Việt Nam đang chịu "gánh nặng kép" về dinh dưỡng
Theo Viện Dinh dưỡng, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe người dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em (SDD) đã giảm đáng kể và bền vững, tình hình an ninh lương thực - thực phẩm và bữa ăn của người dân đã được cải thiện rõ rệt.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2019 tỷ lệ này là 12,2%.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng như tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (22,4% năm 2019) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là 29,8%.Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực đô thị. Theo nghiên cứu của Hội Dinh dưỡng Việt Nam, TP HCM có 22,4% học sinh thừa cân và 19% béo phì. Trẻ em tại các đô thị lớn thừa cân, béo phì nhiều hơn so với nông thôn.Theo bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp - phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, Việt Nam đang trong giai đoạn gánh nặng kép về dinh dưỡng, tức tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tăng nhanh trong khi tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm chậm. Gánh nặng kép này diễn ra ở tất cả quốc gia khi chuyển từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Nguyên nhân do sự phát triển kinh tế, sự đa dạng thực phẩm, đậm độ năng lượng, thay đổi về thói quen ăn uống, lối sống, quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu...
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2019 tỷ lệ này là 12,2%.Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng như tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (22,4% năm 2019) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là 29,8%.Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực đô thị. Theo nghiên cứu của Hội Dinh dưỡng Việt Nam, TP HCM có 22,4% học sinh thừa cân và 19% béo phì. Trẻ em tại các đô thị lớn thừa cân, béo phì nhiều hơn so với nông thôn.Theo bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp - phó chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam, Việt Nam đang trong giai đoạn gánh nặng kép về dinh dưỡng, tức tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tăng nhanh trong khi tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm chậm. Gánh nặng kép này diễn ra ở tất cả quốc gia khi chuyển từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Nguyên nhân do sự phát triển kinh tế, sự đa dạng thực phẩm, đậm độ năng lượng, thay đổi về thói quen ăn uống, lối sống, quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu...
Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia ăn đường gấp 2 lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và có tỉ lệ gia tăng đái tháo đường đường nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mức tiêu thụ muối cũng cao hơn gấp nhiều lần khuyến nghị. Các nghiên cứu cũng ghi nhận 1/3 dân số thiếu vận động thể lực, 34% học sinh từ 13 đến 17 tuổi uống nước ngọt có ga hơn một lần mỗi ngày.
Theo bác sĩ Diệp, cần tăng cường đào tạo nhân lực có kiến thức về dinh dưỡng, sản xuất và cung cấp thực phẩm lành mạnh, dán nhãn dinh dưỡng với thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế cung cấp thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo không bão hòa...Báo cáo tại hội nghị, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp cũng cho biết hiện tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 77% ca tử vong hiện nay. Theo thống kê, bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam đang tăng lên gấp 2-4 lần, trong đó 4 bệnh phổ biến là tim mạch, ung thư, bệnh về hô hấp và tiểu đường.Hiện nay Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị đái tháo đường, mỗi năm có khoảng 75.000 ca ung thư tử vong. Điều đáng nói là các bệnh không lây nhiễm hiện nay có xu hướng trẻ hóa.Nguyên nhân là do sự phát triển về kinh tế, đa dạng của thực phẩm, đậm độ năng lượng, thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia, bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam có thể được kiểm soát bằng việc thay đổi lối sống, dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, giảm người béo phì, cao huyết áp và người có lượng cholesterol cao trong máu.