“Việt Nam sẽ còn thu hút thêm đầu tư”
Ông Peter Lysholt Hansen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, bày tỏ sự lạc quan về sự hợp tác thương mại giữa hai nước trong năm 2007
Ông Peter Lysholt Hansen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, bày tỏ sự lạc quan về sự hợp tác thương mại giữa hai nước trong năm 2007.
Năm qua là một năm hoạt động bận rộn của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, thưa Đại sứ?
Đúng vậy. Ngoài số lượng chuyến thăm hết sức thành công của các phái đoàn thương mại đến Việt Nam và thành tích đứng thứ ba toàn cầu về doanh thu so với kế hoạch trong phạm vi hoạt động của Hội đồng Thương mại Đan Mạch, năm 2006 còn chứng kiến các chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Đan Mạch đến Việt Nam do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.
Đó là chuyến thăm miền Nam Việt Nam của Hoàng tử Đan Mạch Joachim vào tháng 3 với cương vị nhà bảo trợ cho tổ chức phi chính phủ CARE được Chính phủ Đan Mạch tài trợ. Và tiếp theo đó là chuyến thăm chính thức của Phó thủ tướng Đan Mạch Bendt Bendtsen dẫn đầu phái đoàn thương mại Đan Mạch vào đầu tháng 9 vừa qua.
Từ những thành công của năm 2006, Đại sứ mong đợi một kết quả cao hơn cho năm 2007?
Với quá trình cổ phần hoá không ngừng của các công ty nhà nước, việc thực thi các luật doanh nghiệp, các chính sách cải cách mở rộng tự do hoạt động kinh tế và việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thì một hệ thống đầy triển vọng về hợp tác thương mại giữa Đan Mạch và Việt Nam sẽ còn được thiết lập rộng hơn.
Đặc biệt, số lượng các ngành công nghiệp đầy hứa hẹn sẽ trở thành ngành ưu tiên hàng đầu cho hoạt động thương mại trong tương lai.
Đại sứ nhìn nhận cơ hội hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước như thế nào trong thời gian sắp tới?
Hiện nay có khoảng 60 công ty Đan Mạch đang hoạt động tại Việt Nam và sắp có thêm nhiều công ty khác.
Khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tiếp tục phát triển với việc Việt Nam chính thức là thành viên WTO, không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam thậm chí sẽ còn thu hút thêm nhiều đầu tư hơn, trong đó có nguồn đầu tư từ Đan Mạch.
Một minh chứng cụ thể là, từ ngày 26/2 đến 2/3/2007, một đoàn doanh nghiệp gồm khoảng 24 công ty sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đó là các công ty hoạt động nhiều lĩnh vực trong ngành hàng hải như: thiết bị điện tử, bộ cảm biến, máy phát, lò đốt, ống, bảng điện, thiết bị điều khiển, bộ phận cứu hỏa, bơm, động cơ, nồi hơi, vật liệu cách ly cũng như các ứng dụng phần mềm.
Hầu hết các công ty tham gia đoàn đều đã từng đến thăm Việt Nam trong vòng 15 tháng vừa qua. Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam sẽ hợp tác với Công ty Vinashin tổ chức các buổi hội thảo tại Hà Nội và Tp.HCM nhằm thảo luận các cơ hội kinh doanh với các đối tác Việt Nam.
Được biết, Đan Mạch vừa đưa ra chương trình tín dụng hỗn hợp đặc biệt cho khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam là cho vay phi lợi nhuận đối với các dự án công nghiệp quy mô nhỏ. Tại sao Đan Mạch lại dành cho Việt Nam ưu tiên hỗ trợ mới này?
Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách hỗ trợ phát triển của Đan Mạch dành cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời đó cũng là chính sách của Chính phủ Việt Nam bởi vì khu vực kinh tế tư nhân quả thực là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, nguồn tín dụng này không chỉ dành cho Việt Nam, cho nên các công ty Việt Nam phải cạnh tranh với công ty tại các nước nhận viện trợ phát triển của Đan Mạch khác bằng cách trình cho Danida nhiều dự án tốt, có tính khả thi cao.
