Vietcombank chào sàn: Mức “5 chấm” đã cân nhắc kỹ
Chủ tịch Vietcombank nói về mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên (30/6) của cổ phiếu ngân hàng này
Một năm rưỡi sau ngày phát hành cổ phần lần đầu (IPO) và sau nhiều lần lỡ hẹn, ngày Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã được xác định là 30/6 tới.
“Thị trường sẽ quyết định”
Số cổ phiếu Vietcombank được niêm yết trên HOSE tương đương 9,28% vốn điều lệ (12.100.860.260.000 đồng). Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo mệnh giá (10.000 đồng) đạt 1.122.854.260.000 đồng.
Ngày mai (25/6) là hạn để ngân hàng này công bố giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Chiều 24/6, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Vietcombank, cho biết mức giá đó là 50.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, so với giá đấu thành công bình quân cuối năm 2007, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên khi niêm yết chỉ bằng khoảng một nửa. Và theo ông Bình, đó là mức giá đã được cân nhắc kỹ.
“Chúng tôi đã bàn đi tính lại. Nhớ lại khi IPO, khi đó là giá 10, VN-Index ở khoảng hơn 900 điểm. Khi đó trả lời báo chí, chúng tôi nói rằng giá 10 là dựa vào 3 tiêu chí: giá trị nội tại của Vietcombank, giá trị thị trường và so sánh với giá của một số ngân hàng khác.
Nay cũng tương tự như vậy. Chúng tôi thấy rằng mình là một phần của thị trường, không thể tách rời thị trường, cho dù thị trường có nhầm lẫn đi chăng nữa thì mình cũng phải gắn với thị trường, cho nên vẫn theo nguyên tắc đó. Đó là chúng tôi tính toán, còn tùy thị trường thôi; thị trường cần thì có thể lên, thị trường cảm thấy chưa cần thì có thể xuống”, ông Bình nói.
Về quy mô niêm yết, mức 9,2% vốn điều lệ, theo ông Bình, có thể xem là bình thường, nhưng cũng là một quy mô lớn. Cụ thể, đó là một tỷ lệ nhỏ khi 91% thuộc sở hữu của Nhà nước không niêm yết; nhưng đó là quy mô lớn so với nhiều doanh nghiệp khác, và với giá tham chiếu nói trên, hơn 5.000 tỷ đồng vốn hóa thị trường cũng không phải là quá nhỏ.
Liên quan đến một yếu tố xác định giá, giá trị nội tại của Vietcombank, Chủ tịch Nguyễn Hòa Bình cho rằng đó là sự khẳng định về yếu tố công nghệ hàng đầu của ngân hàng này trong hệ thống hiện nay; về một tổ chức có lực lượng nhân sự ít nhất trong khối ngân hàng lớn của Nhà nước, nhưng lại có hiệu quả cao nhất… “Và quan niệm của chúng tôi là tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ông Bình khái quát.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, ước tính lớn nhuận của Vietcombank đạt khoảng 2.450 tỷ đồng, đang tiến gần đến kế hoạch cả năm là 3.320 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức năm 2009 dự kiến là 12%, theo lãnh đạo ngân hàng này, đó là mức “khiêm tốn”, và với kết quả kinh doanh đang thuận lợi, có thể thực tế sẽ cao hơn.
Vẫn khó chọn đối tác chiến lược nước ngoài
Sau khi niêm yết, nhiệm vụ của Vietcombank là tiếp tục tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Thời điểm để hiện thực nhiệm vụ này, cũng như sự chờ đợi của cổ đông trong thời gian qua vẫn “khó nói”.
Kế hoạch này thời gian qua và hiện nay đang gặp khó khăn. Ông Bình cho biết: khó khăn ban đầu là về giá cả, về sau là những khó khăn liên quan đến ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
“Chúng tôi vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn cũ, là những đối tác thành công, có kinh nghiệm, uy tín, năng lực tài chính tốt… để hỗ trợ mình. Nhưng trong cơn khủng hoảng tài chính vừa qua, đa phần họ gặp khó khăn. Trước tiên họ không quan tâm được nhiều đến thị trường Việt Nam; thứ hai, bản thân nếu họ có tiền thì họ đầu tư ở ngay nước sở tại có thể rẻ hơn, hiệu quả hơn. Với hai lẽ đó, phần lớn họ không mấy quan tâm. Nhưng nói như thế không phải người ta bỏ hoàn toàn”, ông Bình nói.
