Việt Nam, điểm đến mới của vị hoàng tử thích đi buôn
Khác với những tỉ phú Arab khác, sự giàu có và thành đạt của hoàng tử Alwaleed Bin Talal xuất phát từ tài năng của ông
Khác với những tỉ phú Arab khác giàu lên nhờ những giếng dầu lửa mà thiên nhiên ban tặng, hoặc được thừa kế khối tài sản kếch sù từ gia đình, sự giàu có và thành đạt của hoàng tử Alwaleed Bin Talal của Saudi Arabia là nhờ những bước đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh.
Ông đã bỏ vốn kinh doanh bất động sản và cổ phiếu. Tên tuổi của ông cũng nổi tiếng trên thị trường chứng khoán Phố Wall. “Tiền của tôi đang có mặt ở mọi nơi - ở trong nước, ở khu vực lân cận, và trên toàn cầu”, hoàng tử Alwaleed nói. Ngày nay đế chế kinh doanh của ông hiện diện ở hầu hết các quốc gia. Phương châm kinh doanh của ông là: “Nếu tôi định làm gì thì phải làm thật xuất sắc, nếu không thì tốt nhất là không nên làm gì cả”.
Alwaleed bin Talal sinh tháng 3/1955. Cha của ông là Hoàng tử Talala. Ông nội của ông là người sáng lập triều đình Saudi Arabia Abdul Aziz Al Saudi.
Năm 1979, hoàng tử Alwaleed bin Talal tốt nghiệp Đại học Menlo bang California (Mỹ), khoa quản trị doanh nghiệp. Năm 1985, ông tốt nghiệp Đại học Syrucuse với tấm bằng cử nhân môn khoa học xã hội.
Ngay từ hồi còn du học ở Mỹ, chàng sinh viên Alwaleed đã có niềm mê say kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp trường Menlo tại California năm 1979, ông đã vay cha mình một khoản tiền 30.000 USD và còn thế chấp cả căn nhà riêng để vay ngân hàng 300.000 USD làm vốn làm ăn. Với số vốn không lấy gì nhiều nhặn này, ông đã bắt đầu kiếm tiền bằng cách môi giới giữa các công ty của Mỹ với các công ty Saudi Arabia.
Vào những năm 1980, ông quyết định đầu tư vào đất đai ở quê nhà, rồi chuyển qua lĩnh vực ngân hàng - một ngành đang bị các nhà đầu tư bỏ ngỏ. Và đây chính là lĩnh vực kinh doanh đã mang lại cho Alwaleed nhiều tiền bạc. Tuy nhiên, danh tiếng của ông vẫn chưa thể ra ngoài biên giới của Saudi Arabia.
Sự thận trọng của Alwaleed khi chưa đầu tư ra nước ngoài có nguyên nhân của nó. Đó không phải là vấn đề kinh tế, mà do thái tử cũng như nhiều nhà kinh doanh Arab khác phải tuân thủ các quy định khá mâu thuẫn của tôn giáo là “Halal” (cho phép làm giàu) và “Haram” (cấm làm giàu).
Nói cách khác, hoạt động ngân hàng cũng bị chi phối bởi các quy định của đạo Hồi cấm thu lợi bằng lãi suất cho vay. Như vậy cần phải có phương cách khác là hình thành các khoản tín dụng như một hình thức đầu tư. Và chính bằng hình thức này, Alwaleed bắt đầu bước ra với thị trường thế giới.
Về hình thức, Công ty Kingdom Holding Company (KHC) của ông không cho vay, cho dù nắm giữ cổ phần của các ngân hàng phương Tây, vốn tính phần trăm theo các khoản tín dụng. Được thành lập năm 1980, ban đầu KHC tập trung hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Sau này, công ty phát triển mạnh nhờ đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp lớn ở Mỹ và một số nơi trên thế giới. Hoàng tử Alwaleed bin Talal hiện là cổ đông lớn nhất của KHC và của nhiều tập đoàn kinh tế khác trên thế giới. Tăng trưởng lợi nhuận hằng năm của KHC trong suốt 28 năm qua được duy trì ở mức bình quân 20%.
