VNPT chuẩn bị lập ngân hàng
VNPT được giao xây dựng đề án thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện
Hôm qua, Chính phủ đã chấp thuận đề nghị của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) về việc xin chủ trương thành lập ngân hàng thương mại cổ phần.
Theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, VNPT được giao xây dựng đề án thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Phó thủ tướng yêu cầu đề án cần đề xuất được việc kế thừa các quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện và xác định giá trị của công ty để tham gia góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật; tuân thủ đúng các quy định về tiêu chí, điều kiện thành lập mới ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ Tài chính, Bưu chính Viễn thông thẩm định đề án nêu trên.
Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện hoạt động từ tháng 5/1999, với chức năng ban đầu là huy động vốn từ dân cư và chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để đầu tư cho các công trình trọng điểm của quốc gia. Đến tháng 6/2003, công ty bước đầu thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản tiết kiệm cá nhân. Sau đó, công ty được phép cung ứng một số phương tiện thanh toán như séc rút tiền mặt, thẻ ATM, mở tài khoản, làm đại lý, nhận ủy thác phát hành trái phiếu..., bên cạnh mảng dịch vụ tiết kiệm bưu điện truyền thống.
Hôm 7/6, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, mở đường cho việc xuất hiện thêm ngân hàng mới sau 10 năm không cấp phép cho bất cứ trường hợp nào. Hiện tại đã có trên dưới 25 hồ sơ gửi tới Ngân hàng Nhà nước, trong đó tất cả đều có quy mô vốn từ 1.000 tỷ đồng trở lên, đúng theo quy định của Chính phủ.
Theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, VNPT được giao xây dựng đề án thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
Phó thủ tướng yêu cầu đề án cần đề xuất được việc kế thừa các quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện và xác định giá trị của công ty để tham gia góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần theo quy định của pháp luật; tuân thủ đúng các quy định về tiêu chí, điều kiện thành lập mới ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ Tài chính, Bưu chính Viễn thông thẩm định đề án nêu trên.
Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện hoạt động từ tháng 5/1999, với chức năng ban đầu là huy động vốn từ dân cư và chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để đầu tư cho các công trình trọng điểm của quốc gia. Đến tháng 6/2003, công ty bước đầu thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản tiết kiệm cá nhân. Sau đó, công ty được phép cung ứng một số phương tiện thanh toán như séc rút tiền mặt, thẻ ATM, mở tài khoản, làm đại lý, nhận ủy thác phát hành trái phiếu..., bên cạnh mảng dịch vụ tiết kiệm bưu điện truyền thống.
Hôm 7/6, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, mở đường cho việc xuất hiện thêm ngân hàng mới sau 10 năm không cấp phép cho bất cứ trường hợp nào. Hiện tại đã có trên dưới 25 hồ sơ gửi tới Ngân hàng Nhà nước, trong đó tất cả đều có quy mô vốn từ 1.000 tỷ đồng trở lên, đúng theo quy định của Chính phủ.