Việt Nam lần đầu tiên công bố báo cáo năng lực cạnh tranh
Báo cáo đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh trên mọi khía cạnh, từ cấp độ vi mô tới vĩ mô và đưa ra các giải pháp cụ thể
Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á (Singapore) vừa thông tin về hội thảo công bố bản báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010, do hai cơ quan này đồng thực hiện, với sự chỉ đạo về chuyên môn của GS. Michael Porter, một chuyên gia hàng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh.
“Đây là báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam, đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh trên mọi khía cạnh, từ cấp độ vi mô tới vĩ mô và đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, bà Đỗ Hồng Hạnh, Trưởng đại diện Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á tại Việt Nam cho biết.
Điểm nổi bật của bản báo cáo, theo chuyên gia từ hai cơ quan thực hiện nghiên cứu, là sự xâu chuỗi các vấn đề vĩ mô tác động đến những yếu tố cấu thành năng suất, hiệu quả của nền kinh tế, những yếu tố quyết định sự thịnh vượng của người dân nói chung.
“Nghiên cứu này nhìn các cân đối vĩ mô như ngân sách, cán cân thanh toán, tiết kiệm - đầu tư..., và tìm kiếm những nguyên nhân của mất cân đối vĩ mô đó”, TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng CIEM cho biết.
Từ kết quả nghiên cứu, bà Hạnh đưa ra thông điệp: “Viễn cảnh trung hạn là Việt Nam đang có nguy cơ bị "tắc" do tăng trưởng dựa vào những cái sẵn có. Nếu không thay đổi bằng một năng lực cạnh tranh mới thì Việt Nam khó có thể tăng trưởng hiệu quả”.
Về các khuyến nghị cụ thể, nghiên cứu chỉ đề cập tập trung vào các cải cách chính sách và thể chế. Với các cải cách về chính sách, nghiên cứu nêu 5 lĩnh vực Việt Nam nên tập trung cải thiện, gồm giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, FDI, chính sách cụm ngành, quản trị nhà nước.
Đối với thể chế, có ba vấn đề chính yếu được đề cập tại báo cáo, trong đó đáng chú ý là khuyến nghị các cải cách về quy trình và năng lực quản trị công; phân cấp phân quyền…
“Chúng ta đang ở trong giai đoạn tham vấn cho chính sách phát triển 5-10 năm tới, rất quan trọng. Hy vọng báo cáo sẽ được tiếp cận như một nguồn thông tin hữu ích, đáng tin cậy cho những văn bản chiến lược, kế hoạch và đặc biệt là sau này, khi triển khai thực hiện”, ông Cung nói.
Hội thảo nói trên dự kiến sẽ do Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và GS. Michael Porter đồng chủ trì. Tại buổi hội thảo, các đại biểu cũng có dịp tham gia một thảo luận bàn tròn với các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và thế giới về những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Dự kiến, báo cáo này sẽ được thực hiện hai năm/lần.
“Đây là báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam, đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh trên mọi khía cạnh, từ cấp độ vi mô tới vĩ mô và đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, bà Đỗ Hồng Hạnh, Trưởng đại diện Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á tại Việt Nam cho biết.
Điểm nổi bật của bản báo cáo, theo chuyên gia từ hai cơ quan thực hiện nghiên cứu, là sự xâu chuỗi các vấn đề vĩ mô tác động đến những yếu tố cấu thành năng suất, hiệu quả của nền kinh tế, những yếu tố quyết định sự thịnh vượng của người dân nói chung.
“Nghiên cứu này nhìn các cân đối vĩ mô như ngân sách, cán cân thanh toán, tiết kiệm - đầu tư..., và tìm kiếm những nguyên nhân của mất cân đối vĩ mô đó”, TS. Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng CIEM cho biết.
Từ kết quả nghiên cứu, bà Hạnh đưa ra thông điệp: “Viễn cảnh trung hạn là Việt Nam đang có nguy cơ bị "tắc" do tăng trưởng dựa vào những cái sẵn có. Nếu không thay đổi bằng một năng lực cạnh tranh mới thì Việt Nam khó có thể tăng trưởng hiệu quả”.
Về các khuyến nghị cụ thể, nghiên cứu chỉ đề cập tập trung vào các cải cách chính sách và thể chế. Với các cải cách về chính sách, nghiên cứu nêu 5 lĩnh vực Việt Nam nên tập trung cải thiện, gồm giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, FDI, chính sách cụm ngành, quản trị nhà nước.
Đối với thể chế, có ba vấn đề chính yếu được đề cập tại báo cáo, trong đó đáng chú ý là khuyến nghị các cải cách về quy trình và năng lực quản trị công; phân cấp phân quyền…
“Chúng ta đang ở trong giai đoạn tham vấn cho chính sách phát triển 5-10 năm tới, rất quan trọng. Hy vọng báo cáo sẽ được tiếp cận như một nguồn thông tin hữu ích, đáng tin cậy cho những văn bản chiến lược, kế hoạch và đặc biệt là sau này, khi triển khai thực hiện”, ông Cung nói.
Hội thảo nói trên dự kiến sẽ do Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và GS. Michael Porter đồng chủ trì. Tại buổi hội thảo, các đại biểu cũng có dịp tham gia một thảo luận bàn tròn với các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và thế giới về những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Dự kiến, báo cáo này sẽ được thực hiện hai năm/lần.