Việt Nam quá lệ thuộc vào đồng USD?
Vẫn có khuyến nghị Việt Nam nên giảm bớt lệ thuộc vào đồng USD cho dù đã làm cả chục năm nay
Người viết bài này vừa đi bán một lượng Nhân dân tệ (CNY) ở kênh chính thức. Giao dịch rất khó khăn, hầu hết các ngân hàng đều từ chối.
Hiện chỉ có vài ngân hàng thương mại niêm yết và cập nhật tỷ giá CNY/VND. Có ngân hàng dù niêm yết nhưng từ chối mua; có nơi chỉ xem xét “mua hỗ trợ” nếu đã có sẵn trên tài khoản mà không mua CNY tiền mặt, nếu lách bằng mở tài khoản và nộp vào để bán thì phải chứng minh được nguồn gốc…
Vì sao đồng tiền của Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đứng đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam, lại có đời sống khá chật chội như trong tình huống giao dịch nói trên?
Lựa chọn “mới” cho chính sách?
Nếu đó là đồng đô la Mỹ (USD), giao dịch trở nên thuận tiện hơn. Đồng bạc xanh này trở nên phổ biến và chính yếu trong giao dịch đối ngoại của dân cư và doanh nghiệp. Diễn biến của cặp tỷ giá USD/VND theo đó trở nên quan trọng trong chính sách điều hành.
Ở góc nhìn chuyên môn, thực tế trên được đánh giá là Việt Nam phụ thuộc lớn vào đồng USD.
Trong báo cáo của Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (MAG) phát hành tuần qua, có một chương riêng về chính sách tỷ giá và những khuyến nghị cho nhà điều hành. Sự lệ thuộc trên được phân tích khá cụ thể.
“Cơ chế neo cố định theo USD hiện nay ảnh hưởng không thuận lợi đến cán cân thương mại ở khía cạnh là tiền đồng quá lệ thuộc vào USD”, tác giả của phần báo cáo này nhìn nhận.
Cơ sở được đưa ra: hiện nay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chưa tới 20%, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ chỉ chiếm 11%, trong khi Trung Quốc là 19%, Nhật Bản là 9,5% và EU là 12,8%.
Ngoài ra, cơ cấu đồng tiền trong nợ nước ngoài của Việt Nam cũng đã trở nên đa dạng, không chỉ phụ thuộc chính vào đồng USD. Các chủ nợ lớn của Việt Nam năm 2012 bao gồm Nhật Bản (34,5%tổng nợ), WB (28,8%) hay ABD (15,5%). Như vậy, phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu định giá bằng các động tiền mạnh như JPY, SDR, USD và EUR. Còn nếu tính đến tháng 12/2010, cơ cấu nợ công nước ngoài Việt Nam là JPY (38,8%), SDR (27,1%),USD (22,2%) và EUR (9,2%).
“Việc phụ thuộc lớn vào USD, trong khi thương mại và vay nợ phụ thuộc vào đồng tiền các nước khác với tỷ trọng cao hơn khiến cho tỷ giá song phương giữa Việt Nam và các nước bạn hàng lớn bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại và đầu tư, không phản ánh được đúng tương quan kinh tế giữa Việt Nam và các nước bạn hàng, đặc biệt trong bối cảnh tiền USD trên thị trường thế giới biến động mạnh như hiện nay”, tác giả nêu lên hệ lụy.
Theo đó, tác giả khuyến nghị: “Việc neo giữ chặt vào đồng USD khiến lựa chọn chính sách trở nên thu hẹp hơn. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, chuyển sang cơ chế neo giữ một giỏ tiền tệ là một lựa chọn hợp lý, vừa giữ được ổn định tỷ giá ở mức độ nhất định, vừa đảm bảo tính linh hoạt của chính sách”.
Cũng theo quan điểm trên, Việt Nam hiện nay đã đáp ứng đủ các điều kiện cho việc neo tỷ giá theo giỏ tiền tệ, bởi độ mở kinh tế lớn nhưng lại không bị lệ thuộc chủ yếu vào một đối tác cụ thể nào nên cơ chế này không những không khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài mà còn giúp ngăn chặn tốt hơn các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.
“Ủa, đã làm cả chục năm nay rồi mà”
Khi đọc bài viết về một điểm khuyến nghị trong bản báo cáo trên của MAG trên VnEconomy tuần qua, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lưu ý rằng, khuyến nghị về dáng đi của tỷ giá là đáng chú ý.
“Còn khuyến nghị tăng biên độ tỷ giá thì không mới. Từ năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện và không thành công. Nó tạo ra những biến động lớn và bất lợi trên thị trường ngoại hối. Sau đó, năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước thu hẹp biên độ lại, từ +/-5% còn +/-3% và xuống còn +/-1% cho đến nay”, ông Phước nói.
Khi đề cập đến khuyến nghị neo tỷ giá theo một giỏ tiền tệ, ông Trương Văn Phước khá bất ngờ: “Ủa, đã làm cả chục năm nay rồi mà. Tôi thấy họ cần xem xét lại điểm này”.
