VinaCapital sẽ “không đầu tư mới” vào bất động sản
VinaCapital sẽ không đầu tư mới vào bất động sản nhưng sẽ tiếp tục "cuộc chơi" ở thị trường tài chính
Những điểm chính trong chiến lược sắp tới của VinaCapital đã được lãnh đạo tập đoàn này tiết lộ với giới đầu tư tại hội nghị đầu tư VinaCapital, được tổ chức trong hai ngày 19-20/10 tại Hà Nội.
Theo đánh giá của VinaCapital, xét về tỉ lệ hệ số giá trên thu nhập (P/E), nhiều tài sản tại Việt Nam đang được định giá ở mức thấp hơn so với nhiều thị trường trong khu vực. P/E năm 2012 là 9,8 lần so với mức trung bình 13-14 lần tại nhiều thị trường. Nhiều tài sản tư nhân cũng trở nên hấp dẫn hơn vì có thể mua được ở mức giá “hời” 20-30%.
Trong bối cảnh đó, chiến lược của quỹ đại chúng VOF sẽ là giữ vững tỷ lệ lợi nhuận 25%/năm qua các khoản đầu tư trung hạn, dài hạn và thu lợi nhuận khi thích hợp.
VinaCapital cho biết, giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ VOF đã tăng trưởng 147,4% so với lúc thành lập và đây là quỹ bảo toàn NAV ở mức tốt nhất so với các quỹ tương tự trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Tính đến ngày 16/10, quỹ VOF đã thực hiện kế hoạch mua vào 32,8 triệu cổ phiếu quỹ, trị giá 51,1 triệu USD, nhằm góp phần giảm mức chiết khấu.
Cũng theo VinaCapital, trong thời gian tới, chiến lược đầu tư của VOF là tập trung vào những cổ phiếu có mức chiết khấu cao nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh, những tài sản bị định giá dưới giá trị thực và các cơ hội mua bán sáp nhập (M&A). Quỹ cũng sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội thoái vốn cho các tài sản khi đạt mức giá thị trường cao.
Đối với quỹ bất động sản VNL, hiện danh mục đầu tư của quỹ đã bao gồm 36 khoản đầu tư, bao gồm nhiều lĩnh vực như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, khu phức hợp, nhà ở và các khu đô thị. Chưa kể, quỹ cũng đã thoái vốn hoàn toàn tại 10 dự án và thoái vốn một phần tại một dự án khác.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, VinaCapital cho biết quỹ VNL sẽ không đầu tư thêm dự án mới mà sẽ hiện thực hóa vốn và thu hồi vốn, đồng thời cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận và hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Trong khi đó, đối với quỹ hạ tầng cơ sở VNI, đến thời điểm hiện nay, hơn 357,6 triệu USD đã được đầu tư vào các lĩnh vực chính, bao gồm cả các dự án mới, dự án đình trệ và các tài sản đang khai thác.
VinaCapital cho biết, quỹ VNI sẽ tiếp tục phát triển và tập trung đầu tư vào thị trường vốn với mục tiêu tăng NAV thêm 30%, đồng thời tiếp tục mua các cổ phiếu blue-chip, cổ phiếu có tỷ lệ P/E thấp,… trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Đối với viễn thông, VNI sẽ tiếp tục mua lại các trạm BTS. Trong năm 2012, quỹ đã đầu tư thêm 13 triệu USD để tăng cổ phần sở hữu tại Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng VNC-55, đơn vị chuyên doanh về các trạm thu phát sóng (BTS).
Tính đến nay, VNI đã sở hữu trên 2.000 trạm BTS trên khắp cả nước thông qua hoạt động đầu tư này và các khoản đầu tư trước đó tại các công ty khác như Global Infrastructure Investment Ltd. (GII), Mobile Infrastructure Development Company (MIDC), và Mobile Information Services (MIS).
Trong khi đó, quỹ cũng tiếp tục thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, mua và liên kết với các nhà máy thủy điện nhỏ.
