Việt Nam có thể xếp hạng giáo dục đại học?
Việt Nam bắt đầu quan tâm nhiều đến vấn đề kiểm định chất lượng và xếp hạng các trường đại học
Việt Nam bắt đầu quan tâm nhiều đến vấn đề kiểm định chất lượng và xếp hạng các trường đại học. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn khá nhiều tranh cãi.
Nên hay không?
Tại hội thảo “Xếp hạng các trường đại học: Xu thế toàn cầu và các quan điểm” do Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hôm 13/11, vấn đề này đã được bình luận rất sôi nổi.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho rằng, chất lượng giáo dục đại học một phần đã khiến Việt Nam tụt hạng cạnh tranh. Vì thế, đã đến lúc vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục và xếp hạng các trường đại học phải được đưa ra bàn luận một cách nghiêm túc.
Ông Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành công tác kiểm định chất lượng giáo dục cách đây 2 năm. Hiện nay, phần lớn các trường đại học, cao đẳng đang triển khai tự đánh giá, trong đó có khoảng 20 trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đã được đánh giá ngoài, đang chờ xem xét, công nhận tiêu chuẩn chất lượng.
Theo ông Thanh, tiếp theo vấn đề kiểm định chất lượng, giáo dục đại học Việt Nam cần phải quan tâm đến vấn đề xếp hạng. Lý do là kiểm định chất lượng giáo dục và xếp hạng các trường đại học là cần thiết nhằm đòi hỏi các trường đại học không chỉ phấn đấu đạt các tiêu chuẩn tối thiểu mà khiến các trường đại học tiếp tục phấn đấu vươn lên cao nữa, nhờ đó mặt chất lượng của các trường đại học cũng sẽ nâng lên.
Ông Thanh lấy ví dụ tại nước Mỹ, nơi khai sinh ra chương trình xếp hạng cũng là nơi có các truờng đại học nổi tiếng vào loại bậc nhất thế giới.
Tuy nhiên, cũng khá nhiều ý kiến cho rằng, khi chất lượng giáo dục chưa tốt thì khoan vội bàn đến vấn đề xếp hạng, và Việt Nam chưa thể tiến hành xếp hạng giáo dục đại học vì chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long cho rằng, trước khi nói về vấn đề xếp hạng thì chúng ta phải làm chất lượng giáo dục cho thật tốt. “Thử hỏi, chất lượng giáo dục của ta có thể nâng lên một sớm một chiều được không? Chắc chắn là không được. Vì thế trước mắt, phải tập trung cho kiểm định chất lượng”, Thứ trưởng nói.
Bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Đại học và sau đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cùng quan điểm với ông Long. Theo bà, hoạt động đánh giá và kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng của giáo dục trong nước vẫn đang ở giai đoạn đầu, còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, chưa có cơ chế huy động chuyên gia trong và ngoài nước tham gia đánh giá..
Trong khi đó, dữ liệu do trường cung cấp nhiều khi chưa có độ tin cậy cao… Qua đó, có thể thấy việc kiểm định và xếp hạng trường đại học trong những năm tới là vô cùng khó khăn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thiện Tống (Đại học Bách khoa Tp.HCM) lại có quan điểm ngược lại.
Theo ông Tống, hiện các trường đại học của chúng ta đang dàn hàng ngang, số lượng ngày càng lớn nhưng chất lượng lại thấp dần. Để hội nhập, cần phải có sự cải tổ sâu rộng, phải tạo được môi trường cạnh tranh bằng cách xếp hạng công khai.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó hiệu trưởng trường Đại học dân lập kỹ thuật công nghệ Tp.HCM cũng đồng ý với quan điểm đánh giá và xếp hạng các trường đại học là cần thiết và phải được tiến hành sớm.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), muốn xếp hạng các trường đại học, chúng ta phải hiểu đúng bản chất của việc xếp hạng. Tiến hành xếp hạng các trường không khó, cái khó là làm sao để có được kết quả chính xác nhất. Điều này cần độ dài về thời gian và đòi hỏi sự đầu tư khổng lồ về các nguồn lực khác nhau.
Ai sẽ công bố kết quả xếp hạng?
Chưa ngã ngũ nên hay không với chương trình xếp hạng các trường đại học, nhiều ý kiến còn “lo xa” hơn trong việc xếp hạng này.
Cụ thể, rất nhiều ý kiến thắc mắc, xếp hạng các trường đại học sẽ dựa trên những tiêu chí nào, ai sẽ công bố kết quả xếp hạng? Nhà nước có thể khuyến khích, hỗ trợ, nhưng Nhà nước có nên đứng ra công bố xếp hạng hay không, hay để các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu, các phương tiện truyền thông đứng ra làm việc này? Kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này thế nào…?
