Việt Nam vào AEC: Cờ trong tay doanh nghiệp
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành vào cuối 2015
2015 được đánh giá là năm bước ngoặt trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, đặc biệt khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập với sân chơi chung của khu vực hay chưa?
Cơ hội từ AEC
Theo khảo sát của Delloite về AEC (Deloitte AEC Survey) với lãnh đạo các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á, cứ 5 doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 1 doanh nghiệp đã có kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình khi AEC được hình thành; chỉ có 3% doanh nghiệp được hỏi có phân tích đánh giá về tác động của AEC với doanh nghiệp; 48% doanh nghiệp thiếu kiến thức hoặc không biết đầy đủ về AEC…
Trong khi đó, theo khảo sát của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, gần 80% số doanh nghiệp được hỏi thiếu hẳn các kiến thức về hội nhập, không hề biết những gì đang chờ đợi mình phía trước trong khi cánh cửa hội nhập đang mở dần.
Một tham luận của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, một trong những đặc điểm của nước ta trong giai đoạn hiện nay là hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng rộng, ngày càng sâu.
Bên cạnh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước ta có tham gia 8 khu vực mậu dịch tự do (FTA).
Năm nay, ngoài việc sẽ cùng các nước ASEAN hình thành AEC, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán, ký kết FTA với Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu, hoàn tất về cơ bản đàm phán với EU, khối mậu dịch tư do châu Âu (EFTA), đang thúc đẩy đàm phán với Mỹ và 10 nước khác về TPP, tham gia đàm phán về đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN với 6 nước.
Nguyên Phó thủ tướng đặt câu hỏi, vậy vì sao nước ta chọn con đường hội nhập sâu rộng như vậy? Nó đem lại những cơ hội gì, tạo ra những thách thức gì? Làm sao tận dụng cơ hội và khắc phục thách thức?... Đó là những khía cạnh cần làm rõ để có thể tận dụng được những cơ hội mới và ứng phó một cách thành công nhất những thách thức sẽ nảy sinh.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì nhận định, xét riêng biến số là AEC, theo rất nhiều đánh giá Việt Nam là một nước hưởng lợi và nhìn tổng thể Việt Nam có lợi rất nhiều.
Nhưng cũng như mọi hiệp định thương mại tự do khác, mọi liên kết kinh tế khác, điều đó không có nghĩa là tất cả các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp chỉ có đi lên mà cũng có những ngành phải thu hẹp ít nhiều, có những doanh nghiệp thậm chí sẽ phá sản.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cũng cho rằng, bên cạnh những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia AEC, nhiều thách thức cũng không nhỏ đang chờ sẵn doanh nghiệp. Những cạnh tranh gay gắt trực tiếp sẽ khiến nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn hoặc nhiều doanh nghiệp phá sản, nếu không có chiến lược kinh doanh tốt.
Nguy cơ bị chèn ép, nhấn chìm hoặc thâu tóm cao. Bên cạnh đó, gia tăng tính phụ thuộc, đối mặt với nguy cơ mất thị trường, thương hiệu. Doanh nghiệp Việt yếu thế sẽ mất dần nguồn nhân sự chất lượng cao, công nghệ truyền thống không còn chỗ đứng; bị kiểm soát toàn diện trong chuỗi giá trị… thua ngay “trên sân nhà”.
Như vậy, doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian cho công việc hơn để nắm bắt những cơ hội từ AEC cũng như vững vàng trước sức mạnh cạnh tranh của tiến trình hội nhập, trong khi doanh nghiệp Việt Nam “trẻ” hơn các doanh nghiệp khu vực và thế giới.
Cờ trong tay doanh nghiệp
TS. Cấn Văn Lực, hàm Phó tổng giám đốc - Giám đốc Trường Đào tạo BIDV nói, thị trường tài chính - ngân hàng trong hội nhập AEC sẽ phải mở cửa nhiều hơn (cho phép nước ngoài sở hữu đến 70% định chế tài chính trong nước).
