Viettel dồn dập đầu tư ra nước ngoài: Bước đi có suy tính?
Trong vài năm qua, cách làm ăn mạnh bạo của Viettel đã trở thành một hiện tượng
Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo ngày 12/1, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - ông Hoàng Anh Xuân - cho biết: "Trong năm 2010 Viettel sẽ mở rộng đầu tư sang châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh".
Thông tin này thực ra không còn mới vì trước khi đại diện Viettel chính thức xác nhận vấn đề này với báo chí Việt Nam thì các phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin.
Sẽ đầu tư hàng trăm triệu USD
Trong năm 2009 Viettel đã khai trương hai mạng di động tại Campuchia (mạng MetFone, tháng 2/2009) và Lào (mạng Unitel, tháng 10/2009). Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông nước ngoài nhiều lần đưa tin về hai thương vụ khác mà Viettel đang trong quá trình thương thảo.
Thương vụ thứ nhất Viettel mua lại 60% cổ phần của mạng di động Teletalk tại Bangladesh. Ban đầu, số tiền Viettel rót vào thương vụ này được cho là 250 triệu USD, nhưng gần đây con số này được nâng lên 300 triệu USD. Teletalk là mạng di động nhỏ nhất trong 6 mạng di động tại Bangladesh, có khoảng 1 triệu thuê bao trong tổng số khoảng 50 triệu thuê bao di động tại đất nước này.
Thương vụ thứ hai Viettel chi ra 59 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của Công ty Viễn thông Teleco tại Cộng hoà Haiti, đơn vị sở hữu mạng di động Teleco. Thương vụ này dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 4/2010. Nếu cả hai thương vụ suôn sẻ thì Viettel phải chi đến 359 triệu USD.
Ra biển lớn bằng “thuyền” di động?
Trong vài năm qua, cách làm ăn mạnh bạo của Viettel đã trở thành một hiện tượng, tạo ra thành công vượt bậc tại thị trường di động Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư làm ăn tại nước ngoài có nhiều khác biệt mà chưa thể lường trước các rủi ro, bất trắc.
Chuyên gia về viễn thông Hoàng Ngọc Diệp - nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Quanlcomm tại Việt Nam - băn khoăn: Viettel đầu tư sang Lào, Campuchia thì còn hiểu được vì là láng giềng hữu nghị và ít nhiều có liên quan về an ninh quốc phòng. Nhưng Bangladesh và Haiti lại khác, không chỉ cách xa Việt Nam, khác biệt hẳn về văn hoá, thị hiếu và đặc biệt là những quốc gia bất ổn bậc nhất thế giới.
Cũng có ý kiến cho rằng, Viettel chọn lĩnh vực di động để đầu tư ra nước ngoài là một bước đi có suy tính. Trên thực tế đến thời điểm này, thế mạnh nhất của Viettel chính là lĩnh vực di động. Viettel dùng thế mạnh này làm “con thuyền” ra biển lớn, bắt đầu từ các thị trường mới mẻ và còn kém phát triển, cơ may thành công sẽ lớn hơn.
Nhưng ông Diệp lại cho rằng, việc Viettel đầu tư dàn trải ra nhiều quốc gia sẽ làm phân tán nguồn lực và khả năng điều hành. Di động là lĩnh vực hái ra tiền nếu đầu tư thành công, ngược lại trên thực tế có không ít đại gia cũng bị lỗ xác xơ.
Theo ông Diệp, Viettel chọn mua các mạng nhỏ và yếu, có thể dễ được chính phủ nước sở tại chấp thuận, và cũng sẽ ít gặp cạnh tranh với các đại gia thế giới. Thế nhưng đầu tư như thế cũng dễ gặp rủi ro hơn. Song nếu thành công, thì mức độ lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn.
“Đây cũng là một cách đầu tư mang tính rủi ro khá phổ biến trên thế giới”, ông Diệp cho biết.
Thẩm Hồng Thụy (Lao Động)
Thông tin này thực ra không còn mới vì trước khi đại diện Viettel chính thức xác nhận vấn đề này với báo chí Việt Nam thì các phương tiện truyền thông nước ngoài đã đưa tin.
Sẽ đầu tư hàng trăm triệu USD
Trong năm 2009 Viettel đã khai trương hai mạng di động tại Campuchia (mạng MetFone, tháng 2/2009) và Lào (mạng Unitel, tháng 10/2009). Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông nước ngoài nhiều lần đưa tin về hai thương vụ khác mà Viettel đang trong quá trình thương thảo.
Thương vụ thứ nhất Viettel mua lại 60% cổ phần của mạng di động Teletalk tại Bangladesh. Ban đầu, số tiền Viettel rót vào thương vụ này được cho là 250 triệu USD, nhưng gần đây con số này được nâng lên 300 triệu USD. Teletalk là mạng di động nhỏ nhất trong 6 mạng di động tại Bangladesh, có khoảng 1 triệu thuê bao trong tổng số khoảng 50 triệu thuê bao di động tại đất nước này.
Thương vụ thứ hai Viettel chi ra 59 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của Công ty Viễn thông Teleco tại Cộng hoà Haiti, đơn vị sở hữu mạng di động Teleco. Thương vụ này dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 4/2010. Nếu cả hai thương vụ suôn sẻ thì Viettel phải chi đến 359 triệu USD.
Ra biển lớn bằng “thuyền” di động?
Trong vài năm qua, cách làm ăn mạnh bạo của Viettel đã trở thành một hiện tượng, tạo ra thành công vượt bậc tại thị trường di động Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư làm ăn tại nước ngoài có nhiều khác biệt mà chưa thể lường trước các rủi ro, bất trắc.
Chuyên gia về viễn thông Hoàng Ngọc Diệp - nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Quanlcomm tại Việt Nam - băn khoăn: Viettel đầu tư sang Lào, Campuchia thì còn hiểu được vì là láng giềng hữu nghị và ít nhiều có liên quan về an ninh quốc phòng. Nhưng Bangladesh và Haiti lại khác, không chỉ cách xa Việt Nam, khác biệt hẳn về văn hoá, thị hiếu và đặc biệt là những quốc gia bất ổn bậc nhất thế giới.
Cũng có ý kiến cho rằng, Viettel chọn lĩnh vực di động để đầu tư ra nước ngoài là một bước đi có suy tính. Trên thực tế đến thời điểm này, thế mạnh nhất của Viettel chính là lĩnh vực di động. Viettel dùng thế mạnh này làm “con thuyền” ra biển lớn, bắt đầu từ các thị trường mới mẻ và còn kém phát triển, cơ may thành công sẽ lớn hơn.
Nhưng ông Diệp lại cho rằng, việc Viettel đầu tư dàn trải ra nhiều quốc gia sẽ làm phân tán nguồn lực và khả năng điều hành. Di động là lĩnh vực hái ra tiền nếu đầu tư thành công, ngược lại trên thực tế có không ít đại gia cũng bị lỗ xác xơ.
Theo ông Diệp, Viettel chọn mua các mạng nhỏ và yếu, có thể dễ được chính phủ nước sở tại chấp thuận, và cũng sẽ ít gặp cạnh tranh với các đại gia thế giới. Thế nhưng đầu tư như thế cũng dễ gặp rủi ro hơn. Song nếu thành công, thì mức độ lợi nhuận cũng sẽ lớn hơn.
“Đây cũng là một cách đầu tư mang tính rủi ro khá phổ biến trên thế giới”, ông Diệp cho biết.
Thẩm Hồng Thụy (Lao Động)