Việt Nam có thể có vệ tinh thứ hai vào năm 2012
VNREDSat-1, vệ tinh thứ hai của Việt Nam dự kiến sẽ được đưa vào quỹ đạo vào năm 2012
Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý lựa chọn Pháp là nhà cung cấp công nghệ và vốn ODA cho dự án “Vệ tinh nhỏ Việt Nam giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thiên tai (VNREDSat-1)”.
Theo tiến độ dự kiến, VNREDSat-1, vệ tinh thứ hai của Việt Nam sau vệ tinh Vinasat-1 được phóng hồi tháng 4/2008, sẽ được đưa vào quỹ đạo năm 2012.
VNREDSat-1 là loại vệ tinh khoa học cỡ nhỏ bay ở quỹ đạo thấp, dùng để giám sát, chụp ảnh mặt đất, cung cấp ảnh về cho các trung tâm thu ảnh vệ tinh mặt đất.
Vệ tinh này sẽ cung cấp ảnh vệ tinh có độ phân giải tương đối cao về tài nguyên, môi trường và đặc biệt là chụp ảnh về thiên tai…, giúp Việt Nam chủ động phòng chống với thiên tai tốt hơn và không phải phụ thuộc vào ảnh vệ tinh mua của nước ngoài.
Vệ tinh này có trọng lượng 150 kg, hoạt động trên quỹ đạo 5 năm, được trang bị các bộ cảm biến quang học, các ống kính chụp ảnh với độ phân giải cỡ 2m, quang phổ quan trắc 10 - 15m..., có thể chụp ảnh với nhiều kích cỡ khác nhau, ảnh quang học, ảnh radar (chụp bằng sóng radar).
Để thực hiện dự án VNREDSat-1, phục vụ chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020, Thủ tướng đã giao Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện và hiệu quả của dự án.
Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng nguồn vốn ODA của Pháp đối với dự án.
Dự tính, kinh phí cho dự án phóng vệ tinh nhỏ VNREDSat-1 gồm chế tạo vệ tinh, kinh phí đào tạo, phóng, bảo hiểm phóng, xây dựng trạm mặt đất điều khiển vệ tinh, kinh phí xây dựng trạm thu ảnh... có thể ở khoảng 60 - 70 triệu USD.
GS.TS. Nguyễn Khoa Sơn, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết, dự án VNREDSat-1 đã được khởi động từ 5 năm trước, và nếu phóng thành công, Việt Nam sẽ chính thức có vệ tinh quan sát trái đất.
Cũng theo GS. Nguyễn Khoa Sơn, kế hoạch đến năm 2020 Việt Nam có thể sẽ có 3 vệ tinh, trong đó có 1 vệ tinh về quang học, 1 radar; đặc biệt vệ tinh thứ 3 Việt Nam có thể tích cực, chủ động tham gia vào việc chế tạo.
Theo tiến độ dự kiến, VNREDSat-1, vệ tinh thứ hai của Việt Nam sau vệ tinh Vinasat-1 được phóng hồi tháng 4/2008, sẽ được đưa vào quỹ đạo năm 2012.
VNREDSat-1 là loại vệ tinh khoa học cỡ nhỏ bay ở quỹ đạo thấp, dùng để giám sát, chụp ảnh mặt đất, cung cấp ảnh về cho các trung tâm thu ảnh vệ tinh mặt đất.
Vệ tinh này sẽ cung cấp ảnh vệ tinh có độ phân giải tương đối cao về tài nguyên, môi trường và đặc biệt là chụp ảnh về thiên tai…, giúp Việt Nam chủ động phòng chống với thiên tai tốt hơn và không phải phụ thuộc vào ảnh vệ tinh mua của nước ngoài.
Vệ tinh này có trọng lượng 150 kg, hoạt động trên quỹ đạo 5 năm, được trang bị các bộ cảm biến quang học, các ống kính chụp ảnh với độ phân giải cỡ 2m, quang phổ quan trắc 10 - 15m..., có thể chụp ảnh với nhiều kích cỡ khác nhau, ảnh quang học, ảnh radar (chụp bằng sóng radar).
Để thực hiện dự án VNREDSat-1, phục vụ chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020, Thủ tướng đã giao Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện và hiệu quả của dự án.
Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng nguồn vốn ODA của Pháp đối với dự án.
Dự tính, kinh phí cho dự án phóng vệ tinh nhỏ VNREDSat-1 gồm chế tạo vệ tinh, kinh phí đào tạo, phóng, bảo hiểm phóng, xây dựng trạm mặt đất điều khiển vệ tinh, kinh phí xây dựng trạm thu ảnh... có thể ở khoảng 60 - 70 triệu USD.
GS.TS. Nguyễn Khoa Sơn, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết, dự án VNREDSat-1 đã được khởi động từ 5 năm trước, và nếu phóng thành công, Việt Nam sẽ chính thức có vệ tinh quan sát trái đất.
Cũng theo GS. Nguyễn Khoa Sơn, kế hoạch đến năm 2020 Việt Nam có thể sẽ có 3 vệ tinh, trong đó có 1 vệ tinh về quang học, 1 radar; đặc biệt vệ tinh thứ 3 Việt Nam có thể tích cực, chủ động tham gia vào việc chế tạo.