Việt Nam và “hiệu ứng Wal-Mart”
GDP của Việt Nam đạt 60 tỉ USD Mỹ trong năm 2006. Wal-Mart trước ngày 1/3 năm nay đã có doanh số bằng đó
Wal-Mart lớn chừng nào? Toàn bộ tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam đạt 60 tỉ USD Mỹ trong năm 2006. Wal-Mart trước ngày 1/3 năm nay đã có doanh số bằng như thế.
Việt Nam đã sẵn sàng cho Wal-Mart? Đương nhiên
Việt Nam có một nền kinh tế sôi động, đang phát triển nhanh nhất châu Á. Việt Nam có một dân số có học vấn, đầy nghị lực và trẻ trung đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tiêu dùng. Việt Nam có một nền doanh nghiệp sản xuất đang lớn mạnh cần tìm nơi bán sản phẩm ra thế giới. Cho nên, Việt Nam đã sẵn sàng cho Wal-Mart.
Nhưng Việt Nam đã có sẵn sàng cho “hiệu ứng Wal-Mart” không? Không.
Khi Wal-Mart bước vào một tỉnh thành, một địa hạt, hay toàn bộ một ngành công nghiệp, tác động luôn đầy kịch tính. Và tác động ấy luôn là một hỗn hợp giữa tốt và xấu: tốt cho người tiêu dùng và người mua sắm, nhưng xấu cho những cửa hàng sẵn có.
Tốt cho hiệu quả của các nhà máy và sản xuất, nhưng nguy hiểm cho các hãng cung cấp nào đã nhường quá nhiều quyền kiểm soát cho Wal-Mart. Tốt cho chuyện tạo thêm việc làm, nhưng thường là gây hại cho tinh thần làm việc hay cho môi trường. Đó là “hiệu ứng Wal-Mart”.
Quy mô và quyền lực phi thường của Wal-Mart sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn. Chỉ cần bán được hàng một lần cho Wal-Mart, một công ty Việt Nam có thể tiếp cận được toàn bộ thị trường Mỹ. Nhưng quy mô và quyền lực của Wal-Mart cũng đồng nghĩa là một mình Wal-Mart thường cầm trịch cho cả nền kinh tế tiêu dùng, không chỉ ở nước Mỹ mà khắp thế giới.
Wal-Mart định ra luật lệ - cho dù bạn ở ngành may mặc, đồ chơi hay giày dép. Wal-Mart ấn định giá cả và nhịp độ làm việc. Và trong vai trò người tiêu dùng, người kinh doanh hay quan chức chính quyền, dù muốn dù không bạn phải theo luật của Wal-Mart nếu muốn chơi cùng. Đó là “hiệu ứng Wal-Mart”.
Do đó nếu Việt Nam và người Việt Nam muốn lớn mạnh trong nền kinh tế toàn cầu, họ cần hiểu rõ Wal-Mart và những gì Wal-Mart tác động vào doanh nghiệp, vào người mua sắm, và vào đời sống - hệ sinh thái mà Wal-Mart sáng tạo ra.
Tại sao Wal-Mart lại khác biệt?
Việt Nam đã có hơn một thập niên kinh nghiệm trong nền kinh tế toàn cầu -Ngân hàng Citibank lớn của Mỹ đã làm ăn ở Việt Nam, cũng như IBM, cũng như tập đoàn bán lẻ Metro của Đức. Hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới Intel đang chi 1 tỉ USD để xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Vậy thì có gì ầm ĩ về Wal-Mart? Tại sao Wal-Mart lại khác biệt?
Trong vai trò người tiêu dùng, người kinh doanh hay quan chức chính quyền, dù muốn dù không bạn phải theo luật của Wal-Mart nếu muốn chơi cùng
Wal-Mart khác biệt vì hai lý do. Thứ nhất đó là quy mô. Wal-Mart lớn tới mức khó lòng hiểu thấu đáo hoàn toàn về nó. Wal-Mart không chỉ là siêu thị lớn nhất nước Mỹ, không chỉ là siêu thị lớn nhất thế giới. Wal-Mart hiện là công ty lớn nhất thế giới với doanh thu 1 tỉ USD một ngày, 42 triệu USD một giờ, từng giờ của từng ngày trong năm. Wal-Mart thực chất không chỉ là công ty lớn nhất thế giới - nó là công ty lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là ngay cả những công ty danh tiếng nhất cũng phải uốn mình theo ý muốn của Wal-Mart. Công ty 100 năm tuổi Levi Strauss là một huyền thoại không chỉ ở Mỹ mà khắp thế giới. Levi Strauss đã sáng chế ra chiếc quần jean. Ngày nay, Wal-Mart bán quần jean Levi nhưng cũng bán cả quần jean mang “nhãn hiệu riêng” là Faded Glory (một phần sản phẩm này có thể được gia công ở Việt Nam).