Theo đánh giá của VinaCapital, xét về tỉ lệ hệ số giá trên thu nhập (P/E), nhiều tài sản tại Việt Nam đang được định giá ở mức thấp hơn so với nhiều thị trường trong khu vực. P/E năm 2012 là 9,8 lần so với mức trung bình 13-14 lần tại nhiều thị trường. Nhiều tài sản tư nhân cũng trở nên hấp dẫn hơn vì có thể mua được ở mức giá “hời” 20-30%.
Trong bối cảnh đó, chiến lược của quỹ đại chúng VOF sẽ là giữ vững tỷ lệ lợi nhuận 25%/năm qua các khoản đầu tư trung hạn, dài hạn và thu lợi nhuận khi thích hợp.
VinaCapital cho biết, giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ VOF đã tăng trưởng 147,4% so với lúc thành lập và đây là quỹ bảo toàn NAV ở mức tốt nhất so với các quỹ tương tự trong giai đoạn kinh tế khó khăn.
Tính đến ngày 16/10, quỹ VOF đã thực hiện kế hoạch mua vào 32,8 triệu cổ phiếu quỹ, trị giá 51,1 triệu USD, nhằm góp phần giảm mức chiết khấu.
Cũng theo VinaCapital, trong thời gian tới, chiến lược đầu tư của VOF là tập trung vào những cổ phiếu có mức chiết khấu cao nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh, những tài sản bị định giá dưới giá trị thực và các cơ hội mua bán sáp nhập (M&A). Quỹ cũng sẽ chủ động tìm kiếm cơ hội thoái vốn cho các tài sản khi đạt mức giá thị trường cao.
Đối với quỹ bất động sản VNL, hiện danh mục đầu tư của quỹ đã bao gồm 36 khoản đầu tư, bao gồm nhiều lĩnh vực như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại, khu phức hợp, nhà ở và các khu đô thị. Chưa kể, quỹ cũng đã thoái vốn hoàn toàn tại 10 dự án và thoái vốn một phần tại một dự án khác.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, VinaCapital cho biết quỹ VNL sẽ không đầu tư thêm dự án mới mà sẽ hiện thực hóa vốn và thu hồi vốn, đồng thời cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận và hoàn vốn cho nhà đầu tư.
● VinaCapital hiện quản lý 3 quỹ đầu tư VOF, VNL, VNI quy mô và đồng quản lý quỹ DFJ VinaCapital L.P. ● Đến cuối tháng 9/2012, VOF có NAV đạt 725,3 triệu USD, quỹ VNL có quy mô 540,3 triệu USD, quỹ VNI có quy mô 203,6 triệu USD.
● VOF, VNL và VNI là quỹ đóng hiện đang niêm yết tại thị trường chứng khoán London. Nguồn: VinaCapital |
Trong khi đó, đối với quỹ hạ tầng cơ sở VNI, đến thời điểm hiện nay, hơn 357,6 triệu USD đã được đầu tư vào các lĩnh vực chính, bao gồm cả các dự án mới, dự án đình trệ và các tài sản đang khai thác.
VinaCapital cho biết, quỹ VNI sẽ tiếp tục phát triển và tập trung đầu tư vào thị trường vốn với mục tiêu tăng NAV thêm 30%, đồng thời tiếp tục mua các cổ phiếu blue-chip, cổ phiếu có tỷ lệ P/E thấp,… trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Đối với viễn thông, VNI sẽ tiếp tục mua lại các trạm BTS. Trong năm 2012, quỹ đã đầu tư thêm 13 triệu USD để tăng cổ phần sở hữu tại Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng VNC-55, đơn vị chuyên doanh về các trạm thu phát sóng (BTS).
Tính đến nay, VNI đã sở hữu trên 2.000 trạm BTS trên khắp cả nước thông qua hoạt động đầu tư này và các khoản đầu tư trước đó tại các công ty khác như Global Infrastructure Investment Ltd. (GII), Mobile Infrastructure Development Company (MIDC), và Mobile Information Services (MIS).
Trong khi đó, quỹ cũng tiếp tục thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, mua và liên kết với các nhà máy thủy điện nhỏ.