Năm 1991, Alwaleed mua lại cổ phần của Citicorp với giá 590 triệu USD. Dạo đó Citicorp đang đứng bên bờ vực phá sản. Nhưng chỉ sau một thời gian, công ty này hồi sinh và giá của phần cổ phiếu đó lên tới con số 10 tỉ USD.
Và thế là hoàng tử Alwaleed trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của tập đoàn tài chính khổng lồ Citigroup. Do đó, tiếng nói của ông rất có trọng lượng trong những quyết định lớn của Citigroup. Mới đây, khi ông chính thức tuyên bố không ủng hộ ông Charles Prince ngồi ở chiếc ghế Tổng giám đốc Citigroup, thì ngay sau đó ông này buộc phải ra đi.
Hoàng tử Alwaleed bin Talal được coi là nhà đầu tư tài ba thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau tỷ phú người Mỹ Warren Buffett. Ông nổi tiếng bởi sự “mát tay” trong đầu tư. Nếu ông đã bỏ tiền vào đâu, không ít thì nhiều đều đem lại lợi nhuận. Nhờ vậy mà KHC của ông trở thành một trong những tập đoàn tài chính đầu tư đa dạng và thành công nhất trên thế giới.
Ngoài ra, Alwaleed Bin Talal còn đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao và thông tin đại chúng. Ông có chân trong những công ty như Apple Inc, Hewlett-Packard và Motorola và nắm giữ cổ phiếu của các hãng truyền thông như Arab Radio and Television tại vùng Cận Đông, Time Warner và News Corp., PepsiCo, Walt Disney...
Quyết định đầu tư vào Đà Nẵng
Kingdom Hotels Investments (KHI) là một công ty con của Tập đoàn KHC do hoàng tử Alwaleed Bin Talal Abdulaziz Alsaud làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Công ty này đang tập trung đầu tư mạnh vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 70% ngân quỹ.
Một vài năm trở lại đây, Việt Nam cũng là một điểm đến hấp dẫn các “ông trùm” dầu mỏ Trung Đông, trong đó có cả hoàng tử Alwaleed. Họ đã đến Việt Nam và triển khai nhiều dự án đầu tư vào bất động sản với số vốn đầu tư có quy mô hàng trăm triệu USD.
Renato Shordon, Phó giám đốc CBRE Việt Nam nói: “Thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư Trung Đông. Các nước này quan tâm tới Việt Nam bởi xu hướng đa dạng hoá vào các thị trường mới nổi như Việt Nam”.
Tổng giám đốc CBRE, ông Marc Towsend cũng xác nhận thông tin này. Ông cho biết từ cuối năm 2006, công ty của ông bắt đầu có các khách hàng Trung Đông liên hệ tìm hiểu thông tin về thị trường bất động sản Việt Nam. Họ quan tâm tới tất cả các dự án, song tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ dưỡng và văn phòng cao cấp.
Hồi đầu năm nay, Tập đoàn KHI của Hoàng tử Alwaleed Bin Talal Abdulaziz Alsaud đã ký cam kết với lãnh đạo Đà Nẵng về việc đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại thành phố này. Ngày 21/3/2008, bà Patricia Lee, Phó chủ tịch Tập đoàn KHI khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết KHI sẽ thay thế chủ đầu tư khu du lịch Vegas vốn đình trệ qua nhiều năm để xây dựng tổ hợp khu nghỉ mát, du lịch và khách sạn 5 sao Raffle với tổng vốn đầu tư ban đầu 65 triệu USD.
Tổ hợp du lịch này bao gồm Khách sạn Raffle nằm bên bờ biển Mỹ Khê có khoảng 150 phòng VIP, 15 biệt thự nằm bên bờ biển, mỗi biệt thư có diện tích khoảng 600 m2, khu tổ chức hội nghị, khu spa cao cấp mang phong cách phục hưng, hồ bơi, sân tennis... Tổng diện tích của dự án này là 15,5 hecta.
Ông Tomothy Hansing, Phó chủ tịch cao cấp KHI cho hay, việc Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới xếp hạng 6/176 quốc gia về tiềm năng du lịch đã tạo ấn tượng rất mạnh để tập đoàn này đi đến quyết định đầu tư vào Đà Nẵng là nơi có một trong những bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh, có đường bay quốc tế và nằm giữa ba di sản văn hoá thế giới.
