Vietcombank mới chỉ có 95 chi nhánh.
Tuy nhiên, so sánh trên lại cho thấy một thực tế khác trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam hiện nay: không hẳn thành viên có quy mô lớn về số lượng chi nhánh thì hiệu quả hoạt động sẽ vượt trội hơn.
Với riêng Vietcombank, số lượng chi nhánh ít hơn nhiều so với BIDV và VietinBank, nhưng, sau khi đã thực hiện xong việc trích lập dự phòng trong năm 2015 (với tỷ lệ hơn 120% nợ xấu), ngân hàng này sẽ bắt đầu tăng tốc rõ hơn về lợi nhuận để thực tế trên có thể càng nổi bật hơn.
Ngày 14/3 vừa qua, cùng lúc, Vietcombank đưa vào hoạt động mới 5 chi nhánh tại địa bàn Tp.HCM, gồm Tây Sài Gòn, quận 2, quận 8, quận 9 và Gò Vấp.
Việc cùng lúc khai trương 5 chi nhánh mới tại Tp.HCM là rất đáng chú ý, vì đây là địa bàn lớn nhất đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung. Mặt khác, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, không phải bất cứ ngân hàng nào cũng có thể mở mới được nhiều chi nhánh tại đây.
Cụ thể, theo quy định hiện hành, để lập một chi nhánh mới nội thành tại Tp.HCM, ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ (giá trị thực) đối ứng 300 tỷ đồng. Riêng điều kiện này, quy mô vốn của Vietcombank có dư.
Nhưng nhìn ngược lại, việc mở dồn một lúc 5 chi nhánh mới tại địa bàn trọng điểm này cho thấy sự hiện diện và thị phần của Vietcombank chưa phát triển tương xứng?
Có một lý do chung, trong giai đoạn 2011-2014, thậm chí đến 2015, hoạt động mở mới chi nhánh của các ngân hàng thương mại, trong đó có Vietcombank, bị hạn chế do Ngân hàng Nhà nước “siết” lại. Ngay với Vietcombank, trong năm 2015 cũng chỉ mở mới được 6 chi nhánh, một phần có lý do từ khó khăn chung trong định hướng phát triển toàn ngành.
Ngoài ra, theo lý giải từ lãnh đạo chuyên trách của Vietcombank, trong những năm gần đây họ thận trọng về kế hoạch phát triển mạng lưới qua việc mở chi nhánh mới. Một mặt, phần lớn hệ thống chi nhánh hiện có đảm đương được mục tiêu chiếm và giữ thị phần; mặt khác, ngân hàng dồn sức để tái cơ cấu và củng cố an toàn hoạt động, trong bối cảnh nợ xấu toàn ngành nói chung gia tăng phức tạp và áp lực thực hiện các chuẩn mực hoạt động cao hơn...
Tuy nhiên, từ năm 2014 và 2015, các chi nhánh mới của Vietcombank đi vào hoạt động, cho hiệu quả và có lãi khá nhanh, như một “phép thử” tốt để ngân hàng này đẩy mạnh hơn việc mở rộng mạng lưới.
Sang 2016, với loạt 5 chi nhánh mới trên, tốc độ mở mới đã được đẩy nhanh hơn. Và dự kiến trong năm nay Vietcombank sẽ thành lập thêm 5 chi nhánh mới nữa tại Nam Hải Phòng, Nam Đà Nẵng, Phú Quốc, Hưng Yên và Bình Phước.
Đây là số lượng và tần suất mở mới lớn và nhanh của riêng Vietcombank trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, ở hướng phát triển mạng lưới, “ông lớn” này lại chậm nhất so với khối ngân hàng thương mại nhà nước, thậm chí so với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khác.
Ngoại trừ đặc thù bao phủ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), hai thành viên lớn khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Công thương (VietinBank) cũng đã bỏ xa Vietcombank về quy mô mở rộng số lượng chi nhánh.
Cụ thể, tính đến 31/12/2015, VietinBank đã có 149 chi nhánh, BIDV có tới 182 chi nhánh, trong khi Vietcombank mới chỉ có 95 chi nhánh.
Tuy nhiên, so sánh trên lại cho thấy một thực tế khác trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam hiện nay: không hẳn thành viên có quy mô lớn về số lượng chi nhánh thì hiệu quả hoạt động sẽ vượt trội hơn.
Với riêng Vietcombank, số lượng chi nhánh ít hơn nhiều so với BIDV và VietinBank, nhưng, sau khi đã thực hiện xong việc trích lập dự phòng trong năm 2015 (với tỷ lệ hơn 120% nợ xấu), ngân hàng này sẽ bắt đầu tăng tốc rõ hơn về lợi nhuận để thực tế trên có thể càng nổi bật hơn.