Vietcombank tăng vốn: Giả thiết và những hệ quả
“Định hướng” tăng vốn của Vietcombank nếu được triển khai sẽ tạo một tiền lệ với những hệ quả cần xét đến
Những ngày gần đây, thị trường dồn sự chú ý đến những thông tin gợi mở về kế hoạch tăng vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), sau đại hội cổ đông thường niên lần 2.
Nếu những thông tin đó trở thành hiện thực trong thời gian tới, một tiền lệ sẽ được tạo ra, trong đó có những vấn đề nổi cộm liên quan đến quyền lợi và tài sản của nhà nước, sự công bằng giữa các nhà đầu tư và khả năng sẽ có những bước chân khác đi theo con đường đó.
Loại cổ đông lớn khỏi “cuộc chơi”?
Tại đại hội cổ đông cuối tháng 4 vừa qua, Hội đồng Quản trị Vietcombank có tờ trình về việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Theo tờ trình này, mức vốn điều lệ dự kiến phát hành thêm là hơn 1.122 tỷ đồng (tương ứng 9,28% vốn điều lệ hiện có); vốn điều lệ sau khi phát hành thêm dự kiến là hơn 13.223 tỷ đồng.
Nguồn vốn tăng thêm nói trên “được sử dụng để mở rộng kinh doanh, đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác trong năm 2009 (Shinhanvina Bank, VCBS, VCBF, VCLI, MB, GDB…)”, cũng như nhằm đáp ứng một số yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn, theo định hướng đề ra trong phương án cổ phần hóa trước đó…
Là bình thường khi đó là kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn như nhiều doanh nghiệp khác vẫn làm nhằm tăng cường năng lực tài chính. Nhưng điểm tạo nên dư luận là có thông tin “định hướng” việc phát hành của Vietcombank chỉ dành riêng cho cổ đông nhỏ.
Hiện phương án cụ thể vẫn đang được xây dựng và phải trình các cơ quan có thẩm quyền để thông qua, nhưng theo một số nguồn tin chính thống dẫn lời lãnh đạo cấp cao của Vietcombank, đợt phát hành này họ mong muốn Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC - đại diện phần vốn nhà nước tại Vietcombank) sẽ không tham gia.
Điểm đáng chú ý là phần vốn phát hành thêm dự kiến tương ứng 9,28% vốn điều lệ hiện có, cũng khớp với tỷ lệ sở hữu của các cổ đông còn lại (chủ yếu là cổ đông nhỏ) sau khi “loại” SCIC (hiện sở hữu 90,72%).
Cũng theo những nguồn tin trên, quyền mua dành cho cổ đông thuộc diện của đợt phát hành dự kiến, như định hướng mà lãnh đạo cao cấp Vietcombank tiết lộ, là theo tỷ lệ 1:1 (mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu) với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, một kế hoạch khác cũng đã được đề cập tới là chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1.
Hệ quả nảy sinh
Hệ quả đầu tiên xuất phát từ “định hướng” tăng vốn mà không có sự tham gia của SCIC. Từ đây, lợi ích và quyền lợi của Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng nếu phương án đó được thông qua và thực hiện.
Sau khi phát hành, số cổ phiếu tăng thêm 9,28%%, thu nhập trên cổ phiếu sẽ giảm 9,28%; giá cổ phiếu của Vietcombank từ khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu (theo mức giao dịch thành công gần đây tại một số công ty chứng khoán) sẽ giảm xuống còn khoảng 27.000 đồng. Nhà nước sẽ mất khoảng giá trị bị pha loãng đó. Và nếu việc chia thưởng với tỷ lệ 1:1 cũng được thực hiện theo hướng đó, qua hai lần phát hành, Nhà nước có thể mất khoảng 18% giá trị bị pha loãng, giá cổ phiếu có thể điều chỉnh xuống khoảng 25.000 đồng.
Đáng chú ý là với những giả thiết trên, sau khi thực hiện, tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại ngân hàng này từ hơn 90% sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 75%. Điều này có dễ chấp nhận?
Ở một hệ quả khác, nếu thực hiện hai lần phát hành theo giả thiết trên, giá đấu thành công bình quân cổ phiếu Vietcombank trước đó ở mức hơn 107.000 đồng sẽ được kéo xuống chỉ còn khoảng 30.000 đồng. Theo đó, giá vốn của nhà đầu tư sẽ gần bằng giá thị trường (sau khi đã điều chỉnh độ pha loãng). Và “ngẫu nhiên” họ không còn lỗ tới khoảng 70% như thực tế hiện nay. Đó là chưa xét đến trường hợp cán bộ nhân viên được mua ưu đãi 60% giá đấu thành công bình quân.
