Việt Nam sẽ có 10 cảng hàng không quốc tế
Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch một số cảng hàng không trên cả nước
Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch một số cảng hàng không trên cả nước, với mục tiêu mở rộng quy mô lên 10 cảng hàng không quốc tế trên cả nước trong thời gian tới.
Cụ thể, sẽ có thêm một số cảng hàng không quốc tế đón các chuyến bay thẳng từ các nước là Cát Bi (Hải Phòng), Chu Lai (Quảng Nam), Cam Ranh (Nha Trang), Phú Bài (Huế), Cần Thơ, Phú Quốc và Long Thành
Tại miền Bắc, cảng hàng không quốc tế Nội Bài hiện đã đón 7 triệu hành khách trong năm 2008. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch cảng hàng không này đến 2025 với năng lực tiếp nhận 44 máy bay và nhà ga đón 30 triệu hành khách/năm. Đường Bắc Thăng Long, cầu Nhật Tân, đường sắt ngầm Hà Nội sẽ nối với cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Trong thời gian tới, sân bay Nội Bài sẽ xây dựng đường cất hạ cánh mới để có thể tiếp nhận các loại máy bay lớn như A380, B777, sân đỗ tiếp nhận 88 máy bay. Sau khi hoàn thiện nhà ga T2, sẽ xây dựng thêm nhà ga T3, T4, để có thể đón tới 50 triệu lượt hành khách/năm.
Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) được quy hoạch phát triển đến năm 2025 với tổng diện tích cho các giai đoạn nâng cấp gần 500 héc ta và kinh phí đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng, có thể tiếp nhận 2 triệu lượt khách/năm và 17 ngàn tấn hàng hóa
Tại khu vực miền Trung, ngoài các cảng hàng không đã được công bố như Đà Nẵng, Phú Bài, sắp tới khu vực này sẽ có thêm Cảng hàng không Cam Ranh, Chu Lai
Theo quy hoạch mà Chính phủ phê duyệt, miền Trung sẽ trở thành đầu mối trung chuyển, trung tâm giao thương của vùng sông Mê Kông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện tại, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Trung đang thương thảo phương án hợp tác với đối tác Singapore để đầu tư, khai thác cảng hàng không quốc tế Phú Bài.
Tại khu vực miền Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Tp.HCM) hiện có khả năng đón khoảng 10 triệu lượt hành khách/năm. Cảng hàng không này sẽ được điều chỉnh theo hướng mở rộng sân đỗ máy bay, xây dựng ga hàng hóa và khởi công xây dựng đài kiểm soát không lưu.
Sân bay quốc tế Cần Thơ hiện đã nâng cấp khu vực bay và đưa vào khai thác kể từ đầu năm 2009. Dự án sân bay quốc tế Phú Quốc cũng đã trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch đến năm 2030, dự kiến khởi công cuối năm nay với công suất tiếp nhận 7 triệu hành khách/năm. Theo đó khu bay sẽ đáp ứng 20 máy bay/giờ cao điểm và nhà ga tiếp nhận 7 triệu hành khách/năm.
Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) được đánh giá có quy mô lớn nhất trong khu vực, với tổng vốn đầu tư đến 5 tỉ USD trên diện tích 5.000 héc ta, công suất 100 triệu lượt hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Sân bay Long Thành sẽ đóng vai trò là cảng hàng không trung chuyển để gom khách quốc tế trong khu vực.
Cụ thể, sẽ có thêm một số cảng hàng không quốc tế đón các chuyến bay thẳng từ các nước là Cát Bi (Hải Phòng), Chu Lai (Quảng Nam), Cam Ranh (Nha Trang), Phú Bài (Huế), Cần Thơ, Phú Quốc và Long Thành
Tại miền Bắc, cảng hàng không quốc tế Nội Bài hiện đã đón 7 triệu hành khách trong năm 2008. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch cảng hàng không này đến 2025 với năng lực tiếp nhận 44 máy bay và nhà ga đón 30 triệu hành khách/năm. Đường Bắc Thăng Long, cầu Nhật Tân, đường sắt ngầm Hà Nội sẽ nối với cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Trong thời gian tới, sân bay Nội Bài sẽ xây dựng đường cất hạ cánh mới để có thể tiếp nhận các loại máy bay lớn như A380, B777, sân đỗ tiếp nhận 88 máy bay. Sau khi hoàn thiện nhà ga T2, sẽ xây dựng thêm nhà ga T3, T4, để có thể đón tới 50 triệu lượt hành khách/năm.
Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) được quy hoạch phát triển đến năm 2025 với tổng diện tích cho các giai đoạn nâng cấp gần 500 héc ta và kinh phí đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng, có thể tiếp nhận 2 triệu lượt khách/năm và 17 ngàn tấn hàng hóa
Tại khu vực miền Trung, ngoài các cảng hàng không đã được công bố như Đà Nẵng, Phú Bài, sắp tới khu vực này sẽ có thêm Cảng hàng không Cam Ranh, Chu Lai
Theo quy hoạch mà Chính phủ phê duyệt, miền Trung sẽ trở thành đầu mối trung chuyển, trung tâm giao thương của vùng sông Mê Kông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện tại, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Trung đang thương thảo phương án hợp tác với đối tác Singapore để đầu tư, khai thác cảng hàng không quốc tế Phú Bài.
Tại khu vực miền Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Tp.HCM) hiện có khả năng đón khoảng 10 triệu lượt hành khách/năm. Cảng hàng không này sẽ được điều chỉnh theo hướng mở rộng sân đỗ máy bay, xây dựng ga hàng hóa và khởi công xây dựng đài kiểm soát không lưu.
Sân bay quốc tế Cần Thơ hiện đã nâng cấp khu vực bay và đưa vào khai thác kể từ đầu năm 2009. Dự án sân bay quốc tế Phú Quốc cũng đã trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch đến năm 2030, dự kiến khởi công cuối năm nay với công suất tiếp nhận 7 triệu hành khách/năm. Theo đó khu bay sẽ đáp ứng 20 máy bay/giờ cao điểm và nhà ga tiếp nhận 7 triệu hành khách/năm.
Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) được đánh giá có quy mô lớn nhất trong khu vực, với tổng vốn đầu tư đến 5 tỉ USD trên diện tích 5.000 héc ta, công suất 100 triệu lượt hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Sân bay Long Thành sẽ đóng vai trò là cảng hàng không trung chuyển để gom khách quốc tế trong khu vực.