Vị thế doanh nhân Việt Nam
Nói đến điểm yếu của doanh nhân Việt Nam, nhiều người cho rằng dễ hơn đề cập đến điểm mạnh
Ngày 13/10, khoảng 600 doanh nhân được mời đến dự hội thảo “Một đội ngũ - Một tầm nhìn” do Hội doanh nghiệp Tp.HCM và báo Doanh nhân Sài Gòn tổ chức tại Tp.HCM. Các doanh nhân trong nước và nước ngoài đã chia sẻ những tâm tư và hoài bão để cùng nhau ra biển lớn.
Các doanh nhân tham gia hội thảo đều thể hiện mong muốn xâm nhập thị trường nước ngoài vì tất cả đều hiểu đó là cách tốt để đương đầu với thách thức trong thời kỳ hội nhập nếu như không muốn bị đè bẹp. Tuy nhiên, điều mà lãnh đạo các doanh nghiệp - bất kể thành lập lâu năm hay mới tham gia thị trường - nhận thức rõ, đó là ra biển lớn không nên một mình mà bằng sức mạnh của cả cộng đồng doanh nhân.
Sức mạnh và lợi ích của liên kết
Song nhiều doanh nhân tự hỏi làm thế nào liên kết và mối liên kết đó được kết nối bằng gì? Rất nhiều doanh nhân đã băn khoăn với câu hỏi này. Không chỉ giới doanh nhân mà cả những nhà làm chính sách cũng có tâm trạng như thế. Họ băn khoăn không phải doanh nhân Việt Nam không muốn liên kết mà vì họ không biết cách liên kết. Lâu nay doanh nghiệp Việt Nam được cho là kém trong việc liên kết. Sỡ dĩ có điều này là vì họ sợ khi liên kết họ phải chia sẻ thông tin với doanh nghiệp khác.
Điều này có nghĩa họ phải phơi bày mọi thứ cho doanh nghiệp khác đôi khi kể cả bí mật và chiến lược kinh doanh của mình. Không biết liên kết sẽ mang lại lợi ích thực sự gì nhưng nhiều doanh nghiệp nghĩ thông tin của doanh nghiệp đã bị tiết lộ cho những doanh nghiệp khác. Đây cũng là nguyên nhân làm cho liên kết giữa cộng đồng doanh nhân Việt Nam khó được hình thành và phát triển.
“Đã liên kết thì phải biết chia sẻ với nhau, cho ra và thu vào. Tuy nhiên, trên hết doanh nhân cần phải biết sức mạnh và lợi ích của liên kết,” một doanh nhân phát biểu.
Ông Giảng Tư Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổ hợp giáo dục PACE, nói rằng doanh nhân Việt Nam cần học người Nhật sự đoàn kết. Người Nhật có câu nói rằng một người Nhật đoàn kết là không nói xấu hay làm tổn hại đến người Nhật khác. doanh nghiệp Việt Nam đoàn kết là doanh nghiệp không nói xấu hay làm tổn hại đến doanh nghiệp Việt Nam khác.
Theo ông Trung, khi đoàn kết doanh nhân Việt Nam chia sẻ một hệ giá trị chung và thực hiện sứ mệnh của mình, đó là cải thiện vị trí của doanh nhân Việt Nam trên bản đồ doanh nhân toàn cầu. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, cho rằng doanh nhân phải đặt tinh thần dân tộc lên trên và coi sự nghiệp kinh doanh là sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Khi nghĩ như thế, theo ông, doanh nhân sẽ tạo được sự liên kết với nhau.
Chính tinh thần dân tộc là chất keo dính liên kết doanh nhân với doanh nhân trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, từ đó hình thành một đội ngũ và có thể thực hiện một tầm nhìn, một tầm nhìn không chỉ là quốc gia, khu vực mà là cả thế giới. Một tầm nhìn không phải chỉ cho 85 triệu dân trong nước mà cả 6 tỷ người trên hành tinh.
Nhiều doanh nhân Việt Nam cũng khao khát thay đổi vị trí của cộng đồng không chỉ trong khu vực mà toàn cầu.
Những điểm yếu và điểm mạnh của doanh nhân
Tại hội thảo nói chung chưa có được sự đồng thuận đâu là điểm mạnh của doanh nhân Việt Nam. Có doanh nhân cho rằng điểm mạnh của doanh nhân Việt Nam là hiểu biết sân nhà nhưng ý kiến này đã bị phản bác bởi một doanh nhân khác. Doanh nhân nước ngoài không hiểu thị trường Việt Nam nhưng điều đó không có nghĩa họ không bao giờ hiểu được và kết luận của lời phản bác đó là lợi thế sân nhà chỉ là một sự ngộ nhận.