“Trước đây, khi còn công tác tại Ngân hàng Nhà nước, tôi cũng đã cùng đề xuất và xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái dựa trên một rổ tiền tệ rồi. Và Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng liên tục trong hơn chục năm nay. Mặc dù giao dịch bằng đồng USD vẫn phổ biến, nhưng điều này đã góp phần tạo điều kiện để xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh”, ông Phước cho biết.
Chuyên gia này lý giải, việc thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái dựa trên một rổ tiền tệ được phản ánh qua cơ chế cho phép chuyển đổi tự do từ đồng USD thông qua VND sang các ngoại tệ mạnh khác trên lãnh thổ Việt Nam; cùng với đó cho phép hệ thống các ngân hàng thương mại được chuyển đổi từ VND sang USD, sang các ngoại tệ khác ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Và nhờ cơ chế tỷ giá hối đoái dựa trên một rổ tiền tệ, các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện để tính toán giá thành sản phẩm xuất khẩu bằng VND quy đổi qua USD hay các ngoại tệ mạnh khác để xác định được mức giá bán hàng của mình làm sao cạnh tranh nhất trên thị trường xuất khẩu.
Cơ chế đã cho phép từ chục năm qua, nhưng vì sao Việt Nam vẫn lệ thuộc vào đồng USD như vậy? Hay như tình huống ở đầu bài, vì sao đồng CNY của một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đứng đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều với Việt Nam lại khó bán ở kênh chính thức như vậy?
Trả lời VnEconomy, lãnh đạo một ngân hàng thương mại có thị phần thanh toán xuất nhập khẩu lớn lý giải ở nhiều yếu tố. Đồng CNY của Trung Quốc hay nhiều ngoại tệ mạnh khác tại Việt Nam thanh khoản kém, ngân hàng cũng ngại rủi ro khi nắm giữ. Mặt khác, việc lựa chọn ngoại tệ nào còn tùy theo quyền của doanh nghiệp.
“Một số ngoại tệ mạnh khác thậm chí khi nằm trên tài khoản thanh toán của chúng tôi ở nước ngoài còn phải trả phí, chứ không được nhận lãi tiền gửi như với USD, do đối tác cũng ngại rủi ro. Hay thực tế, doanh nghiệp có quyền chọn hoặc đối tác của họ chọn thanh toán bằng USD, và đồng tiền này hiện chiếm phổ biến trong giao dịch đối ngoại của các doanh nghiệp Việt Nam”, vị lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.
Theo ông, cũng vì thực tế có nhiều nguyên do như vậy, nên khó để neo vào một hay những đồng tiền nào đó theo chủ quan của nhà điều hành, hay theo lựa chọn mong muốn của mỗi ngân hàng thương mại trong thanh toán xuất nhập khẩu.
Hiện chỉ có vài ngân hàng thương mại niêm yết và cập nhật tỷ giá CNY/VND. Có ngân hàng dù niêm yết nhưng từ chối mua; có nơi chỉ xem xét “mua hỗ trợ” nếu đã có sẵn trên tài khoản mà không mua CNY tiền mặt, nếu lách bằng mở tài khoản và nộp vào để bán thì phải chứng minh được nguồn gốc…
Vì sao đồng tiền của Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đứng đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam, lại có đời sống khá chật chội như trong tình huống giao dịch nói trên?
Lựa chọn “mới” cho chính sách?
Nếu đó là đồng đô la Mỹ (USD), giao dịch trở nên thuận tiện hơn. Đồng bạc xanh này trở nên phổ biến và chính yếu trong giao dịch đối ngoại của dân cư và doanh nghiệp. Diễn biến của cặp tỷ giá USD/VND theo đó trở nên quan trọng trong chính sách điều hành.
Ở góc nhìn chuyên môn, thực tế trên được đánh giá là Việt Nam phụ thuộc lớn vào đồng USD.
Trong báo cáo của Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô (MAG) phát hành tuần qua, có một chương riêng về chính sách tỷ giá và những khuyến nghị cho nhà điều hành. Sự lệ thuộc trên được phân tích khá cụ thể.
“Cơ chế neo cố định theo USD hiện nay ảnh hưởng không thuận lợi đến cán cân thương mại ở khía cạnh là tiền đồng quá lệ thuộc vào USD”, tác giả của phần báo cáo này nhìn nhận.
Cơ sở được đưa ra: hiện nay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chưa tới 20%, trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ chỉ chiếm khoảng 4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ chỉ chiếm 11%, trong khi Trung Quốc là 19%, Nhật Bản là 9,5% và EU là 12,8%.
Ngoài ra, cơ cấu đồng tiền trong nợ nước ngoài của Việt Nam cũng đã trở nên đa dạng, không chỉ phụ thuộc chính vào đồng USD. Các chủ nợ lớn của Việt Nam năm 2012 bao gồm Nhật Bản (34,5%tổng nợ), WB (28,8%) hay ABD (15,5%). Như vậy, phần lớn nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu định giá bằng các động tiền mạnh như JPY, SDR, USD và EUR. Còn nếu tính đến tháng 12/2010, cơ cấu nợ công nước ngoài Việt Nam là JPY (38,8%), SDR (27,1%),USD (22,2%) và EUR (9,2%).
