“Việt Nam đang là hiện tượng mới”
Ông Trần Tuấn Anh, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Francisco (Mỹ) nói về triển vọng quan hệ kinh tế Việt - Mỹ trong thời gian tới
Ông Trần Tuấn Anh, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Francisco (Mỹ) nói về triển vọng quan hệ kinh tế Việt - Mỹ trong thời gian tới.
Thưa ông, hiện giới đầu tư Mỹ đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là những cơ hội làm ăn với Việt Nam?
Điều rõ ràng cho thấy nước ta là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã không chỉ mở ra cho thương nhân Việt Nam mà cả các doanh nghiệp của nước ngoài nói chung và nước Mỹ nói riêng những cơ hội rất lớn. Đúng như Tổng thống Bush từng nói: “Nếu tôi còn trẻ mà mong muốn kiếm tiền thì Việt Nam sẽ là nơi tôi đến để kinh doanh”. Đây cũng là nhận định chung của doanh nhân người Mỹ và doanh nhân người Mỹ gốc Việt.
Tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam. Việt Nam là hiện tượng mới của người dân sở tại.
Ông có thể nói cụ thể hơn là các doanh nhân và nhà đầu tư Mỹ quan tâm những vấn đề gì?
Họ rất muốn tìm hiểu những chính sách và cơ hội cụ thể ở Việt Nam; đặc biệt là sau khi chúng ta vào WTO và PNTR được thông qua.
Những thông tin cụ thể thì các nhà đầu tư Mỹ có thể tìm được nhiều nguồn, tuy nhiên họ cũng muốn có những thông tin chính thức của chúng ta thông qua quan hệ của Đại sứ quán. Hơn nữa, các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ cần một sự tích cực từ phía các cơ quan công quyền của chúng ta và có sự hỗ trợ cụ thể cho họ.
Hiện nay chúng ta đã thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt - Mỹ (BTA) được 6 năm. Theo ông, chúng ta rút ra những kinh nghiệm, bài học gì từ việc thực hiện hiệp định này cho các doanh nghiệp làm ăn với Mỹ và xa hơn là thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập?
Tôi nghĩ rằng việc chúng ta đã có BTA với Mỹ trong thời gian trước khi chúng ta vào WTO, đó là kinh nghiệm thực tiễn rất tốt cho chúng ta trong việc tìm hiểu và thực hiện luật chơi chung và những yêu cầu pháp lý quốc tế. Thực tế trong thời gian qua, nhờ có BTA, chúng ta đã có sự tăng trưởng rất tích cực và nhanh chóng trong thương mại Việt - Mỹ và đặc biệt trong khai thác tiềm năng xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Mỹ.
Nhưng tôi không chỉ muốn nói đến quan hệ một chiều về xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Mỹ mà tôi muốn nhấn mạnh đến sự tăng trưởng sẽ có tính bền vững hơn về quan hệ thương mại Việt - Mỹ cũng như quan hệ kinh tế nói chung giữa hai nước trong thời gian tới. Từ BTA, chúng ta rút ra được một kinh nghiệm là, trước tiên các doanh nghiệp và các thực thể của nền kinh tế nước ta phải tự tìm hiểu và ý thức được tất cả những cơ hội và thách thức đặt ra cho chúng ta.
Tất nhiên trong quá trình này, các doanh nghiệp Việt Nam không thể tự làm, họ cần có sự hỗ trợ của khu vực công, tức là của cơ quan công quyền trong việc hướng dẫn để cung cấp thông tin, tạo sự hiểu biết sâu rộng trong toàn thể xã hội cũng như trong cộng đồng doanh nghiệp, cũng như có những thông tin định hướng, sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khai thác tiềm năng thuận lợi ở thị trường đó.
Ông đã ở Mỹ một thời gian khá dài, vậy ông đánh giá thế nào về tiềm năng của thị trường Mỹ?