Đó là những lợi ích lớn cho các cổ đông hiện hữu, ngoại trừ SCIC. Nhưng với những nhà đầu tư đã tham gia mua trái phiếu chuyển đổi, tham gia đấu giá và trúng thầu trước đó đã chấp nhận cắt lỗ thì phải chấp nhận sự “đã rồi”.
Với những nhà đầu tư mới, vừa mua với giá khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu (mức thực tế giao dịch gần đây), có thể sẽ thu được một khoản lãi lớn. Khi phát hành ưu đãi 1:1 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, giá vốn của họ sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 20.000 đồng/cổ phiếu. Khi phát hành thưởng 1:1, giá vốn chỉ còn khoảng 10.000 đồng. Như vậy, sau khi mua với giá khoảng 30.000 đồng, nộp thêm 10.000 đồng họ được tổng 4 cổ phiếu sau hai lần phát hành. Và dù bị pha loãng khoảng 18%, họ vẫn có thể thu lãi khoảng 150% trong thời gian ngắn.
Tất nhiên, những tính toán trên chỉ mang tính tương đối, theo giả thiết gợi mở thông tin từ lãnh đạo cao cấp của Vietcombank mà một số tờ báo đề cập, nhưng cũng là một tham khảo cho thấy có thể dẫn đến bất cập trong lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư. Và nếu phương án tăng vốn được thực hiện theo cách thức đó, sẽ có những nhà đầu tư đã “trót” cắt lỗ “bỗng nhiên” tiếc nuỗi, những cổ đông hiện hữu “bỗng nhiên” bớt lỗ, nhà đầu mới “bỗng nhiên” lãi lớn.
Và nếu triển khai phương án trên, Vietcombank sẽ tạo ra một tiền lệ. Tiếp bước ngân hàng này, không loại trừ khả năng những doanh nghiệp lớn vừa cổ phần hóa như Habeco, Sabeco (với tỷ lệ nắm giữ của nhà nước vẫn trên 80% đến gần 90%)… cũng sẽ xin được làm theo; khi đó những bất cập ở giả thiết trên sẽ không chỉ có ở một trường hợp cá biệt.
Ở một chuyển động khác, nếu những giả thiết trên diễn ra trên thực tế, Vietcombank cũng có thể có được những mức giá thuận lợi hơn để đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài, một khó khăn chưa thể giải quyết kế từ sau cổ phần hóa.
Tất nhiên, thị trường vẫn còn chờ đợi phương án cụ thể được hoàn thiện và chính thức có sự xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu những thông tin đó trở thành hiện thực trong thời gian tới, một tiền lệ sẽ được tạo ra, trong đó có những vấn đề nổi cộm liên quan đến quyền lợi và tài sản của nhà nước, sự công bằng giữa các nhà đầu tư và khả năng sẽ có những bước chân khác đi theo con đường đó.
Loại cổ đông lớn khỏi “cuộc chơi”?
Tại đại hội cổ đông cuối tháng 4 vừa qua, Hội đồng Quản trị Vietcombank có tờ trình về việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Theo tờ trình này, mức vốn điều lệ dự kiến phát hành thêm là hơn 1.122 tỷ đồng (tương ứng 9,28% vốn điều lệ hiện có); vốn điều lệ sau khi phát hành thêm dự kiến là hơn 13.223 tỷ đồng.
Nguồn vốn tăng thêm nói trên “được sử dụng để mở rộng kinh doanh, đầu tư vốn cho các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và góp vốn vào một số doanh nghiệp khác trong năm 2009 (Shinhanvina Bank, VCBS, VCBF, VCLI, MB, GDB…)”, cũng như nhằm đáp ứng một số yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn, theo định hướng đề ra trong phương án cổ phần hóa trước đó…
Là bình thường khi đó là kế hoạch phát hành thêm để tăng vốn như nhiều doanh nghiệp khác vẫn làm nhằm tăng cường năng lực tài chính. Nhưng điểm tạo nên dư luận là có thông tin “định hướng” việc phát hành của Vietcombank chỉ dành riêng cho cổ đông nhỏ.
Hiện phương án cụ thể vẫn đang được xây dựng và phải trình các cơ quan có thẩm quyền để thông qua, nhưng theo một số nguồn tin chính thống dẫn lời lãnh đạo cấp cao của Vietcombank, đợt phát hành này họ mong muốn Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC - đại diện phần vốn nhà nước tại Vietcombank) sẽ không tham gia.
Điểm đáng chú ý là phần vốn phát hành thêm dự kiến tương ứng 9,28% vốn điều lệ hiện có, cũng khớp với tỷ lệ sở hữu của các cổ đông còn lại (chủ yếu là cổ đông nhỏ) sau khi “loại” SCIC (hiện sở hữu 90,72%).