“Việc phụ thuộc lớn vào USD, trong khi thương mại và vay nợ phụ thuộc vào đồng tiền các nước khác với tỷ trọng cao hơn khiến cho tỷ giá song phương giữa Việt Nam và các nước bạn hàng lớn bị ảnh hưởng trong quan hệ thương mại và đầu tư, không phản ánh được đúng tương quan kinh tế giữa Việt Nam và các nước bạn hàng, đặc biệt trong bối cảnh tiền USD trên thị trường thế giới biến động mạnh như hiện nay”, tác giả nêu lên hệ lụy.
Theo đó, tác giả khuyến nghị: “Việc neo giữ chặt vào đồng USD khiến lựa chọn chính sách trở nên thu hẹp hơn. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, chuyển sang cơ chế neo giữ một giỏ tiền tệ là một lựa chọn hợp lý, vừa giữ được ổn định tỷ giá ở mức độ nhất định, vừa đảm bảo tính linh hoạt của chính sách”.
Cũng theo quan điểm trên, Việt Nam hiện nay đã đáp ứng đủ các điều kiện cho việc neo tỷ giá theo giỏ tiền tệ, bởi độ mở kinh tế lớn nhưng lại không bị lệ thuộc chủ yếu vào một đối tác cụ thể nào nên cơ chế này không những không khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài mà còn giúp ngăn chặn tốt hơn các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.
“Ủa, đã làm cả chục năm nay rồi mà”
Khi đọc bài viết về một điểm khuyến nghị trong bản báo cáo trên của MAG trên VnEconomy tuần qua, ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, lưu ý rằng, khuyến nghị về dáng đi của tỷ giá là đáng chú ý.
“Còn khuyến nghị tăng biên độ tỷ giá thì không mới. Từ năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện và không thành công. Nó tạo ra những biến động lớn và bất lợi trên thị trường ngoại hối. Sau đó, năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước thu hẹp biên độ lại, từ +/-5% còn +/-3% và xuống còn +/-1% cho đến nay”, ông Phước nói.
Khi đề cập đến khuyến nghị neo tỷ giá theo một giỏ tiền tệ, ông Trương Văn Phước khá bất ngờ: “Ủa, đã làm cả chục năm nay rồi mà. Tôi thấy họ cần xem xét lại điểm này”.
“Trước đây, khi còn công tác tại Ngân hàng Nhà nước, tôi cũng đã cùng đề xuất và xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái dựa trên một rổ tiền tệ rồi. Và Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng liên tục trong hơn chục năm nay. Mặc dù giao dịch bằng đồng USD vẫn phổ biến, nhưng điều này đã góp phần tạo điều kiện để xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh”, ông Phước cho biết.
Chuyên gia này lý giải, việc thực hiện cơ chế tỷ giá hối đoái dựa trên một rổ tiền tệ được phản ánh qua cơ chế cho phép chuyển đổi tự do từ đồng USD thông qua VND sang các ngoại tệ mạnh khác trên lãnh thổ Việt Nam; cùng với đó cho phép hệ thống các ngân hàng thương mại được chuyển đổi từ VND sang USD, sang các ngoại tệ khác ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Và nhờ cơ chế tỷ giá hối đoái dựa trên một rổ tiền tệ, các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện để tính toán giá thành sản phẩm xuất khẩu bằng VND quy đổi qua USD hay các ngoại tệ mạnh khác để xác định được mức giá bán hàng của mình làm sao cạnh tranh nhất trên thị trường xuất khẩu.
Cơ chế đã cho phép từ chục năm qua, nhưng vì sao Việt Nam vẫn lệ thuộc vào đồng USD như vậy? Hay như tình huống ở đầu bài, vì sao đồng CNY của một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đứng đầu về kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều với Việt Nam lại khó bán ở kênh chính thức như vậy?
Trả lời VnEconomy, lãnh đạo một ngân hàng thương mại có thị phần thanh toán xuất nhập khẩu lớn lý giải ở nhiều yếu tố. Đồng CNY của Trung Quốc hay nhiều ngoại tệ mạnh khác tại Việt Nam thanh khoản kém, ngân hàng cũng ngại rủi ro khi nắm giữ. Mặt khác, việc lựa chọn ngoại tệ nào còn tùy theo quyền của doanh nghiệp.
“Một số ngoại tệ mạnh khác thậm chí khi nằm trên tài khoản thanh toán của chúng tôi ở nước ngoài còn phải trả phí, chứ không được nhận lãi tiền gửi như với USD, do đối tác cũng ngại rủi ro. Hay thực tế, doanh nghiệp có quyền chọn hoặc đối tác của họ chọn thanh toán bằng USD, và đồng tiền này hiện chiếm phổ biến trong giao dịch đối ngoại của các doanh nghiệp Việt Nam”, vị lãnh đạo ngân hàng trên cho biết.
Theo ông, cũng vì thực tế có nhiều nguyên do như vậy, nên khó để neo vào một hay những đồng tiền nào đó theo chủ quan của nhà điều hành, hay theo lựa chọn mong muốn của mỗi ngân hàng thương mại trong thanh toán xuất nhập khẩu.