Hiện ngoài những đối tác đã nằm trong tầm ngắm trước đây của Vietcombank, gần đây một số tổ chức nước ngoài cũng đã tìm hiểu và đặt vấn đề tham gia đầu tư vào Vietcombank với tư cách là cổ đông chiến lược. Tuy nhiên, các quyết định “không thể một sớm một chiều”, nhất là khi có ảnh hưởng của khủng hoảng, Vietcombank cần nghiên cứu thêm những kinh nghiệm liên quan đến vai trò của cổ đông chiến lược.
“Chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu, có thể qua tư vấn, có thể học hỏi trực tiếp từ những người bạn đã đi trước tại Trung Quốc và có thể qua đó để có thể có những điều chỉnh cho phù hợp khi thực hiện nhiệm vụ trên”, ông Bình cho biết thêm.
Liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, Vietcombank niêm yết với 2,4% cổ phiếu của nhóm này. “Room” còn lại rất lớn, trong giới hạn 30% mà Chính phủ cho phép. Tất nhiên, trong số đó, theo lãnh đạo Vietcombank, là một tỷ lệ lớn ưu tiên cho đối tác chiến lược, tối đa khoảng 20%.
Tiếp tục trình phương án phát hành tăng vốn
Ông Bình cũng cho biết Vietcombank sẽ tiếp tục trình phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.
“Thời gian qua có nhiều dư luận đề cập đến vấn đề này. Chính thống mà nói, tại đại hội cổ đông vừa qua chúng tôi nói là trình phương án bán cho các cổ đông hiện hữu. Còn cổ đông hiện hữu người ta mua hay không là chuyện của người ta. Đó là chuyện đằng sau. Nhưng chuyện giấy trắng mực đen thì chúng tôi đã đăng tải trên website, trình ra đại hội cổ đông là xin như thế”, ông Bình nói.
Theo tờ trình tại đại hội nói trên, Vietcombank muốn phát hành thêm tương ứng 9,28% vốn điều lệ hiện có. Về tỷ lệ này, ông Bình cho rằng ngân hàng muốn từng bước tăng vốn, không tạo đột biến, bởi vốn quá lớn cũng chưa hẳn đã hiệu quả, liên quan đến khả năng sinh lời.
“Cho đến giờ chúng tôi thống nhất rồi, cũng sẽ trình như thế lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án đó vẫn đúng như trình đại hội cổ đông, phát hành cho các cổ đông hiện hữu, còn phản ứng của họ thì... tùy thôi”, Chủ tịch Vietcombank nói.
“Thị trường sẽ quyết định”
Số cổ phiếu Vietcombank được niêm yết trên HOSE tương đương 9,28% vốn điều lệ (12.100.860.260.000 đồng). Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo mệnh giá (10.000 đồng) đạt 1.122.854.260.000 đồng.
Ngày mai (25/6) là hạn để ngân hàng này công bố giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Chiều 24/6, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Vietcombank, cho biết mức giá đó là 50.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy, so với giá đấu thành công bình quân cuối năm 2007, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên khi niêm yết chỉ bằng khoảng một nửa. Và theo ông Bình, đó là mức giá đã được cân nhắc kỹ.
“Chúng tôi đã bàn đi tính lại. Nhớ lại khi IPO, khi đó là giá 10, VN-Index ở khoảng hơn 900 điểm. Khi đó trả lời báo chí, chúng tôi nói rằng giá 10 là dựa vào 3 tiêu chí: giá trị nội tại của Vietcombank, giá trị thị trường và so sánh với giá của một số ngân hàng khác.
Nay cũng tương tự như vậy. Chúng tôi thấy rằng mình là một phần của thị trường, không thể tách rời thị trường, cho dù thị trường có nhầm lẫn đi chăng nữa thì mình cũng phải gắn với thị trường, cho nên vẫn theo nguyên tắc đó. Đó là chúng tôi tính toán, còn tùy thị trường thôi; thị trường cần thì có thể lên, thị trường cảm thấy chưa cần thì có thể xuống”, ông Bình nói.
Về quy mô niêm yết, mức 9,2% vốn điều lệ, theo ông Bình, có thể xem là bình thường, nhưng cũng là một quy mô lớn. Cụ thể, đó là một tỷ lệ nhỏ khi 91% thuộc sở hữu của Nhà nước không niêm yết; nhưng đó là quy mô lớn so với nhiều doanh nghiệp khác, và với giá tham chiếu nói trên, hơn 5.000 tỷ đồng vốn hóa thị trường cũng không phải là quá nhỏ.