Có doanh nhân đưa ra quan điểm thế mạnh của doanh nhân Việt Nam là sự siêng năng, ham học hỏi và học rất nhanh. Quan điểm này thuyết phục nhiều đồng nghiệp khác nhưng điểm mạnh này chưa đủ để doanh nhân thay đổi lịch sử nếu sự học chỉ phục vụ cho mục đích của từng doanh nhân thay vào đó phải là mục đích của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Nói đến điểm yếu của doanh nhân Việt Nam, nhiều người cho rằng dễ hơn đề cập đến điểm mạnh. Doanh nhân Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường vì hoàn cảnh đất nước, chỉ có khoảng hơn 20 năm đổi mới. Chính điều này mà doanh nhân Việt Nam thiếu đủ thứ, từ thiếu vốn, thiếu công nghệ đến thiếu lao động có tay nghề, thiếu thông tin, thiếu tầm nhìn xa, hay đổi lịch sử không phải một doanh nhân, một nhóm doanh nhân mà cả cộng đồng doanh nhân.
Lôi kéo cả một cộng đồng không phải dễ như triển khai một dự án kinh doanh bởi doanh nhân hiện nay có quá nhiều chí hướng, mối quan tâm và cả lý tưởng. Ông Giản Tư Trung phân loại doanh nhân Việt Nam theo ba nhóm: nhóm tự mãn, tự ti và nhóm tư tin. Nhóm doanh nhân tự tin thường tâm huyết với vận mệnh dễ đứng trong một hàng ngũ nhưng nhóm doanh nhân tự ti và tự mãn như những khối băng lâu năm không dễ tạo nên một lực lượng, một đội ngũ thay đổi lịch sử.
Dẫu vậy, nhiều người mong rằng một nhóm doanh nhân Việt Nam sẽ tiên phong vẽ lại bản đồ doanh nhân toàn cầu mà ở đó doanh nhân Việt Nam dễ được nhận diện như doanh nhân Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hoa Kỳ. Doanh nhân Việt Nam đã thực hiện được sứ mệnh từ chỗ thương gia không được công nhận trở thành đội ngũ được tôn vinh. Liệu doanh nhân Việt Nam có thực hiện được sứ mệnh tiếp theo đó là vẽ lại bản đồ doanh nhân toàn cầu?
Các doanh nhân tham gia hội thảo đều thể hiện mong muốn xâm nhập thị trường nước ngoài vì tất cả đều hiểu đó là cách tốt để đương đầu với thách thức trong thời kỳ hội nhập nếu như không muốn bị đè bẹp. Tuy nhiên, điều mà lãnh đạo các doanh nghiệp - bất kể thành lập lâu năm hay mới tham gia thị trường - nhận thức rõ, đó là ra biển lớn không nên một mình mà bằng sức mạnh của cả cộng đồng doanh nhân.
Sức mạnh và lợi ích của liên kết
Song nhiều doanh nhân tự hỏi làm thế nào liên kết và mối liên kết đó được kết nối bằng gì? Rất nhiều doanh nhân đã băn khoăn với câu hỏi này. Không chỉ giới doanh nhân mà cả những nhà làm chính sách cũng có tâm trạng như thế. Họ băn khoăn không phải doanh nhân Việt Nam không muốn liên kết mà vì họ không biết cách liên kết. Lâu nay doanh nghiệp Việt Nam được cho là kém trong việc liên kết. Sỡ dĩ có điều này là vì họ sợ khi liên kết họ phải chia sẻ thông tin với doanh nghiệp khác.
Điều này có nghĩa họ phải phơi bày mọi thứ cho doanh nghiệp khác đôi khi kể cả bí mật và chiến lược kinh doanh của mình. Không biết liên kết sẽ mang lại lợi ích thực sự gì nhưng nhiều doanh nghiệp nghĩ thông tin của doanh nghiệp đã bị tiết lộ cho những doanh nghiệp khác. Đây cũng là nguyên nhân làm cho liên kết giữa cộng đồng doanh nhân Việt Nam khó được hình thành và phát triển.
“Đã liên kết thì phải biết chia sẻ với nhau, cho ra và thu vào. Tuy nhiên, trên hết doanh nhân cần phải biết sức mạnh và lợi ích của liên kết,” một doanh nhân phát biểu.
