VNPT muốn sáp nhập VinaPhone và MobiFone: Mất thế chân vạc?
Mong muốn sáp nhập VinaPhone và MobiFone đã chính thức được lãnh đạo VNPT xác nhận với báo giới
Mong muốn sáp nhập VinaPhone và MobiFone đã chính thức được lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) xác nhận với báo giới.
Theo ông Phan Hoàng Đức, Phó tổng giám đốc VNPT, trong đề án tái cấu trúc lần này, VNPT sẽ tiến hành sáp nhập hai mạng di động MobiFone và VinaPhone làm một và sẽ giữ lại hệ thống hạ tầng.
Đồng thời, sau khi sáp nhập, hai doanh nghiệp sẽ dùng chung hạ tầng, đầu số di động mà khách hàng đang sử dụng của VinaPhone và MobiFone vẫn được giữ nguyên.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phải do Chính phủ quyết định. Và “ẩn số” có sáp nhập hay không thì vẫn ở phía trước.
Đáng chú ý là trước đó, tại nhiều cuộc họp nội bộ về chuyên ngành viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, có nhiều lãnh đạo xem ra chưa đồng tình với chủ trương sáp nhập hai mạng di động của VNPT.
Theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, trong trường hợp VNPT cho sáp nhập thì trên thị trường chỉ còn hai mạng di động lớn của Viettel và VNPT. Như vậy sẽ không thể giữ được thị trường theo thế chân vạc với các mạng ngang tài ngang sức đi cùng thị phần tương đương nhau, và sẽ không duy trì được một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đặt câu hỏi, trong khi MobiFone phát triển mạnh như vậy còn VinaPhone thì kém hơn, nên khi sáp nhập lại thì có sợ VinaPhone “kéo” MobiFone xuống không? Và theo ông Son thậm chí VNPT phải tách MobiFone ra, còn VinaPhone phải củng cố để phát triển.
Theo giải thích của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, giá trị thương hiệu của hai nhà mạng này rất lớn, đặc biệt là MobiFone, lên tới hàng tỷ USD, nếu nhập vào sẽ mất đi một thương hiệu và sẽ mất rất nhiều tiền. “Theo tôi là không nên nhập vào để làm mất đi một thương hiệu, nhưng phải có cách nào đó để cả hai mạng này ngày càng phát triển hơn”, ông nói.
Cũng đã nhiều lần ông Phạm Hồng Hải khẳng định, để thị trường viễn thông phát triển bền vững, hiệu quả, phải có ít nhất 3 doanh nghiệp và có thị phần tương đồng thì mới tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Trước đó, tháng 4/2011, Chính phủ đã ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông, trong đó quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ.
Với nghị định này, VNPT buộc phải lựa chọn, hoặc là cổ phần hóa một trong hai mạng viễn thông và được giữ lại 20% vốn điều lệ, và hai là hợp nhất giữa VinaPhone và MobiFone thành một.
Theo ông Phan Hoàng Đức, Phó tổng giám đốc VNPT, trong đề án tái cấu trúc lần này, VNPT sẽ tiến hành sáp nhập hai mạng di động MobiFone và VinaPhone làm một và sẽ giữ lại hệ thống hạ tầng.
Đồng thời, sau khi sáp nhập, hai doanh nghiệp sẽ dùng chung hạ tầng, đầu số di động mà khách hàng đang sử dụng của VinaPhone và MobiFone vẫn được giữ nguyên.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phải do Chính phủ quyết định. Và “ẩn số” có sáp nhập hay không thì vẫn ở phía trước.
Đáng chú ý là trước đó, tại nhiều cuộc họp nội bộ về chuyên ngành viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, có nhiều lãnh đạo xem ra chưa đồng tình với chủ trương sáp nhập hai mạng di động của VNPT.
Theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, trong trường hợp VNPT cho sáp nhập thì trên thị trường chỉ còn hai mạng di động lớn của Viettel và VNPT. Như vậy sẽ không thể giữ được thị trường theo thế chân vạc với các mạng ngang tài ngang sức đi cùng thị phần tương đương nhau, và sẽ không duy trì được một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đặt câu hỏi, trong khi MobiFone phát triển mạnh như vậy còn VinaPhone thì kém hơn, nên khi sáp nhập lại thì có sợ VinaPhone “kéo” MobiFone xuống không? Và theo ông Son thậm chí VNPT phải tách MobiFone ra, còn VinaPhone phải củng cố để phát triển.
Theo giải thích của Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, giá trị thương hiệu của hai nhà mạng này rất lớn, đặc biệt là MobiFone, lên tới hàng tỷ USD, nếu nhập vào sẽ mất đi một thương hiệu và sẽ mất rất nhiều tiền. “Theo tôi là không nên nhập vào để làm mất đi một thương hiệu, nhưng phải có cách nào đó để cả hai mạng này ngày càng phát triển hơn”, ông nói.
Cũng đã nhiều lần ông Phạm Hồng Hải khẳng định, để thị trường viễn thông phát triển bền vững, hiệu quả, phải có ít nhất 3 doanh nghiệp và có thị phần tương đồng thì mới tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Trước đó, tháng 4/2011, Chính phủ đã ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông, trong đó quy định một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ.
Với nghị định này, VNPT buộc phải lựa chọn, hoặc là cổ phần hóa một trong hai mạng viễn thông và được giữ lại 20% vốn điều lệ, và hai là hợp nhất giữa VinaPhone và MobiFone thành một.