Việt Nam nên tăng cường “nhập” lao động ngoại
Việt Nam cần cởi mở hơn trong việc nhập khẩu lao động có tay nghề cao, để việc thu hút vốn FDI có thêm thuận lợi
Việt Nam cần cởi mở hơn trong việc nhập khẩu lao động có tay nghề cao, để việc thu hút vốn FDI có thêm thuận lợi.
Các chuyên gia của UNTACD đã có những khuyến nghị như vậy với Việt Nam tại Hội thảo tham vấn về Chính sách đầu tư của Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào sáng 18/12 tại Hà Nội.
Từ trước đến nay, một trong những điều hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là lao động có chi phí rẻ và chăm chỉ học hỏi. Điều này cho phép Việt Nam thu hút được một lượng lớn vốn FDI vào các lĩnh vực hàm lượng lao động có kỹ năng thấp (dệt may, giầy dép) hoặc chỉ đòi hỏi các kỹ năng trung gian (đồ điện tử phục vụ tiêu dùng và hàng sơ chế).
Nhưng giờ đây, khi cơ cấu dòng vốn FDI vào Việt Nam đang chuyển dần sang lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi lao động có kỹ năng cao hơn, thì nguồn nhân lực trong nước lại chưa đáp ứng được.
Vì vậy, “Việt Nam cần chấp nhận nhập khẩu lao động tay nghề cao, nhằm bù đắp thiếu hụt nguồn lao động có kỹ năng mà kinh tế Việt Nam đang cần để phát triển”, chuyên gia Quentin Dupriez của UNTACD nói.
Nếu đi theo hướng này, vị chuyên gia trên nhấn mạnh, Việt Nam sẽ không chỉ bù đắp thành công sự thiếu hụt lao động trên thị trường, tăng cường việc chuyển giao kỹ năng, mà còn tạo thêm sự cạnh tranh với lao động trong nước để nâng cao chất lượng tay nghề.
Tuy nhiên, việc thuê lao động là người nước ngoài hiện vẫn còn nhiều phức tạp, bởi Việt Nam có một hệ thống quy định chặt chẽ trong việc cấp giấy phép cho người nước ngoài và đưa ra tỷ lệ khống chế lao động nước ngoài tại một doanh nghiệp.
Tại các diễn đàn mới đây, nhiều nhà đầu tư đã có chung cảnh báo: sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam đã khiến nguồn lao động có chất lượng luôn thiếu hụt. Theo Phòng Thương mại Australia (Auscham) tại Việt Nam thì vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy nguồn cung lao động chất lượng cao sẽ được tăng cường trong tương lai và điều này làm giảm ưu thế cạnh tranh của Việt Nam.
Các chuyên gia của UNTACD đã có những khuyến nghị như vậy với Việt Nam tại Hội thảo tham vấn về Chính sách đầu tư của Việt Nam, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào sáng 18/12 tại Hà Nội.
Từ trước đến nay, một trong những điều hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là lao động có chi phí rẻ và chăm chỉ học hỏi. Điều này cho phép Việt Nam thu hút được một lượng lớn vốn FDI vào các lĩnh vực hàm lượng lao động có kỹ năng thấp (dệt may, giầy dép) hoặc chỉ đòi hỏi các kỹ năng trung gian (đồ điện tử phục vụ tiêu dùng và hàng sơ chế).
Nhưng giờ đây, khi cơ cấu dòng vốn FDI vào Việt Nam đang chuyển dần sang lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi lao động có kỹ năng cao hơn, thì nguồn nhân lực trong nước lại chưa đáp ứng được.
Vì vậy, “Việt Nam cần chấp nhận nhập khẩu lao động tay nghề cao, nhằm bù đắp thiếu hụt nguồn lao động có kỹ năng mà kinh tế Việt Nam đang cần để phát triển”, chuyên gia Quentin Dupriez của UNTACD nói.
Nếu đi theo hướng này, vị chuyên gia trên nhấn mạnh, Việt Nam sẽ không chỉ bù đắp thành công sự thiếu hụt lao động trên thị trường, tăng cường việc chuyển giao kỹ năng, mà còn tạo thêm sự cạnh tranh với lao động trong nước để nâng cao chất lượng tay nghề.
Tuy nhiên, việc thuê lao động là người nước ngoài hiện vẫn còn nhiều phức tạp, bởi Việt Nam có một hệ thống quy định chặt chẽ trong việc cấp giấy phép cho người nước ngoài và đưa ra tỷ lệ khống chế lao động nước ngoài tại một doanh nghiệp.
Tại các diễn đàn mới đây, nhiều nhà đầu tư đã có chung cảnh báo: sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam đã khiến nguồn lao động có chất lượng luôn thiếu hụt. Theo Phòng Thương mại Australia (Auscham) tại Việt Nam thì vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy nguồn cung lao động chất lượng cao sẽ được tăng cường trong tương lai và điều này làm giảm ưu thế cạnh tranh của Việt Nam.