Ông Giảng Tư Trung, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổ hợp giáo dục PACE, nói rằng doanh nhân Việt Nam cần học người Nhật sự đoàn kết. Người Nhật có câu nói rằng một người Nhật đoàn kết là không nói xấu hay làm tổn hại đến người Nhật khác. doanh nghiệp Việt Nam đoàn kết là doanh nghiệp không nói xấu hay làm tổn hại đến doanh nghiệp Việt Nam khác.
Theo ông Trung, khi đoàn kết doanh nhân Việt Nam chia sẻ một hệ giá trị chung và thực hiện sứ mệnh của mình, đó là cải thiện vị trí của doanh nhân Việt Nam trên bản đồ doanh nhân toàn cầu. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, cho rằng doanh nhân phải đặt tinh thần dân tộc lên trên và coi sự nghiệp kinh doanh là sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Khi nghĩ như thế, theo ông, doanh nhân sẽ tạo được sự liên kết với nhau.
Chính tinh thần dân tộc là chất keo dính liên kết doanh nhân với doanh nhân trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, từ đó hình thành một đội ngũ và có thể thực hiện một tầm nhìn, một tầm nhìn không chỉ là quốc gia, khu vực mà là cả thế giới. Một tầm nhìn không phải chỉ cho 85 triệu dân trong nước mà cả 6 tỷ người trên hành tinh.
Nhiều doanh nhân Việt Nam cũng khao khát thay đổi vị trí của cộng đồng không chỉ trong khu vực mà toàn cầu.
Những điểm yếu và điểm mạnh của doanh nhân
Tại hội thảo nói chung chưa có được sự đồng thuận đâu là điểm mạnh của doanh nhân Việt Nam. Có doanh nhân cho rằng điểm mạnh của doanh nhân Việt Nam là hiểu biết sân nhà nhưng ý kiến này đã bị phản bác bởi một doanh nhân khác. Doanh nhân nước ngoài không hiểu thị trường Việt Nam nhưng điều đó không có nghĩa họ không bao giờ hiểu được và kết luận của lời phản bác đó là lợi thế sân nhà chỉ là một sự ngộ nhận.
Có doanh nhân đưa ra quan điểm thế mạnh của doanh nhân Việt Nam là sự siêng năng, ham học hỏi và học rất nhanh. Quan điểm này thuyết phục nhiều đồng nghiệp khác nhưng điểm mạnh này chưa đủ để doanh nhân thay đổi lịch sử nếu sự học chỉ phục vụ cho mục đích của từng doanh nhân thay vào đó phải là mục đích của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Nói đến điểm yếu của doanh nhân Việt Nam, nhiều người cho rằng dễ hơn đề cập đến điểm mạnh. Doanh nhân Việt Nam không có nhiều kinh nghiệm trên thương trường vì hoàn cảnh đất nước, chỉ có khoảng hơn 20 năm đổi mới. Chính điều này mà doanh nhân Việt Nam thiếu đủ thứ, từ thiếu vốn, thiếu công nghệ đến thiếu lao động có tay nghề, thiếu thông tin, thiếu tầm nhìn xa, hay đổi lịch sử không phải một doanh nhân, một nhóm doanh nhân mà cả cộng đồng doanh nhân.
Lôi kéo cả một cộng đồng không phải dễ như triển khai một dự án kinh doanh bởi doanh nhân hiện nay có quá nhiều chí hướng, mối quan tâm và cả lý tưởng. Ông Giản Tư Trung phân loại doanh nhân Việt Nam theo ba nhóm: nhóm tự mãn, tự ti và nhóm tư tin. Nhóm doanh nhân tự tin thường tâm huyết với vận mệnh dễ đứng trong một hàng ngũ nhưng nhóm doanh nhân tự ti và tự mãn như những khối băng lâu năm không dễ tạo nên một lực lượng, một đội ngũ thay đổi lịch sử.
Dẫu vậy, nhiều người mong rằng một nhóm doanh nhân Việt Nam sẽ tiên phong vẽ lại bản đồ doanh nhân toàn cầu mà ở đó doanh nhân Việt Nam dễ được nhận diện như doanh nhân Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hoa Kỳ. Doanh nhân Việt Nam đã thực hiện được sứ mệnh từ chỗ thương gia không được công nhận trở thành đội ngũ được tôn vinh. Liệu doanh nhân Việt Nam có thực hiện được sứ mệnh tiếp theo đó là vẽ lại bản đồ doanh nhân toàn cầu?