Việt Nam nhập tới 80% trang thiết bị y tế
Mỗi năm Việt Nam phải chi hàng trăm tỷ đồng để nhập trang thiết bị y tế, vì trong nước mới chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu
Mỗi năm Việt Nam phải chi hàng trăm tỷ đồng để nhập trang thiết bị y tế, vì trong nước mới chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu.
Thông tin này được bà Cao Vân Điểm, Phó vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, cung cấp tại hội thảo “Nghiên cứu chế tạo, sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh và định hướng đến năm 2020”, diễn ra ngày 16/6 tại Hà Nội.
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 1.000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi cao về độ an toàn, chính xác. Thế nhưng đến nay Việt Nam mới có hơn 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, chủ yếu vẫn là các mặt hàng đơn giản, thông dụng như: găng tay cao su, nồi hấp tiệt trùng…
Còn các máy móc, thiết bị y tế hiện đang được sử dụng tại các bệnh viện lớn của Hà Nội và Tp.HCM như máy cộng hưởng từ, thiết bị mổ nội soi, máy chụp cắt lớp nhiều đầu dò… đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với kinh phí rất lớn.
“Trang thiết bị y tế hiện đại đã góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán, khám chữa bệnh. Nhưng do công nghệ sản xuất thiết bị y tế của Việt Nam còn yếu, lại nhiều năm dùng hàng nhập khẩu, cho nên tâm lý “sính đồ ngoại” đã nảy sinh trong nhiều cán bộ, nhân viên ngành y tế”, bà Cao Vân Điểm nhìn nhận.
Trong chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 – 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt (tại quyết định 130/2002/QĐ – TTg ngày 4/10/2002), Chính phủ đã đặt ra mục tiêu: mở rộng sản xuất thiết bị y tế thông dụng, bảo đảm cung cấp được 40% nhu cầu vào năm 2005, và 60% vào năm 2010. Tuy nhiên tới thời điểm này, đây vẫn được coi là thách thức đối với ngành sản xuất trang thiết bị y tế của nước ta.
Thông tin này được bà Cao Vân Điểm, Phó vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, cung cấp tại hội thảo “Nghiên cứu chế tạo, sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh và định hướng đến năm 2020”, diễn ra ngày 16/6 tại Hà Nội.
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng gần 1.000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi cao về độ an toàn, chính xác. Thế nhưng đến nay Việt Nam mới có hơn 50 đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế, chủ yếu vẫn là các mặt hàng đơn giản, thông dụng như: găng tay cao su, nồi hấp tiệt trùng…
Còn các máy móc, thiết bị y tế hiện đang được sử dụng tại các bệnh viện lớn của Hà Nội và Tp.HCM như máy cộng hưởng từ, thiết bị mổ nội soi, máy chụp cắt lớp nhiều đầu dò… đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với kinh phí rất lớn.
“Trang thiết bị y tế hiện đại đã góp phần không nhỏ vào công tác chẩn đoán, khám chữa bệnh. Nhưng do công nghệ sản xuất thiết bị y tế của Việt Nam còn yếu, lại nhiều năm dùng hàng nhập khẩu, cho nên tâm lý “sính đồ ngoại” đã nảy sinh trong nhiều cán bộ, nhân viên ngành y tế”, bà Cao Vân Điểm nhìn nhận.
Trong chính sách quốc gia về trang thiết bị y tế giai đoạn 2002 – 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt (tại quyết định 130/2002/QĐ – TTg ngày 4/10/2002), Chính phủ đã đặt ra mục tiêu: mở rộng sản xuất thiết bị y tế thông dụng, bảo đảm cung cấp được 40% nhu cầu vào năm 2005, và 60% vào năm 2010. Tuy nhiên tới thời điểm này, đây vẫn được coi là thách thức đối với ngành sản xuất trang thiết bị y tế của nước ta.