Việt Nam cụ thể hoá ba tội danh nguy hiểm nhất về chứng khoán
Lần đầu tiên có hướng dẫn cụ thể về xử lý hình sự đối với 3 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán
Các nhà làm luật đã chọn ra ba hành vi vi phạm được xem là nguy hiểm nhất trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán để áp dụng chế tài hình sự. Và kể từ ngày 15/8/2013, với việc lần đầu tiên có hướng dẫn cụ thể về xử lý hình sự đối với 3 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán, công cuộc đấu tranh với tội phạm chứng khoán sẽ có hiệu quả hơn.
Thông tư liên tịch số 10/2013 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 15/8/2013, hướng dẫn việc xử lý hình sự đối với 3 tội danh trong chứng khoán gồm: cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán.
Với thông tư này, ranh giới giữa tội danh hình sự và vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã rõ ràng hơn, thay vì trước đây tất cả đều được xử theo hành vi vi phạm hành chính.
Luật sư Trần Minh Hải, giám đốc công ty luật BASICO, trong bài trả lời báo chí mới đây đã đánh giá rằng: với hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 10, một ranh giới phân biệt đã hình thành. Trong bối cảnh các vi phạm có dấu hiệu hình sự trên thị trường chứng khoán ngày một diễn ra phức tạp và tinh vi, thì việc phân định ra ranh giới này sẽ là sự răn đe cần thiết đối với những động cơ phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán.
Cũng theo luật sư Hải, khi lượng hóa các dấu hiệu thuộc về thiệt hại vật chất để định tội, định khung hình phạt đối với 3 tội danh, thì xét trong mối tương quan với các loại tội phạm thuộc lĩnh vực kinh tế khác, rõ ràng cơ quan soạn thảo đã tính đến những đặc thù trong lĩnh vực chứng khoán. Do vậy, các mức thiệt hại vật chất đã được nâng cao hơn so với những hướng dẫn xử lý định tội thông thường đối với các tội phạm về kinh tế khác...
Tuy nhiên, nếu so sánh các mức gây thiệt hại để làm căn cứ định tội, định khung hình phạt được quy định trong Thông tư 10 với đặc thù hoạt động của thị trường chứng khoán, thì các mức thiệt hại vật chất định tội, định khung hơi thấp.
Cụ thể, khi hướng dẫn các tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng hình phạt quy định đối với tội cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; tội thao túng giá chứng khoán, Thông tư 10 quy định: gây hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là từ 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên...
Với mức chỉ gây thiệt hại và thu lợi bất chính khá thấp như trên đã bị xem xét xử lý hình sự, sẽ làm tăng các trường hợp bị xử lý hình sự, khiến tăng áp lực cho các sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán trong truy xuất, xử lý thông tin các giao dịch có dấu hiệu vi phạm.
Theo Thông tư 10, tội cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán được quy định là việc người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đúng với các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán được định nghĩa là việc người phạm tội không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng nắm nhiều quyền tại doanh nghiệp như: chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng của tổ chức phát hành...
Một số tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng hình phạt được hiểu như sau: gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên.
Ngoài việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra các hậu quả phi vật chất. Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.
Hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán bao gồm: sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình; Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho người khác; Tiết lộ thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng sau: thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, giám đốc tài chính, kế toán trưởng của công ty đại chúng...
Đối với tội danh này, thu lợi bất chính lớn là thu được một khoản lợi có trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên; Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn là thu được một khoản lợi có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên; Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên. Ngoài việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra các hậu quả phi vật chất
Về tội thao túng giá chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 3 tỷ đồng trở lên. Ngoài việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra các hậu quả phi vật chất.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Thông tư liên tịch số 10/2013 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán, có hiệu lực từ ngày 15/8/2013, hướng dẫn việc xử lý hình sự đối với 3 tội danh trong chứng khoán gồm: cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán.
Với thông tư này, ranh giới giữa tội danh hình sự và vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đã rõ ràng hơn, thay vì trước đây tất cả đều được xử theo hành vi vi phạm hành chính.
Luật sư Trần Minh Hải, giám đốc công ty luật BASICO, trong bài trả lời báo chí mới đây đã đánh giá rằng: với hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 10, một ranh giới phân biệt đã hình thành. Trong bối cảnh các vi phạm có dấu hiệu hình sự trên thị trường chứng khoán ngày một diễn ra phức tạp và tinh vi, thì việc phân định ra ranh giới này sẽ là sự răn đe cần thiết đối với những động cơ phạm tội trong lĩnh vực chứng khoán.
Cũng theo luật sư Hải, khi lượng hóa các dấu hiệu thuộc về thiệt hại vật chất để định tội, định khung hình phạt đối với 3 tội danh, thì xét trong mối tương quan với các loại tội phạm thuộc lĩnh vực kinh tế khác, rõ ràng cơ quan soạn thảo đã tính đến những đặc thù trong lĩnh vực chứng khoán. Do vậy, các mức thiệt hại vật chất đã được nâng cao hơn so với những hướng dẫn xử lý định tội thông thường đối với các tội phạm về kinh tế khác...
Tuy nhiên, nếu so sánh các mức gây thiệt hại để làm căn cứ định tội, định khung hình phạt được quy định trong Thông tư 10 với đặc thù hoạt động của thị trường chứng khoán, thì các mức thiệt hại vật chất định tội, định khung hơi thấp.
Cụ thể, khi hướng dẫn các tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng hình phạt quy định đối với tội cố ý thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; tội thao túng giá chứng khoán, Thông tư 10 quy định: gây hậu quả nghiêm trọng là gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là từ 3 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên...
Với mức chỉ gây thiệt hại và thu lợi bất chính khá thấp như trên đã bị xem xét xử lý hình sự, sẽ làm tăng các trường hợp bị xử lý hình sự, khiến tăng áp lực cho các sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán trong truy xuất, xử lý thông tin các giao dịch có dấu hiệu vi phạm.
Theo Thông tư 10, tội cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán được quy định là việc người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đúng với các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán được định nghĩa là việc người phạm tội không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng nắm nhiều quyền tại doanh nghiệp như: chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng của tổ chức phát hành...
Một số tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng hình phạt được hiểu như sau: gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư từ 3 tỷ đồng trở lên.
Ngoài việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra các hậu quả phi vật chất. Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.
Hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán bao gồm: sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình; Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho người khác; Tiết lộ thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng sau: thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, giám đốc tài chính, kế toán trưởng của công ty đại chúng...
Đối với tội danh này, thu lợi bất chính lớn là thu được một khoản lợi có trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên; Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn là thu được một khoản lợi có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên; Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1 tỷ đồng trở lên. Ngoài việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra các hậu quả phi vật chất
Về tội thao túng giá chứng khoán, gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 3 tỷ đồng trở lên. Ngoài việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra các hậu quả phi vật chất.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)