“Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong lịch sử”
Nhà lãnh đạo kỳ cựu 84 tuổi của Singapore Lý Quang Diệu đã có buổi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua (16/1) tại Hà Nội
Nhà lãnh đạo kỳ cựu 84 tuổi của Singapore Lý Quang Diệu đã có buổi hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua (16/1) tại Hà Nội.
Vui mừng trở lại Việt Nam sau 10 năm, Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu chân thành giải thích lý do: "Tôi đến Việt Nam lần đầu năm 1992 và từ đó cho tới 1997 có nhiều chuyến thăm khác. Nhưng tôi thấy trong một thời gian Việt Nam không có nhiều chuyển đổi và chưa sẵn sàng hội nhập nền kinh tế thế giới nên tôi không tới. Song hai năm qua, tôi nhận thấy Việt Nam đang chuyển động với tốc độ nhanh để bù đắp thời gian bị mất”.
Phải đào tạo nhân lực
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự trân trọng đối với chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu và coi đó là biểu hiện của tình cảm cá nhân bộ trưởng đối với con người và đất nước Việt Nam. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức để kế tục những thành quả về phát triển quan hệ song phương mà cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Việt Nam tiền nhiệm đã làm.
Một cách từ tốn, ông Lý Quang Diệu thể hiện sự am hiểu của mình về phát triển của Việt Nam. Ông nói: “Bây giờ các bạn đã là thành viên WTO và trong năm năm tới sẽ có tăng trưởng rất cao, nhưng đồng thời các bạn sẽ thiếu nhân lực. Để có mức đầu tư 1 tỉ USD, cần nhiều hơn nữa các kỹ sư và lao động giỏi. Tôi nhớ là vào những năm 1990, tôi đã nói với các bạn rằng: đừng ngại, hãy đào tạo họ và việc làm sẽ đến với những người được đào tạo”.
Vấn đề xuyên suốt những lời góp ý của ông Lý Quang Diệu là giáo dục - đào tạo. Theo ông, người Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đầu tư vào Trung Quốc nhưng để đảm bảo độ an toàn, họ sẽ dùng biện pháp “1 cộng 1”, tức là đầu tư ở Trung Quốc và một nước khác. Nước khác đó là Việt Nam hoặc Ấn Độ. Tuy “cơn gió thay đổi” đang thổi về Việt Nam nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn về mặt nhân lực.
“Trong khi các ngành công nghiệp cũ dần nhường chỗ cho các ngành mới thì lao động ở độ tuổi 45-50 không thể tìm lại các việc đó - ông Lý nói - Việc làm mới yêu cầu những kỹ năng mới và không thể duy trì các công việc cũ vì chúng không còn tính cạnh tranh”.
Ông nhắc lại sai lầm của Singapore cách đây 25 năm khi hệ thống giáo dục của Singapore không cung cấp cho người học đầy đủ các kỹ năng cơ bản và để họ rời trường học quá sớm. “Đến khi mất việc, quay lại học hành là vô cùng khó khăn. Vì thế dù làm gì, hãy đào tạo nhân lực hết mức có thể. Dù tạm thời chưa có việc làm nhưng họ sẽ có đủ kỹ năng để đón bắt cơ hội”.
Cơ chế nào rồi cũng đến lúc lỗi thời
Ông Lý Quang Diệu tỏ lời khen sinh viên Việt Nam đang theo học tại Singapore là “nghiêm túc, chăm chỉ và thông minh nên luôn đứng đầu”.
Ông Lý Quang Diệu cho rằng Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong lịch sử. Theo ông, Việt Nam không nên ngồi một chỗ mà cần đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết thúc đẩy quá trình phát triển để tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự cảm ơn những lời gợi ý chân thành và thiết thực của Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu. Thủ tướng cũng đề cập những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong việc cải cách thể chế, luật pháp, hệ thống hành chính nhà nước, cơ sở hạ tầng, qui mô và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam.
Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các thách thức này, ông Lý Quang Diệu nói: “Các bạn đang ở giai đoạn những năm 1980 của Trung Quốc và nhờ đó, chúng ta biết được qui trình cần phải trải qua. Chúng ta có thể có một số người giỏi chỉ đạo lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng... để rút ngắn quá trình này và tránh những sai lầm không đáng có”.
Về cải cách hành chính, ông Lý Quang Diệu khẳng định rằng bất cứ cơ chế nào cũng đến lúc lỗi thời bởi con người trong cơ chế đó làm việc theo thói quen. Nhưng để giải quyết bài toán đó, ông giới thiệu kinh nghiệm Singapore:
“Chúng tôi đưa các công chức quay lại các trường dịch vụ công để họ học cách làm việc, quản lý mới. Bản thân họ sẽ trở thành các nhân tố thay đổi. Chúng tôi cũng luân chuyển các công chức sang bộ phận khác. Như vậy là chúng ta tạo ra một dòng chảy liên tục và không cho phép các vũng nước ao tù đọng lại. Và khi không còn những bộ óc mới và ý tưởng mới, cần một người lãnh đạo khác trẻ hơn để tạo động lực mới. Chúng tôi cử cán bộ lãnh đạo tham gia các khóa học quản lý ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để học cách làm việc của họ và quay lại áp dụng trong nước. Có thể điều đó tạo ra sự đảo lộn nhưng là sự đảo lộn cần thiết”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam chủ trương nhất quán về đẩy nhanh và mạnh tốc độ đổi mới là một lợi thế. Thủ tướng chia sẻ với ông Lý Quang Diệu về một sức ép tích cực chính từ bộ phận dân số trẻ của Việt Nam.
