Vietcombank buộc phải tăng vốn điều lệ?
Có những yêu cầu buộc Vietcombank phải tăng vốn điều lệ trong năm 2009, thông qua phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu
Có những yêu cầu buộc Vietcombank phải tăng vốn điều lệ trong năm 2009, thông qua phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.
Ngày 28/4, tại Đại hội cổ đông thường niên lần 2, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đưa ra phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2009 thêm gần 1.123 tỷ đồng và những giải trình liên quan.
Cụ thể, theo kế hoạch dự kiến, lượng vốn phát hành thêm nói trên của Vietcombank tương ứng 9,28% vốn điều lệ hiện có; vốn điều lệ sau khi phát hành thêm sẽ là 13.224 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng thêm được sử dụng để mở rộng kinh doanh, đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác trong năm 2009 (Shinhanvina Bank, VCBS, VCBF, VCLI, MB, GDB,…).
Theo phương án cổ phần hóa Vietcombank đã được duyệt tại Quyết định số 1289/QĐ-TTg trước đó của Thủ tướng Chính Phủ, vốn điều lệ của ngân hàng này là 15.000 tỷ đồng. Ngày 26/12/2007, Vietcombank đã tiến hành IPO chào bán ra công chúng 97,5 triệu cổ phần với giá đấu giá thành công bình quân thực tế là 107.572 đồng. Sau khi IPO, ngân hàng đã bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên với giá ưu đãi (60% giá đấu giá bình quân) theo quy định và thực hiện chuyển đổi đối với trái phiếu chuyển đổi phát hành năm 2005.
Theo đó, tổng vốn điều lệ tại thời điểm Vietcombank chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần và duy trì cho đến thời điểm hiện nay là 12.101 tỷ đồng; trong đó Nhà nước (thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước - SCIC) sở hữu 90,72%, các cổ đông khác sở hữu 9,28%.
Mức vốn trên so với phương án cổ phần hóa được duyệt mới chỉ đạt 81%. Mặt khác, theo Hội đồng Quản trị Vietcombank, vốn điều lệ thấp dẫn đến giảm hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) do tổng tích sản vẫn tăng. Hệ số CAR của ngân hàng này năm 2008 là 8,9% so với 11,2% năm 2007.
Một yêu cầu khác để tăng vốn mà Hội đồng Quản trị đưa ra là theo quy định về các tỷ lệ an toàn bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định, tổng đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác (kể cả công ty con) của các tổ chức tín dụng không được quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. So với quy định này, hạn mức đầu tư còn lại của Vietcombank chỉ còn khoảng chưa đến 1.000 tỷ đồng.
Cũng theo nhận định của Hội đồng Quản trị Vietcombank, việc tăng vốn điều lệ nói trên để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu, tạo điều kiện tăng tổng tích sản, mở rộng hoạt động là nhu cầu cần thiết. Trước mắt, Vietcombank sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm cổ đông chiến lược và dự tính phương án phát hành thêm cổ phiếu cho đối tượng này. Trong khi chưa tìm được, phương án phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu là phù hợp hơn cả.
Trong thời gian tới, Hội đồng Quản trị Vietcombank sẽ xem xét và quyết định phương án tăng vốn trên cơ sở ý kiến chấp thuận của các cơ quan chức năng; tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện việc phát hành thêm; đăng ký tăng vốn điều lệ của ngân hàng và niêm yết cổ phiếu phát hành thêm sau khi hoàn tất việc phát hành.
Cũng tại đại hội trên, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank, cho biết, trong quý 1/2009, ngân hàng này đã đạt tổng tài sản 223.000 tỷ; vốn huy động trong nền kinh tế là 155.000 tỷ đồng, giảm 4% (chỉ tiêu đặt ra năm 2009 tăng 15%), trong đó vốn huy động trong dân tăng khoảng 14%, huy động từ tổ chức giảm 15%; tổng dư nợ đạt khoảng 121.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 1.300 tỷ đồng.
Ngày 28/4, tại Đại hội cổ đông thường niên lần 2, Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đưa ra phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2009 thêm gần 1.123 tỷ đồng và những giải trình liên quan.
Cụ thể, theo kế hoạch dự kiến, lượng vốn phát hành thêm nói trên của Vietcombank tương ứng 9,28% vốn điều lệ hiện có; vốn điều lệ sau khi phát hành thêm sẽ là 13.224 tỷ đồng. Vốn điều lệ tăng thêm được sử dụng để mở rộng kinh doanh, đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác trong năm 2009 (Shinhanvina Bank, VCBS, VCBF, VCLI, MB, GDB,…).
Theo phương án cổ phần hóa Vietcombank đã được duyệt tại Quyết định số 1289/QĐ-TTg trước đó của Thủ tướng Chính Phủ, vốn điều lệ của ngân hàng này là 15.000 tỷ đồng. Ngày 26/12/2007, Vietcombank đã tiến hành IPO chào bán ra công chúng 97,5 triệu cổ phần với giá đấu giá thành công bình quân thực tế là 107.572 đồng. Sau khi IPO, ngân hàng đã bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên với giá ưu đãi (60% giá đấu giá bình quân) theo quy định và thực hiện chuyển đổi đối với trái phiếu chuyển đổi phát hành năm 2005.
Theo đó, tổng vốn điều lệ tại thời điểm Vietcombank chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần và duy trì cho đến thời điểm hiện nay là 12.101 tỷ đồng; trong đó Nhà nước (thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước - SCIC) sở hữu 90,72%, các cổ đông khác sở hữu 9,28%.
Mức vốn trên so với phương án cổ phần hóa được duyệt mới chỉ đạt 81%. Mặt khác, theo Hội đồng Quản trị Vietcombank, vốn điều lệ thấp dẫn đến giảm hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) do tổng tích sản vẫn tăng. Hệ số CAR của ngân hàng này năm 2008 là 8,9% so với 11,2% năm 2007.
Một yêu cầu khác để tăng vốn mà Hội đồng Quản trị đưa ra là theo quy định về các tỷ lệ an toàn bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định, tổng đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác (kể cả công ty con) của các tổ chức tín dụng không được quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. So với quy định này, hạn mức đầu tư còn lại của Vietcombank chỉ còn khoảng chưa đến 1.000 tỷ đồng.
Cũng theo nhận định của Hội đồng Quản trị Vietcombank, việc tăng vốn điều lệ nói trên để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu, tạo điều kiện tăng tổng tích sản, mở rộng hoạt động là nhu cầu cần thiết. Trước mắt, Vietcombank sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm cổ đông chiến lược và dự tính phương án phát hành thêm cổ phiếu cho đối tượng này. Trong khi chưa tìm được, phương án phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu là phù hợp hơn cả.
Trong thời gian tới, Hội đồng Quản trị Vietcombank sẽ xem xét và quyết định phương án tăng vốn trên cơ sở ý kiến chấp thuận của các cơ quan chức năng; tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện việc phát hành thêm; đăng ký tăng vốn điều lệ của ngân hàng và niêm yết cổ phiếu phát hành thêm sau khi hoàn tất việc phát hành.
Cũng tại đại hội trên, ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank, cho biết, trong quý 1/2009, ngân hàng này đã đạt tổng tài sản 223.000 tỷ; vốn huy động trong nền kinh tế là 155.000 tỷ đồng, giảm 4% (chỉ tiêu đặt ra năm 2009 tăng 15%), trong đó vốn huy động trong dân tăng khoảng 14%, huy động từ tổ chức giảm 15%; tổng dư nợ đạt khoảng 121.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 1.300 tỷ đồng.