Theo đó, doanh nghiệp và định chế tài chính cần chuẩn bị hành trang gồm ít nhất 6 vật dụng (nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, quy trình, sản phẩm và hợp tác, liên kết). Đồng thời, ngân hàng và doanh nghiệp cùng đồng hành, tương hỗ để có thể cạnh tranh, hội nhập.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia AEC, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tổ chức hội thảo "Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” nhằm hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về AEC.
Hội thảo không chỉ bàn tới tác động của AEC đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, mà còn phân tích sâu rộng hơn những tác động của AEC đến nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, bán lẻ, nông sản, điện tử… Đặc biệt, hội thảo thu hút nhiều đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam tham dự.
Đáng lưu ý, là một định chế tài chính hàng đầu của Việt Nam, tại hội thảo, BIDV đề xuất các định chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khi hội nhập AEC. BIDV đưa ra những chính sách, sản phẩm, dịch vụ, ưu đãi và định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thuộc lĩnh vực chịu nhiều sự tác động khi AEC được thành lập, đặc biệt là dệt may, nông sản và thủy sản…; góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh để vững bước phát triển và hội nhập.
Cụ thể, ngành dệt may được xếp vào nhóm ngành hàng trọng điểm cần gia tăng thị phần của BIDV. BIDV cam kết các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành dệt may nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và đầu tư dài hạn.
Đối với sản phẩm cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, BIDV đã có văn bản triển khai gói tín dụng cà phê, cao su, nông sản (trừ gạo) khu vực Tây Nguyên với quy mô tài trợ lên tới 2.000 tỷ đồng (quy đổi) đối với khách hàng là doanh nghiệp…
Thời gian chuẩn bị vào sân chơi chung không còn nhiều. “Do đó, để tận dụng được những cơ hội từ hội nhập mang lại, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, ngoài vai trò của các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, định hướng chính sách thì các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động hơn nữa trong nắm bắt thông tin, đồng hành với Chính phủ và biết 'đối thoại' pháp lý”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập với sân chơi chung của khu vực hay chưa?
Cơ hội từ AEC
Theo khảo sát của Delloite về AEC (Deloitte AEC Survey) với lãnh đạo các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á, cứ 5 doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có 1 doanh nghiệp đã có kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của mình khi AEC được hình thành; chỉ có 3% doanh nghiệp được hỏi có phân tích đánh giá về tác động của AEC với doanh nghiệp; 48% doanh nghiệp thiếu kiến thức hoặc không biết đầy đủ về AEC…
Trong khi đó, theo khảo sát của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, gần 80% số doanh nghiệp được hỏi thiếu hẳn các kiến thức về hội nhập, không hề biết những gì đang chờ đợi mình phía trước trong khi cánh cửa hội nhập đang mở dần.
Một tham luận của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, một trong những đặc điểm của nước ta trong giai đoạn hiện nay là hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng rộng, ngày càng sâu.
Bên cạnh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước ta có tham gia 8 khu vực mậu dịch tự do (FTA).
Năm nay, ngoài việc sẽ cùng các nước ASEAN hình thành AEC, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán, ký kết FTA với Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu, hoàn tất về cơ bản đàm phán với EU, khối mậu dịch tư do châu Âu (EFTA), đang thúc đẩy đàm phán với Mỹ và 10 nước khác về TPP, tham gia đàm phán về đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN với 6 nước.
Nguyên Phó thủ tướng đặt câu hỏi, vậy vì sao nước ta chọn con đường hội nhập sâu rộng như vậy? Nó đem lại những cơ hội gì, tạo ra những thách thức gì? Làm sao tận dụng cơ hội và khắc phục thách thức?... Đó là những khía cạnh cần làm rõ để có thể tận dụng được những cơ hội mới và ứng phó một cách thành công nhất những thách thức sẽ nảy sinh.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì nhận định, xét riêng biến số là AEC, theo rất nhiều đánh giá Việt Nam là một nước hưởng lợi và nhìn tổng thể Việt Nam có lợi rất nhiều.