Cũng theo những nguồn tin trên, quyền mua dành cho cổ đông thuộc diện của đợt phát hành dự kiến, như định hướng mà lãnh đạo cao cấp Vietcombank tiết lộ, là theo tỷ lệ 1:1 (mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu) với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra, một kế hoạch khác cũng đã được đề cập tới là chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1.
Hệ quả nảy sinh
Hệ quả đầu tiên xuất phát từ “định hướng” tăng vốn mà không có sự tham gia của SCIC. Từ đây, lợi ích và quyền lợi của Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng nếu phương án đó được thông qua và thực hiện.
Sau khi phát hành, số cổ phiếu tăng thêm 9,28%%, thu nhập trên cổ phiếu sẽ giảm 9,28%; giá cổ phiếu của Vietcombank từ khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu (theo mức giao dịch thành công gần đây tại một số công ty chứng khoán) sẽ giảm xuống còn khoảng 27.000 đồng. Nhà nước sẽ mất khoảng giá trị bị pha loãng đó. Và nếu việc chia thưởng với tỷ lệ 1:1 cũng được thực hiện theo hướng đó, qua hai lần phát hành, Nhà nước có thể mất khoảng 18% giá trị bị pha loãng, giá cổ phiếu có thể điều chỉnh xuống khoảng 25.000 đồng.
Đáng chú ý là với những giả thiết trên, sau khi thực hiện, tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại ngân hàng này từ hơn 90% sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 75%. Điều này có dễ chấp nhận?
Ở một hệ quả khác, nếu thực hiện hai lần phát hành theo giả thiết trên, giá đấu thành công bình quân cổ phiếu Vietcombank trước đó ở mức hơn 107.000 đồng sẽ được kéo xuống chỉ còn khoảng 30.000 đồng. Theo đó, giá vốn của nhà đầu tư sẽ gần bằng giá thị trường (sau khi đã điều chỉnh độ pha loãng). Và “ngẫu nhiên” họ không còn lỗ tới khoảng 70% như thực tế hiện nay. Đó là chưa xét đến trường hợp cán bộ nhân viên được mua ưu đãi 60% giá đấu thành công bình quân.
Đó là những lợi ích lớn cho các cổ đông hiện hữu, ngoại trừ SCIC. Nhưng với những nhà đầu tư đã tham gia mua trái phiếu chuyển đổi, tham gia đấu giá và trúng thầu trước đó đã chấp nhận cắt lỗ thì phải chấp nhận sự “đã rồi”.
Với những nhà đầu tư mới, vừa mua với giá khoảng 30.000 đồng/cổ phiếu (mức thực tế giao dịch gần đây), có thể sẽ thu được một khoản lãi lớn. Khi phát hành ưu đãi 1:1 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, giá vốn của họ sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 20.000 đồng/cổ phiếu. Khi phát hành thưởng 1:1, giá vốn chỉ còn khoảng 10.000 đồng. Như vậy, sau khi mua với giá khoảng 30.000 đồng, nộp thêm 10.000 đồng họ được tổng 4 cổ phiếu sau hai lần phát hành. Và dù bị pha loãng khoảng 18%, họ vẫn có thể thu lãi khoảng 150% trong thời gian ngắn.
Tất nhiên, những tính toán trên chỉ mang tính tương đối, theo giả thiết gợi mở thông tin từ lãnh đạo cao cấp của Vietcombank mà một số tờ báo đề cập, nhưng cũng là một tham khảo cho thấy có thể dẫn đến bất cập trong lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư. Và nếu phương án tăng vốn được thực hiện theo cách thức đó, sẽ có những nhà đầu tư đã “trót” cắt lỗ “bỗng nhiên” tiếc nuỗi, những cổ đông hiện hữu “bỗng nhiên” bớt lỗ, nhà đầu mới “bỗng nhiên” lãi lớn.
Và nếu triển khai phương án trên, Vietcombank sẽ tạo ra một tiền lệ. Tiếp bước ngân hàng này, không loại trừ khả năng những doanh nghiệp lớn vừa cổ phần hóa như Habeco, Sabeco (với tỷ lệ nắm giữ của nhà nước vẫn trên 80% đến gần 90%)… cũng sẽ xin được làm theo; khi đó những bất cập ở giả thiết trên sẽ không chỉ có ở một trường hợp cá biệt.
Ở một chuyển động khác, nếu những giả thiết trên diễn ra trên thực tế, Vietcombank cũng có thể có được những mức giá thuận lợi hơn để đàm phán với các đối tác chiến lược nước ngoài, một khó khăn chưa thể giải quyết kế từ sau cổ phần hóa.
Tất nhiên, thị trường vẫn còn chờ đợi phương án cụ thể được hoàn thiện và chính thức có sự xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền.