Vietcombank sắp có cổ đông chiến lược nước ngoài?
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang lên kế hoạch phát cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài.
Ngày 13/4, Vietcombank có tờ trình đại hội đồng cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ năm 2011. Điểm đáng chú ý trong tờ trình này là có cả phương án phát hành cho (các) cổ đông chiến lược nước ngoài - một trong những nội dung của kế hoạch cổ phần hóa mà ngân hàng này chưa thể thực hiện trong hơn ba năm qua.
Cụ thể, Vietcombank trình phương án tăng vốn điều lệ năm 2011 với mức tăng 40%, từ 17.587,5 tỷ đồng hiện nay lên 24.622,5 tỷ đồng, tăng 7.035 tỷ đồng.
Trong đó, dự kiến quý 2/2011, Vietcombank sẽ phát hành thêm hơn 211 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu để trả cổ tức năm 2010. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm phát hành sẽ được chia cổ tức là 12 cổ phiếu.
Đáng chú ý là trong kế hoạch trên có phương án phát hành riêng lẻ cho các cổ đông chiến lược nước ngoài với tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành thêm tối đa là 492,45 triệu cổ phiếu, ứng với tỷ lệ sở hữu khoảng 20%. Thời điểm phát hành dự kiến là cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012, tùy thuộc vào kết quả đàm phán với các đối tác và sự phê duyệt của các cơ quan chức năng.
Giá phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ do hai bên thỏa thuận trên cơ sở tư vấn của tư vấn tài chính quốc tế, trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích tổng thể của ngân hàng và các cổ đông.
Dự kiến, sau khi thực hiện phương án tăng vốn điều lệ nói trên, tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động vốn từ nền kinh tế năm 2011 của Vietcombank sẽ tăng trưởng tương ứng là 15%, 20% và 20%; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt khoảng 5.650 tỷ đồng; hệ số an toàn vốn đạt trên 10%; hiệu suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROAE) là 16%.
Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sau khi tăng vốn sẽ là 72,58%; tỷ lệ sở hữu của các cổ đông là thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc sau đợt phát hành giảm 20%, tương ứng với tỷ lệ phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược.
Như vậy, sau khi tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối năm 2007, đến nay Vietcombank vẫn chưa thể có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Đây được xem là một điểm chính khiến kế hoạch cổ phần hóa ngân hàng này chưa thể thành công trọn vẹn với tính chất thí điểm cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh.
Tuy nhiên, sau hơn ba năm, phương án phát hành khá chi tiết cũng đã được đặt ra với điểm hẹn vào cuối năm 2011 hoặc đầu 2012. Hiện các thông tin liên quan về các đối tác đàm phán chưa được công bố cụ thể, nhưng Vietcombank cho biết tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài phải là các ngân hàng, định chế tài chính, tổ chức đầu tư quốc tế, tổ chức tài chính đa phương có uy tín, có mong muốn mở rộng hoạt động tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đối tác đó cũng phải có năng lực, kỹ năng tốt, phù hợp với Vietcombank về chiến lược và văn hóa; có thế mạnh về những lĩnh vực mà Vietcombank đang cần phát triển; có quy mô và năng lực tài chính tầm cỡ quốc tế hoặc khu vực; đảm bảo không có xung đột lợi ích với chiến lược phát triển của Vietcombank; đã có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực.
Ngày 13/4, Vietcombank có tờ trình đại hội đồng cổ đông về phương án tăng vốn điều lệ năm 2011. Điểm đáng chú ý trong tờ trình này là có cả phương án phát hành cho (các) cổ đông chiến lược nước ngoài - một trong những nội dung của kế hoạch cổ phần hóa mà ngân hàng này chưa thể thực hiện trong hơn ba năm qua.
Cụ thể, Vietcombank trình phương án tăng vốn điều lệ năm 2011 với mức tăng 40%, từ 17.587,5 tỷ đồng hiện nay lên 24.622,5 tỷ đồng, tăng 7.035 tỷ đồng.
Trong đó, dự kiến quý 2/2011, Vietcombank sẽ phát hành thêm hơn 211 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu để trả cổ tức năm 2010. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm phát hành sẽ được chia cổ tức là 12 cổ phiếu.
Đáng chú ý là trong kế hoạch trên có phương án phát hành riêng lẻ cho các cổ đông chiến lược nước ngoài với tổng số cổ phiếu dự kiến phát hành thêm tối đa là 492,45 triệu cổ phiếu, ứng với tỷ lệ sở hữu khoảng 20%. Thời điểm phát hành dự kiến là cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012, tùy thuộc vào kết quả đàm phán với các đối tác và sự phê duyệt của các cơ quan chức năng.
Giá phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài sẽ do hai bên thỏa thuận trên cơ sở tư vấn của tư vấn tài chính quốc tế, trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo lợi ích tổng thể của ngân hàng và các cổ đông.
Dự kiến, sau khi thực hiện phương án tăng vốn điều lệ nói trên, tổng tài sản, dư nợ cho vay, huy động vốn từ nền kinh tế năm 2011 của Vietcombank sẽ tăng trưởng tương ứng là 15%, 20% và 20%; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt khoảng 5.650 tỷ đồng; hệ số an toàn vốn đạt trên 10%; hiệu suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROAE) là 16%.
Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước sau khi tăng vốn sẽ là 72,58%; tỷ lệ sở hữu của các cổ đông là thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc sau đợt phát hành giảm 20%, tương ứng với tỷ lệ phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược.
Như vậy, sau khi tiến hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối năm 2007, đến nay Vietcombank vẫn chưa thể có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Đây được xem là một điểm chính khiến kế hoạch cổ phần hóa ngân hàng này chưa thể thành công trọn vẹn với tính chất thí điểm cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh.
Tuy nhiên, sau hơn ba năm, phương án phát hành khá chi tiết cũng đã được đặt ra với điểm hẹn vào cuối năm 2011 hoặc đầu 2012. Hiện các thông tin liên quan về các đối tác đàm phán chưa được công bố cụ thể, nhưng Vietcombank cho biết tiêu chí lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài phải là các ngân hàng, định chế tài chính, tổ chức đầu tư quốc tế, tổ chức tài chính đa phương có uy tín, có mong muốn mở rộng hoạt động tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đối tác đó cũng phải có năng lực, kỹ năng tốt, phù hợp với Vietcombank về chiến lược và văn hóa; có thế mạnh về những lĩnh vực mà Vietcombank đang cần phát triển; có quy mô và năng lực tài chính tầm cỡ quốc tế hoặc khu vực; đảm bảo không có xung đột lợi ích với chiến lược phát triển của Vietcombank; đã có kinh nghiệm đầu tư thành công tại khu vực.