Và đây là thực tế: bất kể thanh thế và sự hấp dẫn của quần jean Levi, Wal-Mart mỗi năm bán quần jean còn nhiều hơn Levi Strauss cho dù Wal-Mart vốn chẳng có tên tuổi gì trong ngành sản xuất quần jean.
Cho nên, khi bạn cân nhắc chuyện làm ăn với Wal-Mart - khi bạn tưởng tượng nhà máy hay công ty của mình đang cung ứng sản phẩm cho Wal-Mart - đừng quên cái quyền lực đặc biệt mà quy mô của Wal-Mart có được. Hợp đồng có thể tốt đẹp hôm nay, nhưng một năm nữa thì sao, và ba năm nữa thì sao?
Điều thứ hai khiến Wal-Mart khác biệt chính là tính nguyên tắc của công ty này. Hầu như không có công ty nào trên thế giới có khả năng chuyên tâm như là Wal-Mart. Wal-Mart luôn luôn biết nó quan tâm điều gì, và chỉ một điều thôi: giá sản phẩm thấp bán cho người tiêu dùng. Giá thành sẽ tốn bao nhiêu? Anh có thể làm sản phẩm đó rẻ hơn được không? Làm sao năm sau anh hạ giá xuống?
Tính nguyên tắc như thế đã cho Wal-Mart một lợi thế lớn. Các nhà quản lý và điều hành ở Wal-Mart luôn biết rõ những câu hỏi họ cần hỏi – cho dù họ đang suy tính việc khai trương một siêu thị hay thương thảo một hợp đồng mua quần jean. Họ biết rõ sứ mệnh của họ và không bao giờ chệch hướng.
Quy mô và nguyên tắc khiến Wal-Mart khác biệt. Điều đó có nghĩa là nếu bạn sẽ làm ăn với Wal-Mart – nếu Wal-Mart sẽ đến thành phố bạn, nếu Wal-Mart sẽ cạnh tranh với cửa hàng của bạn, nếu Wal-Mart sẽ mua sản phẩm của bạn – bạn phải tự hỏi mình cái giá phải trả đi kèm theo những lợi ích là gì. Và cái phí tổn ấy có xứng đáng với lợi ích hay không?
Wal-Mart luôn biết câu trả lời cho câu hỏi đó, cho từng siêu thị họ khai trương, cho từng nhà máy họ ký hợp đồng. Điều quan trọng là đừng bị Wal-Mart mê hoặc, đừng tưởng tượng là doanh nghiệp của bạn hay thành phố của bạn có thể tính toán hay hơn Wal-Mart.
Bài học của “hiệu ứng Wal-Mart” là làm việc với Wal-Mart có thể hiệu quả và ích lợi. Nhưng chỉ khi nào bạn thành thật tự hỏi mình, Wal-Mart sẽ tác động gì đến bạn - năm nay, năm sau, và năm năm nữa.
Nếu bạn làm ăn với Wal-Mart vì tình cảm, phấn khởi, hay lạc quan háo hức, có thể cam đoan rằng Wal-Mart sẽ nắm chắc phần hơn.
* Tác giả bài viết này là Charles Fishman (sinh 1961), một biên tập viên cao cấp của tạp chí Fast Company. Khởi đầu sự nghiệp ở nhật báo The Washington Post, Charles Fishman hiện đồng thời là biên tập viên cao cấp của cả nhật báo Orlando Sentinel lẫn News & Observer. Ông thường xuyên xuất hiện trong những chương trình đối thoại của các đài truyền hình NPR, CNN và Fox News. Năm 2005, ông được trao giải thưởng Gerald Loeb, giải thưởng cao quý nhất dành cho báo chí kinh tế và ông đã ba lần vào chung kết giải thưởng này. Cuốn Hiệu ứng Wal-Mart (Wal-Mart Effect) của ông đã trở thành cuốn sách bestseller năm 2006 và được tạp chí The Economist bình chọn là cuốn sách viết về kinh tế hay nhất trong năm. Cuốn sách này đã được dịch sang các ngôn ngữ Ý, Hà Lan, Trung Quốc… và bản tiếng Việt sắp được ấn hành.