Năm qua là một năm hoạt động bận rộn của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, thưa Đại sứ?
Đúng vậy. Ngoài số lượng chuyến thăm hết sức thành công của các phái đoàn thương mại đến Việt Nam và thành tích đứng thứ ba toàn cầu về doanh thu so với kế hoạch trong phạm vi hoạt động của Hội đồng Thương mại Đan Mạch, năm 2006 còn chứng kiến các chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Đan Mạch đến Việt Nam do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.
Đó là chuyến thăm miền Nam Việt Nam của Hoàng tử Đan Mạch Joachim vào tháng 3 với cương vị nhà bảo trợ cho tổ chức phi chính phủ CARE được Chính phủ Đan Mạch tài trợ. Và tiếp theo đó là chuyến thăm chính thức của Phó thủ tướng Đan Mạch Bendt Bendtsen dẫn đầu phái đoàn thương mại Đan Mạch vào đầu tháng 9 vừa qua.
Từ những thành công của năm 2006, Đại sứ mong đợi một kết quả cao hơn cho năm 2007?
Với quá trình cổ phần hoá không ngừng của các công ty nhà nước, việc thực thi các luật doanh nghiệp, các chính sách cải cách mở rộng tự do hoạt động kinh tế và việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thì một hệ thống đầy triển vọng về hợp tác thương mại giữa Đan Mạch và Việt Nam sẽ còn được thiết lập rộng hơn.
Đặc biệt, số lượng các ngành công nghiệp đầy hứa hẹn sẽ trở thành ngành ưu tiên hàng đầu cho hoạt động thương mại trong tương lai.
Đại sứ nhìn nhận cơ hội hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước như thế nào trong thời gian sắp tới?
Hiện nay có khoảng 60 công ty Đan Mạch đang hoạt động tại Việt Nam và sắp có thêm nhiều công ty khác.
Khi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam tiếp tục phát triển với việc Việt Nam chính thức là thành viên WTO, không còn nghi ngờ gì nữa, Việt Nam thậm chí sẽ còn thu hút thêm nhiều đầu tư hơn, trong đó có nguồn đầu tư từ Đan Mạch.
Một minh chứng cụ thể là, từ ngày 26/2 đến 2/3/2007, một đoàn doanh nghiệp gồm khoảng 24 công ty sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đó là các công ty hoạt động nhiều lĩnh vực trong ngành hàng hải như: thiết bị điện tử, bộ cảm biến, máy phát, lò đốt, ống, bảng điện, thiết bị điều khiển, bộ phận cứu hỏa, bơm, động cơ, nồi hơi, vật liệu cách ly cũng như các ứng dụng phần mềm.
Hầu hết các công ty tham gia đoàn đều đã từng đến thăm Việt Nam trong vòng 15 tháng vừa qua. Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam sẽ hợp tác với Công ty Vinashin tổ chức các buổi hội thảo tại Hà Nội và Tp.HCM nhằm thảo luận các cơ hội kinh doanh với các đối tác Việt Nam.
Được biết, Đan Mạch vừa đưa ra chương trình tín dụng hỗn hợp đặc biệt cho khu vực doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam là cho vay phi lợi nhuận đối với các dự án công nghiệp quy mô nhỏ. Tại sao Đan Mạch lại dành cho Việt Nam ưu tiên hỗ trợ mới này?
Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách hỗ trợ phát triển của Đan Mạch dành cho khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời đó cũng là chính sách của Chính phủ Việt Nam bởi vì khu vực kinh tế tư nhân quả thực là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, nguồn tín dụng này không chỉ dành cho Việt Nam, cho nên các công ty Việt Nam phải cạnh tranh với công ty tại các nước nhận viện trợ phát triển của Đan Mạch khác bằng cách trình cho Danida nhiều dự án tốt, có tính khả thi cao.