Ông khẳng định, do công tác chuẩn bị đầu tư được tiến hành rất kỹ nên việc xây dựng sẽ triển khai chỉ trong khoảng 30 tháng, dự kiến quý 2/2010 sẽ đưa vào hoạt động các hạng mục chính và đến năm 2011 sẽ hoàn tất toàn bộ dự án.
Đây cũng là dự án đầu tiên của KHI nằm trong nhiều kế hoạch khác đã được tập đoàn này vạch ra nhằm khai thác nhu cầu đang lên về khách sạn sang trọng và những khu nghỉ mát cao cấp ở các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh ở châu Á.
Tỷ phú xài sang nhưng không quên người nghèo
Tổng giá trị của Tập đoàn KHC do Alwaleed Bin Talal đứng đầu ước khoảng 25 tỉ USD. Tạp chí Forbes đã hai lần bình chọn hoàng tử Saudi Arabia này là nhà đầu tư thông minh nhất thế giới. Alwaleed Bin Talal đứng vị trí thứ 19 trong danh sách các tỉ phú trên thế giới do Forbes bình chọn hồi tháng 5/2008.
Tập đoàn KHC cuối tháng 10 vừa rồi cũng đã công bố kế hoạch xây dựng tòa tháp Kingdom Tower cao ít nhất 1 km và là một phần của dự án lớn hơn Kingdom City, với tổng kinh phí đầu tư lên tới 26,7 tỷ USD. Thông tin này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Tập đoàn xây dựng Nakheel công bố kế hoạch xây dựng một tòa tháp cũng có chiều cao tương đương tại Dubai. Hai dự án của KHC là Kingdom Tower và Kingdom City sẽ được xây dựng trên một khu đất khá rộng, và sẽ bao gồm các khu nhà sang trọng, khách sạn, khu văn phòng...
Tuyên bố của KHC trích lời Hoàng tử Alwaleed cho biết: “Hai dự án nói trên sẽ chứng tỏ sự đóng góp của KHC trong việc đưa Saudi Arabia trở thành quốc gia hàng đầu thế giới, đồng thời tái khẳng định KHC là một trong những công ty xây dựng hàng đầu”. Kingdom City dự kiến đủ sức chứa khoảng 80.000 người thường xuyên và 250.000 du khách đến thăm.
Nhiều tiền và nhiều quyền lực, hoàng tử Alwaleed bin Talal còn nổi tiếng về “khoản” ăn chơi sành điệu. Riêng ông có mấy du thuyền lộng lẫy và nhiều ô tô nhãn hiệu Rolls Royce.
Hiện giờ, ông vẫn thường xuyên đi lại bằng một chiếc máy bay riêng loại Boeing 747-400, giống chuyên cơ Air Force 1 của Tổng thống Mỹ, sang hơn hẳn chuyên cơ của nhiều nguyên thủ quốc gia khác. Song dường như ông vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn với “bộ sưu tập” phương tiện đi lại của mình. Vì thế, ông quyết định bổ sung bằng 1 chiếc A380. Nếu được giao đúng hẹn, thì mãi đến năm 2012, vị hoàng tử xứ Saudi Arabia này mới được “vi vu” trên chiếc A380 riêng của mình.
Máy bay này có thể chở được hơn 800 người, nhưng máy bay của Hoàng tử thường xuyên chỉ chở khoảng 50 người, vì thế diện tích mặt bằng rộng tới 551 m2 là hết sức bao la, đủ để các chuyên gia nội thất thoải mái thực hiện ý tưởng thiết kế. Trên đó sẽ có phòng họp, phòng khách, phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn khách sạn 5 sao.
Đáp lại những lời ra tiếng vào về việc ông thích xài sang, chơi ngông, ông đã thẳng thừng bác lại bằng quan điểm riêng của mình là: “làm ra tiền mà không tiêu thì để tiền... làm gì?”.
Làm giàu với tốc độ chóng mặt như thế, nhưng hoàng tử Alwaleed Bin Talal cũng không quên một việc hết sức quan trọng - giúp đỡ người nghèo. Mỗi năm ông chi ít nhất 100 triệu USD vào mục đích từ thiện. Khoản viện trợ nhân đạo lớn nhất của Alwaleed là 25 triệu USD cho những nạn nhân của sóng thần ở Đông Nam Á và một loạt các vụ động đất tại vùng Kashemir (Ấn Độ và Pakistan).