Thị trường Mỹ được xác định là một thị trường chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tôi cho rằng thị trường Mỹ có tiềm năng rất lớn và không thể thiếu được, đáp ứng nhu cầu của chúng ta về nguồn vốn cho các nhu cầu xây dựng và phát triển.
Thứ hai, thị trường Mỹ là một nguồn có thể nói là tiềm năng lớn bởi đây là thị trường có công nghệ nguồn, công nghệ hàng đầu thế giới như: công nghệ nano, công nghệ về sinh dược, công nghệ về sinh học, công nghệ cao về thông tin, công nghệ cao về y tế... đều xuất phát tại thị trường Mỹ và phát triển nhanh và mạnh.
Thứ ba, thị trường Mỹ cũng là địa bàn chiến lược của chúng ta về mặt thị trường, bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Đây cũng là thị trường có tiềm năng rất lớn giúp chúng ta về đào tạo nhân lực và phát triển về khoa học giáo dục.
Không những thế, tăng trưởng du lịch, không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng của khách du lịch tại thị trường này cho chúng ta thấy rằng du lịch Việt Nam sẽ cần đến thị trường này như một thị trường cơ bản, để tạo đà cho sự phát triển một sự tăng tốc đối với du lịch Việt Nam.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn đến vai trò của cộng đồng người Việt trong các mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ trong mối quan hệ song phương, cả về chính trị, văn hoá, xã hội...
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Francisco (Mỹ) có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước như thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng hợp tác với các đối tác Mỹ, doanh nghiệp Mỹ?
Chúng tôi đã chuẩn bị một số chương trình hỗ trợ các ngành, doanh nghiệp trong nước, cũng như các đối tác, doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam.
Trước mắt, chúng tôi sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, những thông tin manh tính định hướng và cả những thông tin cụ thể để thông qua VCCI các doanh nghiệp Mỹ và doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với nhau.
Thứ hai là chúng tôi đang tìm kiếm các kênh quan hệ từ cộng đồng doanh nghiệp là Việt kiều Mỹ; tổ chức tập hợp các doanh nghiệp này lại thành hiệp hội, ví dụ như hiệp hội các nhà đầu tư người Mỹ gốc Việt...
Thưa ông, hiện giới đầu tư Mỹ đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư ở Việt Nam, đặc biệt là những cơ hội làm ăn với Việt Nam?
Điều rõ ràng cho thấy nước ta là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã không chỉ mở ra cho thương nhân Việt Nam mà cả các doanh nghiệp của nước ngoài nói chung và nước Mỹ nói riêng những cơ hội rất lớn. Đúng như Tổng thống Bush từng nói: “Nếu tôi còn trẻ mà mong muốn kiếm tiền thì Việt Nam sẽ là nơi tôi đến để kinh doanh”. Đây cũng là nhận định chung của doanh nhân người Mỹ và doanh nhân người Mỹ gốc Việt.
Tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp Mỹ rất quan tâm đến Việt Nam. Việt Nam là hiện tượng mới của người dân sở tại.
Ông có thể nói cụ thể hơn là các doanh nhân và nhà đầu tư Mỹ quan tâm những vấn đề gì?
Họ rất muốn tìm hiểu những chính sách và cơ hội cụ thể ở Việt Nam; đặc biệt là sau khi chúng ta vào WTO và PNTR được thông qua.
Những thông tin cụ thể thì các nhà đầu tư Mỹ có thể tìm được nhiều nguồn, tuy nhiên họ cũng muốn có những thông tin chính thức của chúng ta thông qua quan hệ của Đại sứ quán. Hơn nữa, các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ cần một sự tích cực từ phía các cơ quan công quyền của chúng ta và có sự hỗ trợ cụ thể cho họ.
Hiện nay chúng ta đã thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt - Mỹ (BTA) được 6 năm. Theo ông, chúng ta rút ra những kinh nghiệm, bài học gì từ việc thực hiện hiệp định này cho các doanh nghiệp làm ăn với Mỹ và xa hơn là thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập?
