Vietcombank, ngân hàng đầu tiên sạch nợ tại VAMC
Nợ xấu được xử lý trước kế hoạch ba năm, theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ
Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cơ bản tập hợp số liệu năm của toàn hệ thống. Số dư nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã về 0.
Theo đó, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên sạch nợ tại VAMC, chỉ sau hai năm tập trung kế hoạch xử lý nợ, sớm trước ba năm so với lộ trình 2020 mà Quốc hội, Chính phủ chủ trương.
Trước đó, dư nợ gốc mà ngân hàng này bán cho VAMC lũy kế khoảng 6.500 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 so với những thành viên có lượng bán lớn. Mệnh giá trái phiếu VAMC nhận về là gần 4.000 tỷ đồng.
Tổng dự phòng trái phiếu VAMC mà Vietcombank đã trích lập là 3.300 tỷ đồng. Riêng trong năm 2016, ngân hàng đã trích 2.600 tỷ đồng và đã lấy lại toàn bộ dư nợ đã bán cho VAMC còn lại (4.300 tỷ đồng) về để tiếp tục theo dõi xử lý.
Trong hệ thống, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên lấy lại được toàn bộ dư nợ đã bán cho VAMC. Điều này tạo nên các giá trị.
Thứ nhất, theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, trong bối cảnh không được dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, Vietcombank đã tự lực hoàn thành trước tiến độ ba năm.
Thứ hai, đây cũng là ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên đã gộp được tình hình tài chính về “một sổ”. Giá trị này khẳng định thêm sự minh bạch và lành mạnh - điều mà giới đầu tư trong và ngoài nước luôn nhìn vào.
Thứ ba, khi lấy lại toàn bộ dư nợ tại VAMC, Vietcombank sẽ chủ động hơn trong quản lý và xử lý nợ xấu. Và với lượng trích lập dự phòng, phần lấy lại đó là “của để dành”, thời gian tới cứ thu hồi được bao nhiêu thì hoàn nhập thẳng vào lợi nhuận.
Câu hỏi là, sau khi lấy lại nợ xấu đã bán nói trên, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank bao nhiêu? Ước tính, đến cuối 2016, tỷ lệ này chỉ khoảng 1,5% - một cách thực chất.
Câu hỏi nữa, sau khi lấy lại, sau khi đã dồn trích lập dự phòng rủi ro liên quan, lợi nhuận của Vietcombank bị ảnh hưởng thế nào?
Có ảnh hưởng, nhưng không bị đè nặng. Ước tính năm 2016, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank vẫn đạt trên 8.000 tỷ đồng, vượt xa chỉ tiêu đại hội đồng cổ đông giao.
Trong kết quả trên, có một phần quan trọng khác cân đối. Đó là lượng nợ xấu thu hồi và xử lý được năm 2016 khá lớn.
Cụ thể, năm 2016 Vietcombank đã xử lý được khoảng 5.300 tỷ đồng nợ xấu; trong đó thu hồi được khoảng 1.900 tỷ đồng nợ xấu; cùng đó chuyển được khoảng 1.300 tỷ đồng nợ xấu về nhóm 1-2 (không còn là nợ xấu), và xử lý được khoảng 2.100 tỷ đồng nợ xấu tồn đọng ngoại bảng.
Những chuyển động trên tại Vietcombank chưa dừng lại đó. Có một giá trị tiềm năng khác cho tương lai. Sau khi đã nhẹ gánh nợ xấu, có lượng “của để dành” khá lớn để hoàn nhập vào lợi nhuận, ngân hàng này sẽ có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, ít nhất là tăng cường cạnh tranh lãi suất cho vay, trong năm tới.
Theo đó, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên sạch nợ tại VAMC, chỉ sau hai năm tập trung kế hoạch xử lý nợ, sớm trước ba năm so với lộ trình 2020 mà Quốc hội, Chính phủ chủ trương.
Trước đó, dư nợ gốc mà ngân hàng này bán cho VAMC lũy kế khoảng 6.500 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 so với những thành viên có lượng bán lớn. Mệnh giá trái phiếu VAMC nhận về là gần 4.000 tỷ đồng.
Tổng dự phòng trái phiếu VAMC mà Vietcombank đã trích lập là 3.300 tỷ đồng. Riêng trong năm 2016, ngân hàng đã trích 2.600 tỷ đồng và đã lấy lại toàn bộ dư nợ đã bán cho VAMC còn lại (4.300 tỷ đồng) về để tiếp tục theo dõi xử lý.
Trong hệ thống, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên lấy lại được toàn bộ dư nợ đã bán cho VAMC. Điều này tạo nên các giá trị.
Thứ nhất, theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, trong bối cảnh không được dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, Vietcombank đã tự lực hoàn thành trước tiến độ ba năm.
Thứ hai, đây cũng là ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên đã gộp được tình hình tài chính về “một sổ”. Giá trị này khẳng định thêm sự minh bạch và lành mạnh - điều mà giới đầu tư trong và ngoài nước luôn nhìn vào.
Thứ ba, khi lấy lại toàn bộ dư nợ tại VAMC, Vietcombank sẽ chủ động hơn trong quản lý và xử lý nợ xấu. Và với lượng trích lập dự phòng, phần lấy lại đó là “của để dành”, thời gian tới cứ thu hồi được bao nhiêu thì hoàn nhập thẳng vào lợi nhuận.
Câu hỏi là, sau khi lấy lại nợ xấu đã bán nói trên, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank bao nhiêu? Ước tính, đến cuối 2016, tỷ lệ này chỉ khoảng 1,5% - một cách thực chất.
Câu hỏi nữa, sau khi lấy lại, sau khi đã dồn trích lập dự phòng rủi ro liên quan, lợi nhuận của Vietcombank bị ảnh hưởng thế nào?
Có ảnh hưởng, nhưng không bị đè nặng. Ước tính năm 2016, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank vẫn đạt trên 8.000 tỷ đồng, vượt xa chỉ tiêu đại hội đồng cổ đông giao.
Trong kết quả trên, có một phần quan trọng khác cân đối. Đó là lượng nợ xấu thu hồi và xử lý được năm 2016 khá lớn.
Cụ thể, năm 2016 Vietcombank đã xử lý được khoảng 5.300 tỷ đồng nợ xấu; trong đó thu hồi được khoảng 1.900 tỷ đồng nợ xấu; cùng đó chuyển được khoảng 1.300 tỷ đồng nợ xấu về nhóm 1-2 (không còn là nợ xấu), và xử lý được khoảng 2.100 tỷ đồng nợ xấu tồn đọng ngoại bảng.
Những chuyển động trên tại Vietcombank chưa dừng lại đó. Có một giá trị tiềm năng khác cho tương lai. Sau khi đã nhẹ gánh nợ xấu, có lượng “của để dành” khá lớn để hoàn nhập vào lợi nhuận, ngân hàng này sẽ có điều kiện để giảm lãi suất cho vay, ít nhất là tăng cường cạnh tranh lãi suất cho vay, trong năm tới.