Ông đã bỏ vốn kinh doanh bất động sản và cổ phiếu. Tên tuổi của ông cũng nổi tiếng trên thị trường chứng khoán Phố Wall. “Tiền của tôi đang có mặt ở mọi nơi - ở trong nước, ở khu vực lân cận, và trên toàn cầu”, hoàng tử Alwaleed nói. Ngày nay đế chế kinh doanh của ông hiện diện ở hầu hết các quốc gia. Phương châm kinh doanh của ông là: “Nếu tôi định làm gì thì phải làm thật xuất sắc, nếu không thì tốt nhất là không nên làm gì cả”.
Alwaleed bin Talal sinh tháng 3/1955. Cha của ông là Hoàng tử Talala. Ông nội của ông là người sáng lập triều đình Saudi Arabia Abdul Aziz Al Saudi.
Năm 1979, hoàng tử Alwaleed bin Talal tốt nghiệp Đại học Menlo bang California (Mỹ), khoa quản trị doanh nghiệp. Năm 1985, ông tốt nghiệp Đại học Syrucuse với tấm bằng cử nhân môn khoa học xã hội.
Ngay từ hồi còn du học ở Mỹ, chàng sinh viên Alwaleed đã có niềm mê say kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp trường Menlo tại California năm 1979, ông đã vay cha mình một khoản tiền 30.000 USD và còn thế chấp cả căn nhà riêng để vay ngân hàng 300.000 USD làm vốn làm ăn. Với số vốn không lấy gì nhiều nhặn này, ông đã bắt đầu kiếm tiền bằng cách môi giới giữa các công ty của Mỹ với các công ty Saudi Arabia.
Vào những năm 1980, ông quyết định đầu tư vào đất đai ở quê nhà, rồi chuyển qua lĩnh vực ngân hàng - một ngành đang bị các nhà đầu tư bỏ ngỏ. Và đây chính là lĩnh vực kinh doanh đã mang lại cho Alwaleed nhiều tiền bạc. Tuy nhiên, danh tiếng của ông vẫn chưa thể ra ngoài biên giới của Saudi Arabia.
Sự thận trọng của Alwaleed khi chưa đầu tư ra nước ngoài có nguyên nhân của nó. Đó không phải là vấn đề kinh tế, mà do thái tử cũng như nhiều nhà kinh doanh Arab khác phải tuân thủ các quy định khá mâu thuẫn của tôn giáo là “Halal” (cho phép làm giàu) và “Haram” (cấm làm giàu).
Nói cách khác, hoạt động ngân hàng cũng bị chi phối bởi các quy định của đạo Hồi cấm thu lợi bằng lãi suất cho vay. Như vậy cần phải có phương cách khác là hình thành các khoản tín dụng như một hình thức đầu tư. Và chính bằng hình thức này, Alwaleed bắt đầu bước ra với thị trường thế giới.
Về hình thức, Công ty Kingdom Holding Company (KHC) của ông không cho vay, cho dù nắm giữ cổ phần của các ngân hàng phương Tây, vốn tính phần trăm theo các khoản tín dụng. Được thành lập năm 1980, ban đầu KHC tập trung hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Sau này, công ty phát triển mạnh nhờ đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp lớn ở Mỹ và một số nơi trên thế giới. Hoàng tử Alwaleed bin Talal hiện là cổ đông lớn nhất của KHC và của nhiều tập đoàn kinh tế khác trên thế giới. Tăng trưởng lợi nhuận hằng năm của KHC trong suốt 28 năm qua được duy trì ở mức bình quân 20%.
Năm 1991, Alwaleed mua lại cổ phần của Citicorp với giá 590 triệu USD. Dạo đó Citicorp đang đứng bên bờ vực phá sản. Nhưng chỉ sau một thời gian, công ty này hồi sinh và giá của phần cổ phiếu đó lên tới con số 10 tỉ USD.
