Vietjet muốn thành “Emirates châu Á”
Theo một dự báo, Vietjet có thể vươn lên trở thành hãng bay lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air) có thể sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sớm nhất là vào quý 2 năm nay, đang lên kế hoạch phát triển các tuyến bay quốc tế, và đặt mục tiêu trở thành một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại châu Á.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, Giám đốc điều hành (CEO) Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, cho biết thời điểm IPO chính xác của hãng này sẽ tùy thuộc vào diễn biến thị trường trong và ngoài nước.
Công ty cũng chưa có quyết định cuối cùng về mức vốn dự định huy động, nhưng có thể chào bán 30% cổ phần - mức trần sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài, bà Thảo cho hay.
“Chúng tôi muốn đưa Vietjet thành một hãng hàng không toàn cầu. Chúng tôi nhìn vào Emirates, hãng bay đến từ một quốc gia với dân số ít và đã trở thành một hãng bay toàn cầu. Chúng tôi muốn đưa VietJet trở thành Emirates của châu Á”, vị CEO nói.
Có trụ sở tại Dubai, Emirates hiện là hãng bay đường dài lớn nhất thế giới, với 150 điểm đến. Tháng trước, hãng này tuyên bố kế hoạch mua thêm 37 máy bay mới, trị giá khoảng 14,5 tỷ USD.
Năm 2015, Vietjet chở 9,3 triệu lượt hành khách, tăng 66% so với năm 2014. Doanh thu của hãng trong năm 2015 tăng 205%, đạt mức 10,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 488 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng lên mức khoảng 1 nghìn tỷ đồng, công ty cho biết.
Năm nay, Viejet dự kiến tăng doanh thu gấp đôi và nâng công suất phục vụ lên 15 triệu lượt hành khách.
Theo dự báo của CAPA Centre for Aviation, Vietjet có thể vượt qua hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, để trở thành hãng bay lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016.
Ông Brendan Sobie, Giám đốc phân tích của CAPA Centre for Aviation, cho rằng Việt Nam là một thị trường lý tưởng cho các hãng bay giá rẻ. “Điều này khiến Vietjet trở thành một kịch bản hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Họ không có những rủi ro mà các hãng bay giá rẻ khác phải đối mặt về dư thừa công suất và cạnh tranh”, ông Sobie phát biểu.
Theo VietJet, thị trường bay giá rẻ ở Việt Nam tăng trưởng 20% mỗi năm trong vòng 3 năm trở lại đây. Trong tháng 2, Vietjet đã ký thỏa thuận 3,04 tỷ USD để mua động cơ Pratt & Whitney cho 63 chiếc Airbus A320neo và A321neo mà hãng ký hợp đồng mua vào năm ngoái.
Vietjet cũng có kế hoạch bổ sung mỗi năm vài chục máy bay vào đội bay gồm 42 phi cơ tính đến cuối năm 2015, bà Thảo cho biết. Hãng muốn sở hữu một đội bay gồm 100 máy bay vào năm 2020.
Ngoài ra, cũng theo bà Thảo, Vietjet có kế hoạch mở rộng các tuyến bay quốc tế của hãng tới các thành phố ở Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc và Nhật Bản trong năm nay.
Tuy nhiên, theo ông Brendan Sobie, việc Vietjet mở rộng hoạt động từ lĩnh vực chính là bay giá rẻ sang các tuyến bay quốc tế đường dài sẽ đòi hỏi nhiều vốn đầu tư vào máy bay lớn hơn và phát triển một thương hiệu quốc tế. “Đây là một thị trường rủi ro hơn và khó tham gia vào hơn”, Sobie nói.
Bloomberg cho biết, vụ IPO của VietJet được lên kế hoạch trong bối cảnh Bloomberg Asia Pacific Airlines Index, một chỉ số đo lường biến động giá cổ phiếu của các hãng hàng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giảm 14% từ đầu năm đến nay, đảo ngược mức tăng 19% trong năm 2015. Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi tăng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, đã giảm 2,2% từ đầu năm 2016.
Tuy nhiên, nhiều quỹ đầu tư thị trường chứng khoán sơ khai (frontier market) từ Thụy Điển tới Hồng Kông vẫn đang hào hứng với chứng khoán Việt Nam, do cổ phiếu ở đây được định giá rẻ và tốc độ tăng trưởng tích cực của nền kinh tế.