“71% dân số Việt Nam dưới 40 tuổi và 60% dưới 30 tuổi. Họ thúc đẩy Nhà nước và Đảng phải đổi mới và phát triển, nếu không họ sẽ không chấp nhận”, Thủ tướng nói.
Vui mừng trở lại Việt Nam sau 10 năm, Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu chân thành giải thích lý do: "Tôi đến Việt Nam lần đầu năm 1992 và từ đó cho tới 1997 có nhiều chuyến thăm khác. Nhưng tôi thấy trong một thời gian Việt Nam không có nhiều chuyển đổi và chưa sẵn sàng hội nhập nền kinh tế thế giới nên tôi không tới. Song hai năm qua, tôi nhận thấy Việt Nam đang chuyển động với tốc độ nhanh để bù đắp thời gian bị mất”.
Phải đào tạo nhân lực
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự trân trọng đối với chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu và coi đó là biểu hiện của tình cảm cá nhân bộ trưởng đối với con người và đất nước Việt Nam. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức để kế tục những thành quả về phát triển quan hệ song phương mà cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Việt Nam tiền nhiệm đã làm.
Một cách từ tốn, ông Lý Quang Diệu thể hiện sự am hiểu của mình về phát triển của Việt Nam. Ông nói: “Bây giờ các bạn đã là thành viên WTO và trong năm năm tới sẽ có tăng trưởng rất cao, nhưng đồng thời các bạn sẽ thiếu nhân lực. Để có mức đầu tư 1 tỉ USD, cần nhiều hơn nữa các kỹ sư và lao động giỏi. Tôi nhớ là vào những năm 1990, tôi đã nói với các bạn rằng: đừng ngại, hãy đào tạo họ và việc làm sẽ đến với những người được đào tạo”.
Vấn đề xuyên suốt những lời góp ý của ông Lý Quang Diệu là giáo dục - đào tạo. Theo ông, người Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đầu tư vào Trung Quốc nhưng để đảm bảo độ an toàn, họ sẽ dùng biện pháp “1 cộng 1”, tức là đầu tư ở Trung Quốc và một nước khác. Nước khác đó là Việt Nam hoặc Ấn Độ. Tuy “cơn gió thay đổi” đang thổi về Việt Nam nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn về mặt nhân lực.
“Trong khi các ngành công nghiệp cũ dần nhường chỗ cho các ngành mới thì lao động ở độ tuổi 45-50 không thể tìm lại các việc đó - ông Lý nói - Việc làm mới yêu cầu những kỹ năng mới và không thể duy trì các công việc cũ vì chúng không còn tính cạnh tranh”.
Ông nhắc lại sai lầm của Singapore cách đây 25 năm khi hệ thống giáo dục của Singapore không cung cấp cho người học đầy đủ các kỹ năng cơ bản và để họ rời trường học quá sớm. “Đến khi mất việc, quay lại học hành là vô cùng khó khăn. Vì thế dù làm gì, hãy đào tạo nhân lực hết mức có thể. Dù tạm thời chưa có việc làm nhưng họ sẽ có đủ kỹ năng để đón bắt cơ hội”.
Cơ chế nào rồi cũng đến lúc lỗi thời
Ông Lý Quang Diệu tỏ lời khen sinh viên Việt Nam đang theo học tại Singapore là “nghiêm túc, chăm chỉ và thông minh nên luôn đứng đầu”.
Ông Lý Quang Diệu cho rằng Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong lịch sử. Theo ông, Việt Nam không nên ngồi một chỗ mà cần đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết thúc đẩy quá trình phát triển để tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự cảm ơn những lời gợi ý chân thành và thiết thực của Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu. Thủ tướng cũng đề cập những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong việc cải cách thể chế, luật pháp, hệ thống hành chính nhà nước, cơ sở hạ tầng, qui mô và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam.
Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các thách thức này, ông Lý Quang Diệu nói: “Các bạn đang ở giai đoạn những năm 1980 của Trung Quốc và nhờ đó, chúng ta biết được qui trình cần phải trải qua. Chúng ta có thể có một số người giỏi chỉ đạo lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng... để rút ngắn quá trình này và tránh những sai lầm không đáng có”.
Về cải cách hành chính, ông Lý Quang Diệu khẳng định rằng bất cứ cơ chế nào cũng đến lúc lỗi thời bởi con người trong cơ chế đó làm việc theo thói quen. Nhưng để giải quyết bài toán đó, ông giới thiệu kinh nghiệm Singapore:
“Chúng tôi đưa các công chức quay lại các trường dịch vụ công để họ học cách làm việc, quản lý mới. Bản thân họ sẽ trở thành các nhân tố thay đổi. Chúng tôi cũng luân chuyển các công chức sang bộ phận khác. Như vậy là chúng ta tạo ra một dòng chảy liên tục và không cho phép các vũng nước ao tù đọng lại. Và khi không còn những bộ óc mới và ý tưởng mới, cần một người lãnh đạo khác trẻ hơn để tạo động lực mới. Chúng tôi cử cán bộ lãnh đạo tham gia các khóa học quản lý ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản để học cách làm việc của họ và quay lại áp dụng trong nước. Có thể điều đó tạo ra sự đảo lộn nhưng là sự đảo lộn cần thiết”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam chủ trương nhất quán về đẩy nhanh và mạnh tốc độ đổi mới là một lợi thế. Thủ tướng chia sẻ với ông Lý Quang Diệu về một sức ép tích cực chính từ bộ phận dân số trẻ của Việt Nam.
“71% dân số Việt Nam dưới 40 tuổi và 60% dưới 30 tuổi. Họ thúc đẩy Nhà nước và Đảng phải đổi mới và phát triển, nếu không họ sẽ không chấp nhận”, Thủ tướng nói.