Và thế là hoàng tử Alwaleed trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của tập đoàn tài chính khổng lồ Citigroup. Do đó, tiếng nói của ông rất có trọng lượng trong những quyết định lớn của Citigroup. Mới đây, khi ông chính thức tuyên bố không ủng hộ ông Charles Prince ngồi ở chiếc ghế Tổng giám đốc Citigroup, thì ngay sau đó ông này buộc phải ra đi.
Hoàng tử Alwaleed bin Talal được coi là nhà đầu tư tài ba thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau tỷ phú người Mỹ Warren Buffett. Ông nổi tiếng bởi sự “mát tay” trong đầu tư. Nếu ông đã bỏ tiền vào đâu, không ít thì nhiều đều đem lại lợi nhuận. Nhờ vậy mà KHC của ông trở thành một trong những tập đoàn tài chính đầu tư đa dạng và thành công nhất trên thế giới.
Ngoài ra, Alwaleed Bin Talal còn đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao và thông tin đại chúng. Ông có chân trong những công ty như Apple Inc, Hewlett-Packard và Motorola và nắm giữ cổ phiếu của các hãng truyền thông như Arab Radio and Television tại vùng Cận Đông, Time Warner và News Corp., PepsiCo, Walt Disney...
Quyết định đầu tư vào Đà Nẵng
Kingdom Hotels Investments (KHI) là một công ty con của Tập đoàn KHC do hoàng tử Alwaleed Bin Talal Abdulaziz Alsaud làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Công ty này đang tập trung đầu tư mạnh vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 70% ngân quỹ.
Một vài năm trở lại đây, Việt Nam cũng là một điểm đến hấp dẫn các “ông trùm” dầu mỏ Trung Đông, trong đó có cả hoàng tử Alwaleed. Họ đã đến Việt Nam và triển khai nhiều dự án đầu tư vào bất động sản với số vốn đầu tư có quy mô hàng trăm triệu USD.
Renato Shordon, Phó giám đốc CBRE Việt Nam nói: “Thị trường bất động sản Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư Trung Đông. Các nước này quan tâm tới Việt Nam bởi xu hướng đa dạng hoá vào các thị trường mới nổi như Việt Nam”.
Tổng giám đốc CBRE, ông Marc Towsend cũng xác nhận thông tin này. Ông cho biết từ cuối năm 2006, công ty của ông bắt đầu có các khách hàng Trung Đông liên hệ tìm hiểu thông tin về thị trường bất động sản Việt Nam. Họ quan tâm tới tất cả các dự án, song tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ dưỡng và văn phòng cao cấp.
Hồi đầu năm nay, Tập đoàn KHI của Hoàng tử Alwaleed Bin Talal Abdulaziz Alsaud đã ký cam kết với lãnh đạo Đà Nẵng về việc đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại thành phố này. Ngày 21/3/2008, bà Patricia Lee, Phó chủ tịch Tập đoàn KHI khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết KHI sẽ thay thế chủ đầu tư khu du lịch Vegas vốn đình trệ qua nhiều năm để xây dựng tổ hợp khu nghỉ mát, du lịch và khách sạn 5 sao Raffle với tổng vốn đầu tư ban đầu 65 triệu USD.
Tổ hợp du lịch này bao gồm Khách sạn Raffle nằm bên bờ biển Mỹ Khê có khoảng 150 phòng VIP, 15 biệt thự nằm bên bờ biển, mỗi biệt thư có diện tích khoảng 600 m2, khu tổ chức hội nghị, khu spa cao cấp mang phong cách phục hưng, hồ bơi, sân tennis... Tổng diện tích của dự án này là 15,5 hecta.
Ông Tomothy Hansing, Phó chủ tịch cao cấp KHI cho hay, việc Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới xếp hạng 6/176 quốc gia về tiềm năng du lịch đã tạo ấn tượng rất mạnh để tập đoàn này đi đến quyết định đầu tư vào Đà Nẵng là nơi có một trong những bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh, có đường bay quốc tế và nằm giữa ba di sản văn hoá thế giới.
Ông khẳng định, do công tác chuẩn bị đầu tư được tiến hành rất kỹ nên việc xây dựng sẽ triển khai chỉ trong khoảng 30 tháng, dự kiến quý 2/2010 sẽ đưa vào hoạt động các hạng mục chính và đến năm 2011 sẽ hoàn tất toàn bộ dự án.