Tôi nghĩ rằng việc chúng ta đã có BTA với Mỹ trong thời gian trước khi chúng ta vào WTO, đó là kinh nghiệm thực tiễn rất tốt cho chúng ta trong việc tìm hiểu và thực hiện luật chơi chung và những yêu cầu pháp lý quốc tế. Thực tế trong thời gian qua, nhờ có BTA, chúng ta đã có sự tăng trưởng rất tích cực và nhanh chóng trong thương mại Việt - Mỹ và đặc biệt trong khai thác tiềm năng xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Mỹ.
Nhưng tôi không chỉ muốn nói đến quan hệ một chiều về xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Mỹ mà tôi muốn nhấn mạnh đến sự tăng trưởng sẽ có tính bền vững hơn về quan hệ thương mại Việt - Mỹ cũng như quan hệ kinh tế nói chung giữa hai nước trong thời gian tới. Từ BTA, chúng ta rút ra được một kinh nghiệm là, trước tiên các doanh nghiệp và các thực thể của nền kinh tế nước ta phải tự tìm hiểu và ý thức được tất cả những cơ hội và thách thức đặt ra cho chúng ta.
Tất nhiên trong quá trình này, các doanh nghiệp Việt Nam không thể tự làm, họ cần có sự hỗ trợ của khu vực công, tức là của cơ quan công quyền trong việc hướng dẫn để cung cấp thông tin, tạo sự hiểu biết sâu rộng trong toàn thể xã hội cũng như trong cộng đồng doanh nghiệp, cũng như có những thông tin định hướng, sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận khai thác tiềm năng thuận lợi ở thị trường đó.
Ông đã ở Mỹ một thời gian khá dài, vậy ông đánh giá thế nào về tiềm năng của thị trường Mỹ?
Thị trường Mỹ được xác định là một thị trường chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tôi cho rằng thị trường Mỹ có tiềm năng rất lớn và không thể thiếu được, đáp ứng nhu cầu của chúng ta về nguồn vốn cho các nhu cầu xây dựng và phát triển.
Thứ hai, thị trường Mỹ là một nguồn có thể nói là tiềm năng lớn bởi đây là thị trường có công nghệ nguồn, công nghệ hàng đầu thế giới như: công nghệ nano, công nghệ về sinh dược, công nghệ về sinh học, công nghệ cao về thông tin, công nghệ cao về y tế... đều xuất phát tại thị trường Mỹ và phát triển nhanh và mạnh.
Thứ ba, thị trường Mỹ cũng là địa bàn chiến lược của chúng ta về mặt thị trường, bởi sự tăng trưởng nhanh chóng của những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Đây cũng là thị trường có tiềm năng rất lớn giúp chúng ta về đào tạo nhân lực và phát triển về khoa học giáo dục.
Không những thế, tăng trưởng du lịch, không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng của khách du lịch tại thị trường này cho chúng ta thấy rằng du lịch Việt Nam sẽ cần đến thị trường này như một thị trường cơ bản, để tạo đà cho sự phát triển một sự tăng tốc đối với du lịch Việt Nam.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn đến vai trò của cộng đồng người Việt trong các mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ trong mối quan hệ song phương, cả về chính trị, văn hoá, xã hội...
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Francisco (Mỹ) có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước như thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng hợp tác với các đối tác Mỹ, doanh nghiệp Mỹ?
Chúng tôi đã chuẩn bị một số chương trình hỗ trợ các ngành, doanh nghiệp trong nước, cũng như các đối tác, doanh nghiệp Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam.
Trước mắt, chúng tôi sẽ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, những thông tin manh tính định hướng và cả những thông tin cụ thể để thông qua VCCI các doanh nghiệp Mỹ và doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với nhau.
Thứ hai là chúng tôi đang tìm kiếm các kênh quan hệ từ cộng đồng doanh nghiệp là Việt kiều Mỹ; tổ chức tập hợp các doanh nghiệp này lại thành hiệp hội, ví dụ như hiệp hội các nhà đầu tư người Mỹ gốc Việt...