Việt - Nhật thúc đẩy dự án Khu công nghệ cao Hoà Lạc
Hai nước Việt - Nhật sẽ cùng nghiên cứu để điều chỉnh quy hoạch chung của Khu công nghệ cao Hoà Lạc
Hai nước Việt - Nhật sẽ cùng nghiên cứu để điều chỉnh quy hoạch chung của Khu công nghệ cao Hoà Lạc.
Đó là nội dung chính trong biên bản thoả thuận hợp tác được ký ngày 7/2/2007 tại Hà Nội giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Đây là hoạt động nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố chung Việt Nam- Nhật Bản: “Hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược để xây dựng châu Á hoà bình và phồn vinh” đã được Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản ký ngày 19/10/2006; trong đó, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xác định là một trong 3 dự án ưu tiên của Chính phủ 2 nước.
Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc được Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua tiến độ xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc còn chậm, không tương xứng với chiến lược và mục tiêu phát triển.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có thông báo số 1310 giao cho UBND tỉnh Hà Tây chỉ đạo lập dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích Khu công nghệ cao, trong đó tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng khu vực 600 ha thuộc giai đoạn I.
Thủ tướng cũng giao Tập đoàn FPT làm nhiệm vụ phát triển Khu công nghệ cao, nhằm đầu tư xây dựng, phát triển, kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ cho hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trong 2 ngày 1-2/2/2007, Chính phủ Nhật Bản cũng đã cử phái đoàn chuyên gia liên bộ Ngoại giao, Kinh tế, Công thương, JICA, JBIC và JETRO sang Việt Nam làm việc, để triển khai các hoạt động liên quan. Theo đó, JICA sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến hành chương trình nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung Khu công nghệ cao Hòa Lạc và lên kế hoạch thực hiện các dự án ưu tiên.
Cụ thể, chương trình nghiên cứu sẽ bắt đầu từ tháng 4/2007 và được thực hiện trong 8 tháng, tập trung vào các nội dung: khảo sát các điều kiện hiện tại của dự án; phân tích những trở ngại về đầu tư, giải pháp thúc đẩy đầu tư và điều chỉnh lại quy hoạch.
Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, mục đích chính của nghiên cứu là nhằm cập nhật quy hoạch tổng thể của Khu đã được JICA nghiên cứu, khảo sát lập ra từ năm 1998 và cân nhắc những thay đổi trong bối cảnh kinh tế và sự phát triển xung quanh. Bởi thực tế, từ thời điểm đó đến nay, kinh tế xã hội phát triển đã có nhiều thay đổi, Khu công nghệ cao cũng cần phải có những nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tại để thu hút đầu tư được tốt hơn với đặc thù riêng của mình.
Theo quy hoạch, Khu công nghệ cao Hòa Lạc ngoài sản xuất công nghệ còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực, tập trung nghiên cứu, khai thác trí tuệ Việt Nam. Sau khi điều chỉnh quy hoạch tổng thể sẽ có chính sách kêu gọi đầu tư vào khu công nghệ phần mềm và Đại học FPT. Đại học FPT được thiết kế với diện tích 30 ha, dự kiến sẽ được xây dựng vào năm 2008.
Đại diện JICA tại Việt Nam, ông Nakagawa Hiroaki, khẳng định: ngay sau khi ký kết hợp tác, JICA sẽ tiến hành công việc, đưa ra kết luận để tìm phương án khả thi trong thời gian sớm nhất.
Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết: cho đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Hà Tây và Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã quyết tâm cao độ trong hợp tác, giải phóng mặt bằng, tái định cư cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để JICA và các tổ chức nghiên cứu, đánh giá, cập nhật quy hoạch chung, thu hút đầu tư.
Ông Lạng cho biết thêm: vào ngày 9/2 này, đoàn doanh nhân Nhật Bản sẽ sang làm việc với Khu để tìm hiểu môi trường đầu tư. Như vậy đến thời điểm này đã có gần 150 nhà doanh nghiệp Nhật Bản và các nước vào đây nghiên cứu khả năng đầu tư.
Đó là nội dung chính trong biên bản thoả thuận hợp tác được ký ngày 7/2/2007 tại Hà Nội giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Đây là hoạt động nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố chung Việt Nam- Nhật Bản: “Hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược để xây dựng châu Á hoà bình và phồn vinh” đã được Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản ký ngày 19/10/2006; trong đó, Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xác định là một trong 3 dự án ưu tiên của Chính phủ 2 nước.
Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc được Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua tiến độ xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc còn chậm, không tương xứng với chiến lược và mục tiêu phát triển.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có thông báo số 1310 giao cho UBND tỉnh Hà Tây chỉ đạo lập dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích Khu công nghệ cao, trong đó tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng khu vực 600 ha thuộc giai đoạn I.
Thủ tướng cũng giao Tập đoàn FPT làm nhiệm vụ phát triển Khu công nghệ cao, nhằm đầu tư xây dựng, phát triển, kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ cho hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Trong 2 ngày 1-2/2/2007, Chính phủ Nhật Bản cũng đã cử phái đoàn chuyên gia liên bộ Ngoại giao, Kinh tế, Công thương, JICA, JBIC và JETRO sang Việt Nam làm việc, để triển khai các hoạt động liên quan. Theo đó, JICA sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến hành chương trình nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung Khu công nghệ cao Hòa Lạc và lên kế hoạch thực hiện các dự án ưu tiên.
Cụ thể, chương trình nghiên cứu sẽ bắt đầu từ tháng 4/2007 và được thực hiện trong 8 tháng, tập trung vào các nội dung: khảo sát các điều kiện hiện tại của dự án; phân tích những trở ngại về đầu tư, giải pháp thúc đẩy đầu tư và điều chỉnh lại quy hoạch.
Theo ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc, mục đích chính của nghiên cứu là nhằm cập nhật quy hoạch tổng thể của Khu đã được JICA nghiên cứu, khảo sát lập ra từ năm 1998 và cân nhắc những thay đổi trong bối cảnh kinh tế và sự phát triển xung quanh. Bởi thực tế, từ thời điểm đó đến nay, kinh tế xã hội phát triển đã có nhiều thay đổi, Khu công nghệ cao cũng cần phải có những nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tại để thu hút đầu tư được tốt hơn với đặc thù riêng của mình.
Theo quy hoạch, Khu công nghệ cao Hòa Lạc ngoài sản xuất công nghệ còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực, tập trung nghiên cứu, khai thác trí tuệ Việt Nam. Sau khi điều chỉnh quy hoạch tổng thể sẽ có chính sách kêu gọi đầu tư vào khu công nghệ phần mềm và Đại học FPT. Đại học FPT được thiết kế với diện tích 30 ha, dự kiến sẽ được xây dựng vào năm 2008.
Đại diện JICA tại Việt Nam, ông Nakagawa Hiroaki, khẳng định: ngay sau khi ký kết hợp tác, JICA sẽ tiến hành công việc, đưa ra kết luận để tìm phương án khả thi trong thời gian sớm nhất.
Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho biết: cho đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Hà Tây và Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã quyết tâm cao độ trong hợp tác, giải phóng mặt bằng, tái định cư cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất để JICA và các tổ chức nghiên cứu, đánh giá, cập nhật quy hoạch chung, thu hút đầu tư.
Ông Lạng cho biết thêm: vào ngày 9/2 này, đoàn doanh nhân Nhật Bản sẽ sang làm việc với Khu để tìm hiểu môi trường đầu tư. Như vậy đến thời điểm này đã có gần 150 nhà doanh nghiệp Nhật Bản và các nước vào đây nghiên cứu khả năng đầu tư.