Nhưng cũng như mọi hiệp định thương mại tự do khác, mọi liên kết kinh tế khác, điều đó không có nghĩa là tất cả các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp chỉ có đi lên mà cũng có những ngành phải thu hẹp ít nhiều, có những doanh nghiệp thậm chí sẽ phá sản.
Dưới góc nhìn doanh nghiệp, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cũng cho rằng, bên cạnh những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia AEC, nhiều thách thức cũng không nhỏ đang chờ sẵn doanh nghiệp. Những cạnh tranh gay gắt trực tiếp sẽ khiến nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn hoặc nhiều doanh nghiệp phá sản, nếu không có chiến lược kinh doanh tốt.
Nguy cơ bị chèn ép, nhấn chìm hoặc thâu tóm cao. Bên cạnh đó, gia tăng tính phụ thuộc, đối mặt với nguy cơ mất thị trường, thương hiệu. Doanh nghiệp Việt yếu thế sẽ mất dần nguồn nhân sự chất lượng cao, công nghệ truyền thống không còn chỗ đứng; bị kiểm soát toàn diện trong chuỗi giá trị… thua ngay “trên sân nhà”.
Như vậy, doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian cho công việc hơn để nắm bắt những cơ hội từ AEC cũng như vững vàng trước sức mạnh cạnh tranh của tiến trình hội nhập, trong khi doanh nghiệp Việt Nam “trẻ” hơn các doanh nghiệp khu vực và thế giới.
Cờ trong tay doanh nghiệp
TS. Cấn Văn Lực, hàm Phó tổng giám đốc - Giám đốc Trường Đào tạo BIDV nói, thị trường tài chính - ngân hàng trong hội nhập AEC sẽ phải mở cửa nhiều hơn (cho phép nước ngoài sở hữu đến 70% định chế tài chính trong nước).
Theo đó, doanh nghiệp và định chế tài chính cần chuẩn bị hành trang gồm ít nhất 6 vật dụng (nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, quy trình, sản phẩm và hợp tác, liên kết). Đồng thời, ngân hàng và doanh nghiệp cùng đồng hành, tương hỗ để có thể cạnh tranh, hội nhập.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam tham gia AEC, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tổ chức hội thảo "Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) - Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” nhằm hỗ trợ khách hàng và doanh nghiệp nâng cao nhận thức về AEC.
Hội thảo không chỉ bàn tới tác động của AEC đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, mà còn phân tích sâu rộng hơn những tác động của AEC đến nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, bán lẻ, nông sản, điện tử… Đặc biệt, hội thảo thu hút nhiều đại sứ quán các nước ASEAN tại Việt Nam tham dự.
Đáng lưu ý, là một định chế tài chính hàng đầu của Việt Nam, tại hội thảo, BIDV đề xuất các định chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khi hội nhập AEC. BIDV đưa ra những chính sách, sản phẩm, dịch vụ, ưu đãi và định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thuộc lĩnh vực chịu nhiều sự tác động khi AEC được thành lập, đặc biệt là dệt may, nông sản và thủy sản…; góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh để vững bước phát triển và hội nhập.
Cụ thể, ngành dệt may được xếp vào nhóm ngành hàng trọng điểm cần gia tăng thị phần của BIDV. BIDV cam kết các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành dệt may nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu và đầu tư dài hạn.
Đối với sản phẩm cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, BIDV đã có văn bản triển khai gói tín dụng cà phê, cao su, nông sản (trừ gạo) khu vực Tây Nguyên với quy mô tài trợ lên tới 2.000 tỷ đồng (quy đổi) đối với khách hàng là doanh nghiệp…
Thời gian chuẩn bị vào sân chơi chung không còn nhiều. “Do đó, để tận dụng được những cơ hội từ hội nhập mang lại, đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, ngoài vai trò của các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, định hướng chính sách thì các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động hơn nữa trong nắm bắt thông tin, đồng hành với Chính phủ và biết 'đối thoại' pháp lý”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.