Một số quỹ như Coeli Asset Management và Asia Frontier Capital cho biết có kế hoạch mua cổ phiếu Việt Nam trong năm nay trong bối cảnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cao kỷ lục và các thỏa thuận thương mại tự do giúp Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Chúng tôi đã sẵn sàng tiến lên nấc thang cao hơn”, bà Thảo, người sáng lập VietJet vào năm 2007, nói. “Chúng tôi sẵn sàng đón nhận cơ hội mà tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước mang lại”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, Giám đốc điều hành (CEO) Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo, cho biết thời điểm IPO chính xác của hãng này sẽ tùy thuộc vào diễn biến thị trường trong và ngoài nước.
Công ty cũng chưa có quyết định cuối cùng về mức vốn dự định huy động, nhưng có thể chào bán 30% cổ phần - mức trần sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài, bà Thảo cho hay.
“Chúng tôi muốn đưa Vietjet thành một hãng hàng không toàn cầu. Chúng tôi nhìn vào Emirates, hãng bay đến từ một quốc gia với dân số ít và đã trở thành một hãng bay toàn cầu. Chúng tôi muốn đưa VietJet trở thành Emirates của châu Á”, vị CEO nói.
Có trụ sở tại Dubai, Emirates hiện là hãng bay đường dài lớn nhất thế giới, với 150 điểm đến. Tháng trước, hãng này tuyên bố kế hoạch mua thêm 37 máy bay mới, trị giá khoảng 14,5 tỷ USD.
Năm 2015, Vietjet chở 9,3 triệu lượt hành khách, tăng 66% so với năm 2014. Doanh thu của hãng trong năm 2015 tăng 205%, đạt mức 10,9 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 488 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng lên mức khoảng 1 nghìn tỷ đồng, công ty cho biết.
Năm nay, Viejet dự kiến tăng doanh thu gấp đôi và nâng công suất phục vụ lên 15 triệu lượt hành khách.
Theo dự báo của CAPA Centre for Aviation, Vietjet có thể vượt qua hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, để trở thành hãng bay lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016.
Ông Brendan Sobie, Giám đốc phân tích của CAPA Centre for Aviation, cho rằng Việt Nam là một thị trường lý tưởng cho các hãng bay giá rẻ. “Điều này khiến Vietjet trở thành một kịch bản hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Họ không có những rủi ro mà các hãng bay giá rẻ khác phải đối mặt về dư thừa công suất và cạnh tranh”, ông Sobie phát biểu.
Theo VietJet, thị trường bay giá rẻ ở Việt Nam tăng trưởng 20% mỗi năm trong vòng 3 năm trở lại đây. Trong tháng 2, Vietjet đã ký thỏa thuận 3,04 tỷ USD để mua động cơ Pratt & Whitney cho 63 chiếc Airbus A320neo và A321neo mà hãng ký hợp đồng mua vào năm ngoái.
Vietjet cũng có kế hoạch bổ sung mỗi năm vài chục máy bay vào đội bay gồm 42 phi cơ tính đến cuối năm 2015, bà Thảo cho biết. Hãng muốn sở hữu một đội bay gồm 100 máy bay vào năm 2020.
Ngoài ra, cũng theo bà Thảo, Vietjet có kế hoạch mở rộng các tuyến bay quốc tế của hãng tới các thành phố ở Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc và Nhật Bản trong năm nay.
Tuy nhiên, theo ông Brendan Sobie, việc Vietjet mở rộng hoạt động từ lĩnh vực chính là bay giá rẻ sang các tuyến bay quốc tế đường dài sẽ đòi hỏi nhiều vốn đầu tư vào máy bay lớn hơn và phát triển một thương hiệu quốc tế. “Đây là một thị trường rủi ro hơn và khó tham gia vào hơn”, Sobie nói.
Bloomberg cho biết, vụ IPO của VietJet được lên kế hoạch trong bối cảnh Bloomberg Asia Pacific Airlines Index, một chỉ số đo lường biến động giá cổ phiếu của các hãng hàng không ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giảm 14% từ đầu năm đến nay, đảo ngược mức tăng 19% trong năm 2015. Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi tăng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, đã giảm 2,2% từ đầu năm 2016.
Tuy nhiên, nhiều quỹ đầu tư thị trường chứng khoán sơ khai (frontier market) từ Thụy Điển tới Hồng Kông vẫn đang hào hứng với chứng khoán Việt Nam, do cổ phiếu ở đây được định giá rẻ và tốc độ tăng trưởng tích cực của nền kinh tế.
Một số quỹ như Coeli Asset Management và Asia Frontier Capital cho biết có kế hoạch mua cổ phiếu Việt Nam trong năm nay trong bối cảnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cao kỷ lục và các thỏa thuận thương mại tự do giúp Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Chúng tôi đã sẵn sàng tiến lên nấc thang cao hơn”, bà Thảo, người sáng lập VietJet vào năm 2007, nói. “Chúng tôi sẵn sàng đón nhận cơ hội mà tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước mang lại”.