Đây cũng là dự án đầu tiên của KHI nằm trong nhiều kế hoạch khác đã được tập đoàn này vạch ra nhằm khai thác nhu cầu đang lên về khách sạn sang trọng và những khu nghỉ mát cao cấp ở các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh ở châu Á.
Tỷ phú xài sang nhưng không quên người nghèo
Tổng giá trị của Tập đoàn KHC do Alwaleed Bin Talal đứng đầu ước khoảng 25 tỉ USD. Tạp chí Forbes đã hai lần bình chọn hoàng tử Saudi Arabia này là nhà đầu tư thông minh nhất thế giới. Alwaleed Bin Talal đứng vị trí thứ 19 trong danh sách các tỉ phú trên thế giới do Forbes bình chọn hồi tháng 5/2008.
Tập đoàn KHC cuối tháng 10 vừa rồi cũng đã công bố kế hoạch xây dựng tòa tháp Kingdom Tower cao ít nhất 1 km và là một phần của dự án lớn hơn Kingdom City, với tổng kinh phí đầu tư lên tới 26,7 tỷ USD. Thông tin này được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Tập đoàn xây dựng Nakheel công bố kế hoạch xây dựng một tòa tháp cũng có chiều cao tương đương tại Dubai. Hai dự án của KHC là Kingdom Tower và Kingdom City sẽ được xây dựng trên một khu đất khá rộng, và sẽ bao gồm các khu nhà sang trọng, khách sạn, khu văn phòng...
Tuyên bố của KHC trích lời Hoàng tử Alwaleed cho biết: “Hai dự án nói trên sẽ chứng tỏ sự đóng góp của KHC trong việc đưa Saudi Arabia trở thành quốc gia hàng đầu thế giới, đồng thời tái khẳng định KHC là một trong những công ty xây dựng hàng đầu”. Kingdom City dự kiến đủ sức chứa khoảng 80.000 người thường xuyên và 250.000 du khách đến thăm.
Nhiều tiền và nhiều quyền lực, hoàng tử Alwaleed bin Talal còn nổi tiếng về “khoản” ăn chơi sành điệu. Riêng ông có mấy du thuyền lộng lẫy và nhiều ô tô nhãn hiệu Rolls Royce.
Hiện giờ, ông vẫn thường xuyên đi lại bằng một chiếc máy bay riêng loại Boeing 747-400, giống chuyên cơ Air Force 1 của Tổng thống Mỹ, sang hơn hẳn chuyên cơ của nhiều nguyên thủ quốc gia khác. Song dường như ông vẫn cảm thấy chưa thỏa mãn với “bộ sưu tập” phương tiện đi lại của mình. Vì thế, ông quyết định bổ sung bằng 1 chiếc A380. Nếu được giao đúng hẹn, thì mãi đến năm 2012, vị hoàng tử xứ Saudi Arabia này mới được “vi vu” trên chiếc A380 riêng của mình.
Máy bay này có thể chở được hơn 800 người, nhưng máy bay của Hoàng tử thường xuyên chỉ chở khoảng 50 người, vì thế diện tích mặt bằng rộng tới 551 m2 là hết sức bao la, đủ để các chuyên gia nội thất thoải mái thực hiện ý tưởng thiết kế. Trên đó sẽ có phòng họp, phòng khách, phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn khách sạn 5 sao.
Đáp lại những lời ra tiếng vào về việc ông thích xài sang, chơi ngông, ông đã thẳng thừng bác lại bằng quan điểm riêng của mình là: “làm ra tiền mà không tiêu thì để tiền... làm gì?”.
Làm giàu với tốc độ chóng mặt như thế, nhưng hoàng tử Alwaleed Bin Talal cũng không quên một việc hết sức quan trọng - giúp đỡ người nghèo. Mỗi năm ông chi ít nhất 100 triệu USD vào mục đích từ thiện. Khoản viện trợ nhân đạo lớn nhất của Alwaleed là 25 triệu USD cho những nạn nhân của sóng thần ở Đông Nam Á và một loạt các vụ động đất tại vùng Kashemir (Ấn Độ và Pakistan).