Liên quan đến một yếu tố xác định giá, giá trị nội tại của Vietcombank, Chủ tịch Nguyễn Hòa Bình cho rằng đó là sự khẳng định về yếu tố công nghệ hàng đầu của ngân hàng này trong hệ thống hiện nay; về một tổ chức có lực lượng nhân sự ít nhất trong khối ngân hàng lớn của Nhà nước, nhưng lại có hiệu quả cao nhất… “Và quan niệm của chúng tôi là tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, ông Bình khái quát.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, ước tính lớn nhuận của Vietcombank đạt khoảng 2.450 tỷ đồng, đang tiến gần đến kế hoạch cả năm là 3.320 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức năm 2009 dự kiến là 12%, theo lãnh đạo ngân hàng này, đó là mức “khiêm tốn”, và với kết quả kinh doanh đang thuận lợi, có thể thực tế sẽ cao hơn.
Vẫn khó chọn đối tác chiến lược nước ngoài
Sau khi niêm yết, nhiệm vụ của Vietcombank là tiếp tục tìm kiếm và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Thời điểm để hiện thực nhiệm vụ này, cũng như sự chờ đợi của cổ đông trong thời gian qua vẫn “khó nói”.
Kế hoạch này thời gian qua và hiện nay đang gặp khó khăn. Ông Bình cho biết: khó khăn ban đầu là về giá cả, về sau là những khó khăn liên quan đến ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
“Chúng tôi vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn cũ, là những đối tác thành công, có kinh nghiệm, uy tín, năng lực tài chính tốt… để hỗ trợ mình. Nhưng trong cơn khủng hoảng tài chính vừa qua, đa phần họ gặp khó khăn. Trước tiên họ không quan tâm được nhiều đến thị trường Việt Nam; thứ hai, bản thân nếu họ có tiền thì họ đầu tư ở ngay nước sở tại có thể rẻ hơn, hiệu quả hơn. Với hai lẽ đó, phần lớn họ không mấy quan tâm. Nhưng nói như thế không phải người ta bỏ hoàn toàn”, ông Bình nói.
Hiện ngoài những đối tác đã nằm trong tầm ngắm trước đây của Vietcombank, gần đây một số tổ chức nước ngoài cũng đã tìm hiểu và đặt vấn đề tham gia đầu tư vào Vietcombank với tư cách là cổ đông chiến lược. Tuy nhiên, các quyết định “không thể một sớm một chiều”, nhất là khi có ảnh hưởng của khủng hoảng, Vietcombank cần nghiên cứu thêm những kinh nghiệm liên quan đến vai trò của cổ đông chiến lược.
“Chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu, có thể qua tư vấn, có thể học hỏi trực tiếp từ những người bạn đã đi trước tại Trung Quốc và có thể qua đó để có thể có những điều chỉnh cho phù hợp khi thực hiện nhiệm vụ trên”, ông Bình cho biết thêm.
Liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, Vietcombank niêm yết với 2,4% cổ phiếu của nhóm này. “Room” còn lại rất lớn, trong giới hạn 30% mà Chính phủ cho phép. Tất nhiên, trong số đó, theo lãnh đạo Vietcombank, là một tỷ lệ lớn ưu tiên cho đối tác chiến lược, tối đa khoảng 20%.
Tiếp tục trình phương án phát hành tăng vốn
Ông Bình cũng cho biết Vietcombank sẽ tiếp tục trình phương án phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.
“Thời gian qua có nhiều dư luận đề cập đến vấn đề này. Chính thống mà nói, tại đại hội cổ đông vừa qua chúng tôi nói là trình phương án bán cho các cổ đông hiện hữu. Còn cổ đông hiện hữu người ta mua hay không là chuyện của người ta. Đó là chuyện đằng sau. Nhưng chuyện giấy trắng mực đen thì chúng tôi đã đăng tải trên website, trình ra đại hội cổ đông là xin như thế”, ông Bình nói.
Theo tờ trình tại đại hội nói trên, Vietcombank muốn phát hành thêm tương ứng 9,28% vốn điều lệ hiện có. Về tỷ lệ này, ông Bình cho rằng ngân hàng muốn từng bước tăng vốn, không tạo đột biến, bởi vốn quá lớn cũng chưa hẳn đã hiệu quả, liên quan đến khả năng sinh lời.
“Cho đến giờ chúng tôi thống nhất rồi, cũng sẽ trình như thế lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án đó vẫn đúng như trình đại hội cổ đông, phát hành cho các cổ đông hiện hữu, còn phản ứng của họ thì... tùy thôi”, Chủ tịch Vietcombank nói.