Việt Nam đã sẵn sàng cho Wal-Mart? Đương nhiên
Việt Nam có một nền kinh tế sôi động, đang phát triển nhanh nhất châu Á. Việt Nam có một dân số có học vấn, đầy nghị lực và trẻ trung đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tiêu dùng. Việt Nam có một nền doanh nghiệp sản xuất đang lớn mạnh cần tìm nơi bán sản phẩm ra thế giới. Cho nên, Việt Nam đã sẵn sàng cho Wal-Mart.
Nhưng Việt Nam đã có sẵn sàng cho “hiệu ứng Wal-Mart” không? Không.
Khi Wal-Mart bước vào một tỉnh thành, một địa hạt, hay toàn bộ một ngành công nghiệp, tác động luôn đầy kịch tính. Và tác động ấy luôn là một hỗn hợp giữa tốt và xấu: tốt cho người tiêu dùng và người mua sắm, nhưng xấu cho những cửa hàng sẵn có.
Tốt cho hiệu quả của các nhà máy và sản xuất, nhưng nguy hiểm cho các hãng cung cấp nào đã nhường quá nhiều quyền kiểm soát cho Wal-Mart. Tốt cho chuyện tạo thêm việc làm, nhưng thường là gây hại cho tinh thần làm việc hay cho môi trường. Đó là “hiệu ứng Wal-Mart”.
Quy mô và quyền lực phi thường của Wal-Mart sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn. Chỉ cần bán được hàng một lần cho Wal-Mart, một công ty Việt Nam có thể tiếp cận được toàn bộ thị trường Mỹ. Nhưng quy mô và quyền lực của Wal-Mart cũng đồng nghĩa là một mình Wal-Mart thường cầm trịch cho cả nền kinh tế tiêu dùng, không chỉ ở nước Mỹ mà khắp thế giới.
Wal-Mart định ra luật lệ - cho dù bạn ở ngành may mặc, đồ chơi hay giày dép. Wal-Mart ấn định giá cả và nhịp độ làm việc. Và trong vai trò người tiêu dùng, người kinh doanh hay quan chức chính quyền, dù muốn dù không bạn phải theo luật của Wal-Mart nếu muốn chơi cùng. Đó là “hiệu ứng Wal-Mart”.
Do đó nếu Việt Nam và người Việt Nam muốn lớn mạnh trong nền kinh tế toàn cầu, họ cần hiểu rõ Wal-Mart và những gì Wal-Mart tác động vào doanh nghiệp, vào người mua sắm, và vào đời sống - hệ sinh thái mà Wal-Mart sáng tạo ra.
Tại sao Wal-Mart lại khác biệt?
Việt Nam đã có hơn một thập niên kinh nghiệm trong nền kinh tế toàn cầu -Ngân hàng Citibank lớn của Mỹ đã làm ăn ở Việt Nam, cũng như IBM, cũng như tập đoàn bán lẻ Metro của Đức. Hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới Intel đang chi 1 tỉ USD để xây dựng nhà máy ở Việt Nam. Vậy thì có gì ầm ĩ về Wal-Mart? Tại sao Wal-Mart lại khác biệt?
Trong vai trò người tiêu dùng, người kinh doanh hay quan chức chính quyền, dù muốn dù không bạn phải theo luật của Wal-Mart nếu muốn chơi cùng
Wal-Mart khác biệt vì hai lý do. Thứ nhất đó là quy mô. Wal-Mart lớn tới mức khó lòng hiểu thấu đáo hoàn toàn về nó. Wal-Mart không chỉ là siêu thị lớn nhất nước Mỹ, không chỉ là siêu thị lớn nhất thế giới. Wal-Mart hiện là công ty lớn nhất thế giới với doanh thu 1 tỉ USD một ngày, 42 triệu USD một giờ, từng giờ của từng ngày trong năm. Wal-Mart thực chất không chỉ là công ty lớn nhất thế giới - nó là công ty lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là ngay cả những công ty danh tiếng nhất cũng phải uốn mình theo ý muốn của Wal-Mart. Công ty 100 năm tuổi Levi Strauss là một huyền thoại không chỉ ở Mỹ mà khắp thế giới. Levi Strauss đã sáng chế ra chiếc quần jean. Ngày nay, Wal-Mart bán quần jean Levi nhưng cũng bán cả quần jean mang “nhãn hiệu riêng” là Faded Glory (một phần sản phẩm này có thể được gia công ở Việt Nam).
