“Việc Sony ngừng sản xuất không có gì là đột ngột”
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài trả lời về trường hợp Sony ngừng sản xuất tại Việt Nam
“Quanh câu chuyện về Sony đã có nhiều suy đoán, nhưng những đánh giá, bình luận lại không căn cứ vào gốc rễ của vấn đề.”
Đó là quan điểm của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài khi trả lời phỏng vấn của VnEconomy, xung quanh việc Sony mới đây đã quyết định ngừng sản xuất tại Việt Nam.
Ông nói:
- Tôi xin nói rõ là theo giấy phép do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trước kia - nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cấp cho Sony từ năm 1994, thời gian hoạt động của doanh nghiệp này được quy định là 10 năm.
Sau đó, Sony có xin gia hạn thêm và đến giấy phép điều chỉnh vào năm 2004 thì thời hạn được nâng lên thành 13 năm, tính từ ngày cấp giấy phép đầu tư.
Bản thân việc gia hạn thêm và điều chỉnh tăng vốn từ trên 6,6 triệu USD lên trên 16,6 triệu USD đã khẳng định Sony là dự án thành công khi đầu tư vào Việt Nam. Sony cũng đã thực hiện đúng các lộ trình và các cam kết đặt ra từ ban đầu.
Và việc Sony ngừng sản xuất trong năm 2008 này là theo đúng dự kiến và không có gì là đột ngột. Nếu như Sony đăng ký đầu tư trong 30 năm hay 50 năm mà ngừng giữa chừng thì mới là vấn đề đáng bàn.
Hơn nữa, trong lúc Sony ngừng sản xuất vì hết thời hạn giấy phép thì tại thời điểm này đang có nhiều dự án quy mô lớn, gấp hàng chục lần của Sony đã và đang xin cấp phép vào Việt Nam.
Vì vậy, không có cơ sở nào để nói rằng sẽ có một "làn sóng" đầu tư nước ngoài rút khỏi Việt Nam và việc Sony ngừng sản xuất tại Việt Nam là do môi trường đầu tư của chúng ta đã kém hấp dẫn.
Ông có nói rằng Sony đã hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Vậy có căn cứ nào không?
Nói chung các sản phẩm của Nhật Bản đã có tiếng trên thị trường Việt Nam. Sony lại là thương hiệu hàng đầu về các sản phẩm điện tử, vì vậy các sản phẩm của Sony rất được người tiêu dùng tin tưởng và tiêu dùng. Đó là thành công của Sony trong giai đoạn vừa qua.
Các báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này đều rất tốt. Sony luôn tuân thủ tất cả các quy định về môi trường, báo cáo và đóng góp nghĩa vụ tài chính, các vấn đề sử dụng lao động…
Chính quyền địa phương nơi dự án của Sony hoạt động cũng không kêu ca phàn nàn gì về doanh nghiệp này suốt quá trình hoạt động của họ thời gian vừa qua.
Sony có hiệu quả, vậy Việt Nam nhận được những gì qua dự án này?
Chúng ta đã nhận rõ hơn các công nghệ mà Sony đã thực hiện, cụ thể là công nghệ lắp ráp màn hình, nắm rõ việc tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, phát triển hệ thống phân phối… Đó là những cái chúng ta rất thiếu và yếu trong giai đoạn đầu của thu hút đầu tư nước ngoài.
Với một tập đoàn hàng đầu trên thế giới như Sony, có bề dày kinh nghiệm và tiềm lực mạnh, thì các tiêu chuẩn của Sony về quy trình sản xuất, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm… là những lợi ích vô hình và rất giá trị cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng dự án này có thời gian tương đối ngắn và thời kỳ đó thì ưu đãi dài hơn hiện nay, thưa ông…
Cũng có nhiều dự án còn cấp phép ngắn hơn 10 năm và Luật Đầu tư cũng không phân biệt thời hạn dài hay ngắn. Thời hạn của dự án còn phải phù hợp với nội dung của từng dự án.
Ngay lúc đầu trong luật cũng quy định thời hạn dự án tương đối ngắn, chỉ khống chế thời gian đầu tư tối đa đến 20 năm, sau đó mới được bổ sung điều chỉnh tăng lên 50 năm và trường hợp đặc biệt thì có thể xem xét thời hạn dài hơn nhưng tối đa không vượt quá 70 năm.
Khi Sony đầu tư vào Việt Nam là thời kỳ đầu của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Lúc này, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta đã áp dụng một số chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, thuế sử dụng đất...
Việc đầu tư của Sony vào giai đoạn đó là một biểu hiện hết sức tốt của môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, giúp kéo thêm nhiều nhà đầu tư khác cùng vào đầu tư.
Chúng ta đã chuyển sang giai đoạn thu hút đầu tư có định hướng. Nếu bây giờ có một dự án tương tự thì có cho phép đầu tư hay không?
Chúng ta phải thực thi theo luật, theo đúng cam kết của chúng ta với nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, chúng ta cũng không có quy định nào hạn chế quy mô vốn và thời gian hoạt động của dự án. Việc cấp phép tùy thuộc vào từng dự án cụ thể và phải được thực thi theo luật.
Còn về chính sách đầu tư có định hướng thì đúng là chúng ta khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, phát triển hạ tầng và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng khó khăn... Nhưng, điều đó không có nghĩa là các lĩnh vực khác, khu vực khác chúng ta hạn chế thu hút đầu tư.
Làm thế nào để hạn chế những dự án được cấp phép hiện nay có thể trở thành sai lầm trong tương lai, thưa ông?
Ít nhất là phải giữ cho giai đoạn hiện nay không có sai lầm trong việc cấp phép. Đầu tiên là phải đảm bảo các điều kiện theo các yêu cầu của chúng ta hiện nay, đó là xét duyệt cấp phép theo luật, đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, môi trường, và an sinh xã hội…
Cũng có thể trong tương lai, các điều kiện xã hội có thay đổi, vượt ra khỏi những dự báo của chúng ta hiện nay. Điều kiện khách quan dẫn đến những cái đúng ở hiện tại trở nên không phù hợp trong tương lai thì đó cũng là chuyện bình thường của quá trình phát triển.
Tôi cho rằng cũng có thể có những dự án như vậy, nhưng những việc chúng ta làm hôm nay sẽ đảm bảo nó là thiểu số và hết sức thiểu số.
* Thông tin về Sony Việt Nam
Liên doanh gồm hai pháp nhân là Công ty Viettronics Tân Bình đại diện cho phía Việt Nam và Sony Corporation (Nhật Bản), được thành lập theo Giấy phép số 1013/GP do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp ngày 17/10/1994.
Vốn đầu tư của công ty là 6.666.000 USD. Vốn pháp định là 2.000.000 USD gồm phía Việt Nam góp 600.000USD bằng 30% vốn pháp định, phía nước ngoài góp 1.400.000 USD bằng 70% vốn pháp định.
Thời hạn hoạt động của công ty được quy định là 10 năm.
Qua nhiều lần điều chỉnh, đến giấy phép số 1013/GPĐC9 ngày 3/6/2004 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, vốn đầu tư của công ty tăng lên 16.666.000 USD. Vốn pháp định là 5.000.000 USD, trong đó phía Việt Nam góp 30% bằng 1.500.000 USD; phía nước ngoài góp 705 bằng 3.500.000 USD.
Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tăng lên 13 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
Đó là quan điểm của ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài khi trả lời phỏng vấn của VnEconomy, xung quanh việc Sony mới đây đã quyết định ngừng sản xuất tại Việt Nam.
Ông nói:
- Tôi xin nói rõ là theo giấy phép do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trước kia - nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cấp cho Sony từ năm 1994, thời gian hoạt động của doanh nghiệp này được quy định là 10 năm.
Sau đó, Sony có xin gia hạn thêm và đến giấy phép điều chỉnh vào năm 2004 thì thời hạn được nâng lên thành 13 năm, tính từ ngày cấp giấy phép đầu tư.
Bản thân việc gia hạn thêm và điều chỉnh tăng vốn từ trên 6,6 triệu USD lên trên 16,6 triệu USD đã khẳng định Sony là dự án thành công khi đầu tư vào Việt Nam. Sony cũng đã thực hiện đúng các lộ trình và các cam kết đặt ra từ ban đầu.
Và việc Sony ngừng sản xuất trong năm 2008 này là theo đúng dự kiến và không có gì là đột ngột. Nếu như Sony đăng ký đầu tư trong 30 năm hay 50 năm mà ngừng giữa chừng thì mới là vấn đề đáng bàn.
Hơn nữa, trong lúc Sony ngừng sản xuất vì hết thời hạn giấy phép thì tại thời điểm này đang có nhiều dự án quy mô lớn, gấp hàng chục lần của Sony đã và đang xin cấp phép vào Việt Nam.
Vì vậy, không có cơ sở nào để nói rằng sẽ có một "làn sóng" đầu tư nước ngoài rút khỏi Việt Nam và việc Sony ngừng sản xuất tại Việt Nam là do môi trường đầu tư của chúng ta đã kém hấp dẫn.
Ông có nói rằng Sony đã hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Vậy có căn cứ nào không?
Nói chung các sản phẩm của Nhật Bản đã có tiếng trên thị trường Việt Nam. Sony lại là thương hiệu hàng đầu về các sản phẩm điện tử, vì vậy các sản phẩm của Sony rất được người tiêu dùng tin tưởng và tiêu dùng. Đó là thành công của Sony trong giai đoạn vừa qua.
Các báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này đều rất tốt. Sony luôn tuân thủ tất cả các quy định về môi trường, báo cáo và đóng góp nghĩa vụ tài chính, các vấn đề sử dụng lao động…
Chính quyền địa phương nơi dự án của Sony hoạt động cũng không kêu ca phàn nàn gì về doanh nghiệp này suốt quá trình hoạt động của họ thời gian vừa qua.
Sony có hiệu quả, vậy Việt Nam nhận được những gì qua dự án này?
Chúng ta đã nhận rõ hơn các công nghệ mà Sony đã thực hiện, cụ thể là công nghệ lắp ráp màn hình, nắm rõ việc tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, phát triển hệ thống phân phối… Đó là những cái chúng ta rất thiếu và yếu trong giai đoạn đầu của thu hút đầu tư nước ngoài.
Với một tập đoàn hàng đầu trên thế giới như Sony, có bề dày kinh nghiệm và tiềm lực mạnh, thì các tiêu chuẩn của Sony về quy trình sản xuất, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm… là những lợi ích vô hình và rất giá trị cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nhưng dự án này có thời gian tương đối ngắn và thời kỳ đó thì ưu đãi dài hơn hiện nay, thưa ông…
Cũng có nhiều dự án còn cấp phép ngắn hơn 10 năm và Luật Đầu tư cũng không phân biệt thời hạn dài hay ngắn. Thời hạn của dự án còn phải phù hợp với nội dung của từng dự án.
Ngay lúc đầu trong luật cũng quy định thời hạn dự án tương đối ngắn, chỉ khống chế thời gian đầu tư tối đa đến 20 năm, sau đó mới được bổ sung điều chỉnh tăng lên 50 năm và trường hợp đặc biệt thì có thể xem xét thời hạn dài hơn nhưng tối đa không vượt quá 70 năm.
Khi Sony đầu tư vào Việt Nam là thời kỳ đầu của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Lúc này, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chúng ta đã áp dụng một số chính sách ưu đãi về cơ sở hạ tầng, thuế sử dụng đất...
Việc đầu tư của Sony vào giai đoạn đó là một biểu hiện hết sức tốt của môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, giúp kéo thêm nhiều nhà đầu tư khác cùng vào đầu tư.
Chúng ta đã chuyển sang giai đoạn thu hút đầu tư có định hướng. Nếu bây giờ có một dự án tương tự thì có cho phép đầu tư hay không?
Chúng ta phải thực thi theo luật, theo đúng cam kết của chúng ta với nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, chúng ta cũng không có quy định nào hạn chế quy mô vốn và thời gian hoạt động của dự án. Việc cấp phép tùy thuộc vào từng dự án cụ thể và phải được thực thi theo luật.
Còn về chính sách đầu tư có định hướng thì đúng là chúng ta khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao, phát triển hạ tầng và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng khó khăn... Nhưng, điều đó không có nghĩa là các lĩnh vực khác, khu vực khác chúng ta hạn chế thu hút đầu tư.
Làm thế nào để hạn chế những dự án được cấp phép hiện nay có thể trở thành sai lầm trong tương lai, thưa ông?
Ít nhất là phải giữ cho giai đoạn hiện nay không có sai lầm trong việc cấp phép. Đầu tiên là phải đảm bảo các điều kiện theo các yêu cầu của chúng ta hiện nay, đó là xét duyệt cấp phép theo luật, đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch, môi trường, và an sinh xã hội…
Cũng có thể trong tương lai, các điều kiện xã hội có thay đổi, vượt ra khỏi những dự báo của chúng ta hiện nay. Điều kiện khách quan dẫn đến những cái đúng ở hiện tại trở nên không phù hợp trong tương lai thì đó cũng là chuyện bình thường của quá trình phát triển.
Tôi cho rằng cũng có thể có những dự án như vậy, nhưng những việc chúng ta làm hôm nay sẽ đảm bảo nó là thiểu số và hết sức thiểu số.
* Thông tin về Sony Việt Nam
Liên doanh gồm hai pháp nhân là Công ty Viettronics Tân Bình đại diện cho phía Việt Nam và Sony Corporation (Nhật Bản), được thành lập theo Giấy phép số 1013/GP do Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp ngày 17/10/1994.
Vốn đầu tư của công ty là 6.666.000 USD. Vốn pháp định là 2.000.000 USD gồm phía Việt Nam góp 600.000USD bằng 30% vốn pháp định, phía nước ngoài góp 1.400.000 USD bằng 70% vốn pháp định.
Thời hạn hoạt động của công ty được quy định là 10 năm.
Qua nhiều lần điều chỉnh, đến giấy phép số 1013/GPĐC9 ngày 3/6/2004 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, vốn đầu tư của công ty tăng lên 16.666.000 USD. Vốn pháp định là 5.000.000 USD, trong đó phía Việt Nam góp 30% bằng 1.500.000 USD; phía nước ngoài góp 705 bằng 3.500.000 USD.
Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp tăng lên 13 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.