Theo ông Nguyễn Quốc Bảo (Đại học Dân lập Kỹ thuật công nghệ Tp.HCM), hầu hết các trường trên thế giới đã thực hiện việc xếp hạng các trường đại học, cái quan trọng nhất theo ông Bảo chính là vấn đề đưa ra tiêu chí.
Với kinh nghiệm của mình từ các nước, ông Simon Marginson (Trung tâm Nghiên cứu giáo dục, Đại học Melbourne, Úc) cho rằng, việc xếp hạng quốc gia cần được củng cố bằng một hệ thống phân loại chia các trường thành những nhóm khác nhau theo sứ mạng và tổ chức xếp hạng trong phạm vi các nhóm… Từ đó, có thể đưa ra những tiêu chí phù hợp.
Ví dụ, tại Ấn Độ, những nhà làm giáo dục đã chọn giải pháp “khoanh vùng” một nhóm nhỏ các trường đại học, từ đó sẽ đánh giá, xếp hạng.
Trả lời cho câu hỏi về việc học tập kinh nghiệm, ông Phạm Xuân Thanh cho rằng, Việt Nam ta sẽ không đi theo một nước nào cụ thể mà cần học hỏi từ nhiều phía.
"Chúng ta sẽ học tập kinh nghiệm của Mỹ và các nước Bắc Mỹ vì kiểm định là nguồn gốc phát xuất từ đấy. Chúng ta học tập kinh nghiệm của các nước châu Âu vì họ là các nước chuyển giao tốt nhất. Và đặc biệt là các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, họ có văn hóa tương đồng, mình học tập họ thì cũng rất sát với mình.
Những gì ta làm cần mang tính chung toàn cầu, không riêng một nước nào hết. Ví dụ khung đảm bảo chất lượng của châu Âu đã được các nước châu Á áp dụng và nay chúng ta đưa vào áp dụng tại Việt Nam cũng là chuẩn xác", ông Thanh nói.
Riêng câu hỏi tổ chức công bố kết quả xếp hạng là ai thì đại diện Bộ Giáo dục vẫn chưa tìm được lời giải. Tạo hội thảo, ông Phạm Xuân Thanh thẳng thắn chia sẻ khó khăn trong việc chọn tổ chức công bố. Ông cũng kêu gọi sự hiến kế từ chính các đại biểu.
* Theo Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020, Việt Nam phấn đầu đến năm 2010 có 10 trường đại học mà mỗi trường có ít nhất 1 khoa (ngành) hoặc lĩnh vực đào tạo đạt tiêu chí chất lượng tương đương so với các trường có uy tín trên thế giới; đến năm 2015 có 20 trường đại học đạt tiêu chí trên và đến năm 2020 có 1 trường đại học được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới.
Nên hay không?
Tại hội thảo “Xếp hạng các trường đại học: Xu thế toàn cầu và các quan điểm” do Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hôm 13/11, vấn đề này đã được bình luận rất sôi nổi.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho rằng, chất lượng giáo dục đại học một phần đã khiến Việt Nam tụt hạng cạnh tranh. Vì thế, đã đến lúc vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục và xếp hạng các trường đại học phải được đưa ra bàn luận một cách nghiêm túc.
Ông Phạm Xuân Thanh, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành công tác kiểm định chất lượng giáo dục cách đây 2 năm. Hiện nay, phần lớn các trường đại học, cao đẳng đang triển khai tự đánh giá, trong đó có khoảng 20 trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đã được đánh giá ngoài, đang chờ xem xét, công nhận tiêu chuẩn chất lượng.
Theo ông Thanh, tiếp theo vấn đề kiểm định chất lượng, giáo dục đại học Việt Nam cần phải quan tâm đến vấn đề xếp hạng. Lý do là kiểm định chất lượng giáo dục và xếp hạng các trường đại học là cần thiết nhằm đòi hỏi các trường đại học không chỉ phấn đấu đạt các tiêu chuẩn tối thiểu mà khiến các trường đại học tiếp tục phấn đấu vươn lên cao nữa, nhờ đó mặt chất lượng của các trường đại học cũng sẽ nâng lên.
Ông Thanh lấy ví dụ tại nước Mỹ, nơi khai sinh ra chương trình xếp hạng cũng là nơi có các truờng đại học nổi tiếng vào loại bậc nhất thế giới.
Tuy nhiên, cũng khá nhiều ý kiến cho rằng, khi chất lượng giáo dục chưa tốt thì khoan vội bàn đến vấn đề xếp hạng, và Việt Nam chưa thể tiến hành xếp hạng giáo dục đại học vì chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long cho rằng, trước khi nói về vấn đề xếp hạng thì chúng ta phải làm chất lượng giáo dục cho thật tốt. “Thử hỏi, chất lượng giáo dục của ta có thể nâng lên một sớm một chiều được không? Chắc chắn là không được. Vì thế trước mắt, phải tập trung cho kiểm định chất lượng”, Thứ trưởng nói.
Bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Đại học và sau đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cùng quan điểm với ông Long. Theo bà, hoạt động đánh giá và kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng của giáo dục trong nước vẫn đang ở giai đoạn đầu, còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, chưa có cơ chế huy động chuyên gia trong và ngoài nước tham gia đánh giá..
Trong khi đó, dữ liệu do trường cung cấp nhiều khi chưa có độ tin cậy cao… Qua đó, có thể thấy việc kiểm định và xếp hạng trường đại học trong những năm tới là vô cùng khó khăn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thiện Tống (Đại học Bách khoa Tp.HCM) lại có quan điểm ngược lại.
Theo ông Tống, hiện các trường đại học của chúng ta đang dàn hàng ngang, số lượng ngày càng lớn nhưng chất lượng lại thấp dần. Để hội nhập, cần phải có sự cải tổ sâu rộng, phải tạo được môi trường cạnh tranh bằng cách xếp hạng công khai.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó hiệu trưởng trường Đại học dân lập kỹ thuật công nghệ Tp.HCM cũng đồng ý với quan điểm đánh giá và xếp hạng các trường đại học là cần thiết và phải được tiến hành sớm.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), muốn xếp hạng các trường đại học, chúng ta phải hiểu đúng bản chất của việc xếp hạng. Tiến hành xếp hạng các trường không khó, cái khó là làm sao để có được kết quả chính xác nhất. Điều này cần độ dài về thời gian và đòi hỏi sự đầu tư khổng lồ về các nguồn lực khác nhau.
Ai sẽ công bố kết quả xếp hạng?
Chưa ngã ngũ nên hay không với chương trình xếp hạng các trường đại học, nhiều ý kiến còn “lo xa” hơn trong việc xếp hạng này.
Cụ thể, rất nhiều ý kiến thắc mắc, xếp hạng các trường đại học sẽ dựa trên những tiêu chí nào, ai sẽ công bố kết quả xếp hạng? Nhà nước có thể khuyến khích, hỗ trợ, nhưng Nhà nước có nên đứng ra công bố xếp hạng hay không, hay để các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu, các phương tiện truyền thông đứng ra làm việc này? Kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này thế nào…?
Theo ông Nguyễn Quốc Bảo (Đại học Dân lập Kỹ thuật công nghệ Tp.HCM), hầu hết các trường trên thế giới đã thực hiện việc xếp hạng các trường đại học, cái quan trọng nhất theo ông Bảo chính là vấn đề đưa ra tiêu chí.
Với kinh nghiệm của mình từ các nước, ông Simon Marginson (Trung tâm Nghiên cứu giáo dục, Đại học Melbourne, Úc) cho rằng, việc xếp hạng quốc gia cần được củng cố bằng một hệ thống phân loại chia các trường thành những nhóm khác nhau theo sứ mạng và tổ chức xếp hạng trong phạm vi các nhóm… Từ đó, có thể đưa ra những tiêu chí phù hợp.
Ví dụ, tại Ấn Độ, những nhà làm giáo dục đã chọn giải pháp “khoanh vùng” một nhóm nhỏ các trường đại học, từ đó sẽ đánh giá, xếp hạng.
Trả lời cho câu hỏi về việc học tập kinh nghiệm, ông Phạm Xuân Thanh cho rằng, Việt Nam ta sẽ không đi theo một nước nào cụ thể mà cần học hỏi từ nhiều phía.
"Chúng ta sẽ học tập kinh nghiệm của Mỹ và các nước Bắc Mỹ vì kiểm định là nguồn gốc phát xuất từ đấy. Chúng ta học tập kinh nghiệm của các nước châu Âu vì họ là các nước chuyển giao tốt nhất. Và đặc biệt là các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, họ có văn hóa tương đồng, mình học tập họ thì cũng rất sát với mình.
Những gì ta làm cần mang tính chung toàn cầu, không riêng một nước nào hết. Ví dụ khung đảm bảo chất lượng của châu Âu đã được các nước châu Á áp dụng và nay chúng ta đưa vào áp dụng tại Việt Nam cũng là chuẩn xác", ông Thanh nói.
Riêng câu hỏi tổ chức công bố kết quả xếp hạng là ai thì đại diện Bộ Giáo dục vẫn chưa tìm được lời giải. Tạo hội thảo, ông Phạm Xuân Thanh thẳng thắn chia sẻ khó khăn trong việc chọn tổ chức công bố. Ông cũng kêu gọi sự hiến kế từ chính các đại biểu.
* Theo Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020, Việt Nam phấn đầu đến năm 2010 có 10 trường đại học mà mỗi trường có ít nhất 1 khoa (ngành) hoặc lĩnh vực đào tạo đạt tiêu chí chất lượng tương đương so với các trường có uy tín trên thế giới; đến năm 2015 có 20 trường đại học đạt tiêu chí trên và đến năm 2020 có 1 trường đại học được xếp hạng trong số 200 trường đại học hàng đầu thế giới.