Và đây là thực tế: bất kể thanh thế và sự hấp dẫn của quần jean Levi, Wal-Mart mỗi năm bán quần jean còn nhiều hơn Levi Strauss cho dù Wal-Mart vốn chẳng có tên tuổi gì trong ngành sản xuất quần jean.
Cho nên, khi bạn cân nhắc chuyện làm ăn với Wal-Mart - khi bạn tưởng tượng nhà máy hay công ty của mình đang cung ứng sản phẩm cho Wal-Mart - đừng quên cái quyền lực đặc biệt mà quy mô của Wal-Mart có được. Hợp đồng có thể tốt đẹp hôm nay, nhưng một năm nữa thì sao, và ba năm nữa thì sao?
Điều thứ hai khiến Wal-Mart khác biệt chính là tính nguyên tắc của công ty này. Hầu như không có công ty nào trên thế giới có khả năng chuyên tâm như là Wal-Mart. Wal-Mart luôn luôn biết nó quan tâm điều gì, và chỉ một điều thôi: giá sản phẩm thấp bán cho người tiêu dùng. Giá thành sẽ tốn bao nhiêu? Anh có thể làm sản phẩm đó rẻ hơn được không? Làm sao năm sau anh hạ giá xuống?
Tính nguyên tắc như thế đã cho Wal-Mart một lợi thế lớn. Các nhà quản lý và điều hành ở Wal-Mart luôn biết rõ những câu hỏi họ cần hỏi – cho dù họ đang suy tính việc khai trương một siêu thị hay thương thảo một hợp đồng mua quần jean. Họ biết rõ sứ mệnh của họ và không bao giờ chệch hướng.
Quy mô và nguyên tắc khiến Wal-Mart khác biệt. Điều đó có nghĩa là nếu bạn sẽ làm ăn với Wal-Mart – nếu Wal-Mart sẽ đến thành phố bạn, nếu Wal-Mart sẽ cạnh tranh với cửa hàng của bạn, nếu Wal-Mart sẽ mua sản phẩm của bạn – bạn phải tự hỏi mình cái giá phải trả đi kèm theo những lợi ích là gì. Và cái phí tổn ấy có xứng đáng với lợi ích hay không?
Wal-Mart luôn biết câu trả lời cho câu hỏi đó, cho từng siêu thị họ khai trương, cho từng nhà máy họ ký hợp đồng. Điều quan trọng là đừng bị Wal-Mart mê hoặc, đừng tưởng tượng là doanh nghiệp của bạn hay thành phố của bạn có thể tính toán hay hơn Wal-Mart.
Bài học của “hiệu ứng Wal-Mart” là làm việc với Wal-Mart có thể hiệu quả và ích lợi. Nhưng chỉ khi nào bạn thành thật tự hỏi mình, Wal-Mart sẽ tác động gì đến bạn - năm nay, năm sau, và năm năm nữa.
Nếu bạn làm ăn với Wal-Mart vì tình cảm, phấn khởi, hay lạc quan háo hức, có thể cam đoan rằng Wal-Mart sẽ nắm chắc phần hơn.
* Tác giả bài viết này là Charles Fishman (sinh 1961), một biên tập viên cao cấp của tạp chí Fast Company. Khởi đầu sự nghiệp ở nhật báo The Washington Post, Charles Fishman hiện đồng thời là biên tập viên cao cấp của cả nhật báo Orlando Sentinel lẫn News & Observer. Ông thường xuyên xuất hiện trong những chương trình đối thoại của các đài truyền hình NPR, CNN và Fox News. Năm 2005, ông được trao giải thưởng Gerald Loeb, giải thưởng cao quý nhất dành cho báo chí kinh tế và ông đã ba lần vào chung kết giải thưởng này. Cuốn Hiệu ứng Wal-Mart (Wal-Mart Effect) của ông đã trở thành cuốn sách bestseller năm 2006 và được tạp chí The Economist bình chọn là cuốn sách viết về kinh tế hay nhất trong năm. Cuốn sách này đã được dịch sang các ngôn ngữ Ý, Hà Lan, Trung Quốc… và bản tiếng Việt sắp được ấn hành.