Vietinbank dự kiến IPO 25% cổ phần
TS. Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank nói về kế hoạch IPO của ngân hàng này
TS. Phạm Huy Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietinbank nói về kế hoạch IPO của ngân hàng này.
Kế hoạch cổ phần hoá đang được Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chuẩn bị thế nào, thưa ông?
Lành mạnh hóa tài chính là vấn đề đầu tiên Vietinbank quan tâm và triển khai từ lâu. Từ 2002 đến nay, trong định hướng chiến lược của mình, chúng tôi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại toàn bộ hoạt động tài chính, trong đó chú trọng xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã hoàn tất giai đoạn 1, với 12 module, cho phép kết nối để thanh toán trực tiếp giữa 137 chi nhánh, 145 phòng giao dịch và gần 450 điểm giao dịch trong hệ thống với trụ sở chính, cũng như giữa ngân hàng với khách hàng, đảm bảo việc thực hiện thanh toán được nhanh chóng, thuận lợi.
Đồng thời, Vietinbank đẩy mạnh việc quản lý tập trung cơ sở dữ liệu, cũng như bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện giao dịch. Việc phát triển và mở rộng mạng lưới cũng được Vietinbank chú trọng.
Cụ thể hơn về lộ trình triển khai cổ phần hoá?
Với tinh thần khẩn trương để đạt hiệu quả cao, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Vietinbank đã hoàn thành xây dựng lộ trình tổng thể về cổ phần hóa và được Chính phủ chấp thuận cấp bổ sung vốn điều lệ gần 4.000 tỷ đồng.
Ngân hàng đã mời Công ty Kiểm toán Earns & Young thực hiện đúng qui trình kiểm toán tài chính theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; đấu thầu quốc tế và lựa chọn JP Morgan làm tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa để trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, Vietinbank còn xúc tiến các thủ tục cần thiết cổ phần hóa các công ty con hạch toán độc lập; kết hợp với các đối tác chiến lược thành lập thêm một số công ty mới hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng dưới hình thức công ty cổ phần hoặc liên doanh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững hệ thống Vietinbank sau cổ phần hóa.
Dự kiến, Vietinbank sẽ trình Chính phủ bán khoảng 25% cổ phần cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong đợt IPO.
Như vậy, sau khi IPO, tổng tài sản Vietinbank đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, trong đó vốn của Nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2010, có thể Vietinbank sẽ bán tiếp 24% cổ phần ra công chúng. Lúc đó cơ cấu vốn Nhà nước sẽ là 51%.
Nhân đây ông có thể cho biết những kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong năm 2007?
Năm 2007 được coi là một năm kinh doanh tương đối tốt của Vietinbank: qui mô tài sản tăng trên 24%, chiếm 10% tổng tài sản toàn ngành; tổng nguồn vốn tăng 18,4%, tổng cho vay và đầu tư tăng 22,6%; có nhiều dự án trọng điểm như thủy điện, dầu khí, khai thác khoáng sản... đã được Vietinbank tài trợ; chất lượng tín dụng đầu tư ngày càng được cải thiện; tài chính được lành mạnh hóa.
Lợi nhuận trước thuế đạt 1.450 tỷ đồng/ 790 tỷ đồng kế hoạch, tăng 83,5% so với năm 2006; trích dự phòng rủi ro 2.428 tỷ đồng/ 2.100 tỷ đồng kế hoạch, sau khi xử lý rủi ro, nguồn dự phòng còn kết dư 1.800 tỷ đồng; riêng thu từ dịch vụ đạt 421 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2006; thu nợ ngoại bảng đạt 1.488 tỷ đồng.
Kế hoạch cổ phần hoá đang được Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) chuẩn bị thế nào, thưa ông?
Lành mạnh hóa tài chính là vấn đề đầu tiên Vietinbank quan tâm và triển khai từ lâu. Từ 2002 đến nay, trong định hướng chiến lược của mình, chúng tôi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại toàn bộ hoạt động tài chính, trong đó chú trọng xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã hoàn tất giai đoạn 1, với 12 module, cho phép kết nối để thanh toán trực tiếp giữa 137 chi nhánh, 145 phòng giao dịch và gần 450 điểm giao dịch trong hệ thống với trụ sở chính, cũng như giữa ngân hàng với khách hàng, đảm bảo việc thực hiện thanh toán được nhanh chóng, thuận lợi.
Đồng thời, Vietinbank đẩy mạnh việc quản lý tập trung cơ sở dữ liệu, cũng như bảo mật thông tin trong quá trình thực hiện giao dịch. Việc phát triển và mở rộng mạng lưới cũng được Vietinbank chú trọng.
Cụ thể hơn về lộ trình triển khai cổ phần hoá?
Với tinh thần khẩn trương để đạt hiệu quả cao, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Vietinbank đã hoàn thành xây dựng lộ trình tổng thể về cổ phần hóa và được Chính phủ chấp thuận cấp bổ sung vốn điều lệ gần 4.000 tỷ đồng.
Ngân hàng đã mời Công ty Kiểm toán Earns & Young thực hiện đúng qui trình kiểm toán tài chính theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; đấu thầu quốc tế và lựa chọn JP Morgan làm tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa để trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ phê duyệt.
Đồng thời, Vietinbank còn xúc tiến các thủ tục cần thiết cổ phần hóa các công ty con hạch toán độc lập; kết hợp với các đối tác chiến lược thành lập thêm một số công ty mới hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng dưới hình thức công ty cổ phần hoặc liên doanh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững hệ thống Vietinbank sau cổ phần hóa.
Dự kiến, Vietinbank sẽ trình Chính phủ bán khoảng 25% cổ phần cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong đợt IPO.
Như vậy, sau khi IPO, tổng tài sản Vietinbank đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, trong đó vốn của Nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2010, có thể Vietinbank sẽ bán tiếp 24% cổ phần ra công chúng. Lúc đó cơ cấu vốn Nhà nước sẽ là 51%.
Nhân đây ông có thể cho biết những kết quả nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Vietinbank trong năm 2007?
Năm 2007 được coi là một năm kinh doanh tương đối tốt của Vietinbank: qui mô tài sản tăng trên 24%, chiếm 10% tổng tài sản toàn ngành; tổng nguồn vốn tăng 18,4%, tổng cho vay và đầu tư tăng 22,6%; có nhiều dự án trọng điểm như thủy điện, dầu khí, khai thác khoáng sản... đã được Vietinbank tài trợ; chất lượng tín dụng đầu tư ngày càng được cải thiện; tài chính được lành mạnh hóa.
Lợi nhuận trước thuế đạt 1.450 tỷ đồng/ 790 tỷ đồng kế hoạch, tăng 83,5% so với năm 2006; trích dự phòng rủi ro 2.428 tỷ đồng/ 2.100 tỷ đồng kế hoạch, sau khi xử lý rủi ro, nguồn dự phòng còn kết dư 1.800 tỷ đồng; riêng thu từ dịch vụ đạt 421 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2006; thu nợ ngoại bảng đạt 1.488 tỷ đồng.