Việt Nam chuẩn bị tham gia Hiệp định Mua sắm Chính phủ
Việt Nam đang chuẩn bị tham gia Hiệp định Mua sắm Chính phủ với tư cách quan sát viên
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Ban Thư ký WTO tổ chức hội nghị giới thiệu về Hiệp định Mua sắm Chính phủ (GPA).
Đây là hội nghị đầu tiên về GPA được tổ chức tại Việt Nam, nhằm trao đổi chia sẻ thông tin, hỗ trợ Chính phủ Việt Nam bước đầu chuẩn bị tham gia GPA với tư cách quan sát viên.
GPA là hiệp định áp dụng liên quan tới mua sắm chính phủ của các nước thành viên WTO khi tham gia hiệp định này.
Ra đời sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay năm 1994 và đến năm 1996 các hoạt động thúc đẩy minh bạch đa phương được bắt đầu, đến nay, GPA đã có sự tham gia của 40 thành viên WTO.
Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, cơ chế đấu thầu của Việt Nam đã được hình thành hơn 10 năm qua và tương đối mới so với hệ thống đấu thầu đã có từ hàng trăm năm nay ở các nước phát triển.
Việt Nam hiện chưa phải là thành viên của GPA, mới chỉ đang trong quá trình xem xét, cân nhắc tới việc gia nhập mà trước hết là với tư cách là quan sát viên. Thông qua hội nghị đầu tiên về GPA lần này, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận những thông tin về GPA.
Tại hội nghị, các chuyên gia của Ban thư ký WTO đã giới thiệu những nội dung chính của GPA.
Hiệp định này chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển, quy trình giải quyết kiến nghị và áp dụng qui định WTO-DSU; trong đó chú ý lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm của Chính phủ.
Những cơ hội có được khi tham gia hiệp định, được thể hiện ở 4 yếu tố.
Một là, nâng cao tầm quan trọng của mua sắm chính phủ trong phát triển kinh tế - xã hội từ lợi ích tiềm năng nhờ việc tiếp cận được thị trường mua sắm rộng lớn của các nước khác thông qua những cơ chế về không phân biệt đối xử.
Hai là, khả năng nâng cấp trong chính hệ thống pháp luật liên quan đến mua sắm quốc gia của Việt Nam thể hiện ở tính minh bạch, tính cạnh tranh và hiệu quả sử dụng đồng tiền.
Ba là, mối liên hệ giữa GPA với những phát triển cấp khu vực.
Bốn là, việc chuyển đổi từ hiệp định cũ sang hiệp định mới và những thay đổi về bản chất của hiệp định theo thời gian với việc hướng tới sự tập trung nhiều hơn vào các vấn đề phát triển, mở rộng phạm vi áp dụng, tiếp cận thị trường các nước phát triển; từ đó gia tăng lợi ích của việc gia nhập.
Hiện nay, hệ thống pháp lý về đấu thầu của Việt Nam cũng được áp dụng cho việc mua sắm công tại Việt Nam. Luật đấu thầu của Việt Nam với các quy định về bảo đảm cạnh tranh, cũng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2009.
Những quy định về đấu thầu của Việt Nam còn quá mới. Vì vậy, ông Đặng Huy Đông, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nêu rõ: “Việt Nam đang tích cực nghiên cứu tìm hiểu các quy định quốc tế về mua sắm Chính phủ mà trước hết là việc xúc tiến các thủ tục tham gia quan sát viên của Hiệp định. Qua hội nghị này, Cục sẽ nghiên cứu và đề xuất lên Chính phủ để có những chính sách và các bước tham gia vào GPA hợp lý, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia”.
Đây là hội nghị đầu tiên về GPA được tổ chức tại Việt Nam, nhằm trao đổi chia sẻ thông tin, hỗ trợ Chính phủ Việt Nam bước đầu chuẩn bị tham gia GPA với tư cách quan sát viên.
GPA là hiệp định áp dụng liên quan tới mua sắm chính phủ của các nước thành viên WTO khi tham gia hiệp định này.
Ra đời sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay năm 1994 và đến năm 1996 các hoạt động thúc đẩy minh bạch đa phương được bắt đầu, đến nay, GPA đã có sự tham gia của 40 thành viên WTO.
Trong lĩnh vực mua sắm chính phủ, cơ chế đấu thầu của Việt Nam đã được hình thành hơn 10 năm qua và tương đối mới so với hệ thống đấu thầu đã có từ hàng trăm năm nay ở các nước phát triển.
Việt Nam hiện chưa phải là thành viên của GPA, mới chỉ đang trong quá trình xem xét, cân nhắc tới việc gia nhập mà trước hết là với tư cách là quan sát viên. Thông qua hội nghị đầu tiên về GPA lần này, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận những thông tin về GPA.
Tại hội nghị, các chuyên gia của Ban thư ký WTO đã giới thiệu những nội dung chính của GPA.
Hiệp định này chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển, quy trình giải quyết kiến nghị và áp dụng qui định WTO-DSU; trong đó chú ý lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm của Chính phủ.
Những cơ hội có được khi tham gia hiệp định, được thể hiện ở 4 yếu tố.
Một là, nâng cao tầm quan trọng của mua sắm chính phủ trong phát triển kinh tế - xã hội từ lợi ích tiềm năng nhờ việc tiếp cận được thị trường mua sắm rộng lớn của các nước khác thông qua những cơ chế về không phân biệt đối xử.
Hai là, khả năng nâng cấp trong chính hệ thống pháp luật liên quan đến mua sắm quốc gia của Việt Nam thể hiện ở tính minh bạch, tính cạnh tranh và hiệu quả sử dụng đồng tiền.
Ba là, mối liên hệ giữa GPA với những phát triển cấp khu vực.
Bốn là, việc chuyển đổi từ hiệp định cũ sang hiệp định mới và những thay đổi về bản chất của hiệp định theo thời gian với việc hướng tới sự tập trung nhiều hơn vào các vấn đề phát triển, mở rộng phạm vi áp dụng, tiếp cận thị trường các nước phát triển; từ đó gia tăng lợi ích của việc gia nhập.
Hiện nay, hệ thống pháp lý về đấu thầu của Việt Nam cũng được áp dụng cho việc mua sắm công tại Việt Nam. Luật đấu thầu của Việt Nam với các quy định về bảo đảm cạnh tranh, cũng đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2009.
Những quy định về đấu thầu của Việt Nam còn quá mới. Vì vậy, ông Đặng Huy Đông, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nêu rõ: “Việt Nam đang tích cực nghiên cứu tìm hiểu các quy định quốc tế về mua sắm Chính phủ mà trước hết là việc xúc tiến các thủ tục tham gia quan sát viên của Hiệp định. Qua hội nghị này, Cục sẽ nghiên cứu và đề xuất lên Chính phủ để có những chính sách và các bước tham gia vào GPA hợp lý, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước theo hướng coi trọng lợi ích quốc gia”.