Vốn đang chạy vào đâu?
Nhận định từ cuộc khảo sát trực tuyến của VnEconomy, với 11.000 ý kiến bạn đọc và nhà đầu tư tham gia
Thị trường chứng khoán sụt giảm kéo dài, nhưng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhất.
Nhận định trên rút ra từ trên 11.000 ý kiến bạn đọc và nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát trực tuyến của VnEconomy, thực hiện trong vòng một tháng qua.
Nhà đầu tư chưa quay lưng với chứng khoán
Chỉ trong một tháng thực hiện khảo sát, chỉ số VN-Index đã giảm gần 250 điểm - một bước giảm chưa từng có trong lịch sử. So với kỷ lục 1.170,67 ngày 12/3/2007, tròn một năm, VN-Index giảm mất 50%. Giá nhiều cổ phiếu cũng đã giảm trên 50% so với thời đỉnh cao.
Nhưng nhà đầu tư vẫn chưa hoàn quay lưng với kênh đầu tư đầy biến động này.
Trong suốt thời gian thực hiện khảo sát, từ những dữ liệu đầu tiên cho đến hơn 11.000 ý kiến tham gia (mỗi máy tính chỉ được phép cho 1 ý kiến), chứng khoán luôn chiếm vị trí số 1 trong lựa chọn gửi vốn. Có 27,8% ý kiến cho biết nguồn vốn hiện tại của họ đang tham gia đầu tư chứng khoán.
Kết quả trên một phần cho thấy chứng khoán vẫn đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư, mạnh hơn cả các kênh phổ biến khác như bất động sản, đầu tư vàng hay gửi vốn tại ngân hàng.
Kết quả này cũng một phần cho thấy nhà đầu tư chưa thực sự quay lưng với chứng khoán, điều mà gần đây xuất hiện những cảnh báo lo ngại. Trên thực tế, trải qua những biến động mạnh từ đầu năm trở lại đây, khi thị trường xuống sâu, khối lượng và giá trị giao dịch lại tăng vọt. Điều này cho thấy nguồn vốn vào chứng khoán vẫn rất mạnh; nhiều tiền vẫn luôn để mắt ở kênh này khi có cơ hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán không còn ở khả năng “cứ đánh là thắng” như thời điểm cuối năm 2006 đầu 2007. Thay vào đó là những mức giá giảm quá sâu, mà thời điểm trên không thể “mơ” tới. Và ngay cả trong bối cảnh sụt giảm kéo dài, những đợt sóng cao vẫn xuất hiện tạo ra những chênh lệch hấp dẫn để chứng khoán níu kéo nhà đầu tư ở lại sàn.
Với nhà đầu tư dài hạn, nhiều tổ chức, chuyên gia cùng nhận định rằng đây là thời điểm thuận lợi để mua vào. Diễn biến giao dịch của khối đầu tư nước ngoài từ đầu tháng 2/2008 trở lại đây một phần cho thấy cơ sở của nhận định đó. Tuy nhiên, thời gian và tâm lý đang là một thử thách lớn.
Các dòng vốn biến động mạnh
Tính đến hết ngày 19/3, bất động sản xác định vị trí thứ hai trong kết quả cuộc khảo sát; kế đến là kênh đầu tư vàng, đầu tư cho sản xuất – kinh doanh rồi đến phương án chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Đây là cuộc khảo sát thường niên đầu năm của VnEconomy. Trong lần khảo sát này, dữ liệu liên tục có những chuyển đổi nhanh và bất ngờ. Điểm giá trị là những thay đổi đó đều bám sát xu hướng thể hiện trên thị trường.
Trong thời gian đầu, bất động sản là lĩnh vực được gửi vốn mạnh, vượt xa thị trường vàng. Tuy nhiên, từ cuối tháng 2, việc siết chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với bất động sản trở thành điểm nóng, cùng với chính sách thuế bất lợi, định hướng bình ổn giá từ Chính phủ…, trong khi thị trường vàng bước vào đợt sốt giá chưa từng có, vị trí trên bảng dữ liệu khảo sát “đảo chiều”: vàng trở thành kênh được chọn gửi vốn nhiều hơn so với bất động sản.
Nhưng những ngày gần đây, khi thông tin giá bất động sản đồng loạt giảm mạnh được phản ánh, giá vàng lên đỉnh điểm, nhiều nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát lại tìm đến kênh đầu tư nặng vốn này, đẩy bất động sản vượt lên vị trí thứ hai, sau chứng khoán.
Một biến động mạnh trên thực tế và thể hiện rõ trong quá trình khảo sát là nguồn tiền chảy vào ngân hàng thương mại. Từ đầu tháng 2, gửi ngân hàng là giải pháp thu hút nhiều lựa chọn, qua mặt cả kênh đầu tư vàng hay bất động sản. Có thể lý giải từ cuộc đua lãi suất chưa từng có trên thị trường với đỉnh điểm 14,4%/năm, cộng thêm những lợi ích được tặng vàng, thưởng điểm…, trong khi các kênh đầu tư khác hầu hết đều bộc lộ nhiều bất ổn.
Nhưng khi lãi suất ngân hàng đồng loạt rút về trần 12%, chứng khoán giảm sâu, thị trường vàng liên tục có sóng lớn đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng xác định dùng nguồn vốn của mình để mở rộng sản xuất kinh doanh thay vì gửi ngân hàng hay đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Kết quả, tính đến hết ngày 19/3, trong số 11.000 ý kiến tham gia cuộc khảo sát, có 21,48% gửi vốn ở bất động sản, 19,54% theo thị trường vàng, 10,7% dùng tiền để sản xuất kinh doanh, 9,92% chọn gửi ngân hàng và khá hạn khi chỉ có 1,33% xác định tham gia bảo hiểm.
Nhận định trên rút ra từ trên 11.000 ý kiến bạn đọc và nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát trực tuyến của VnEconomy, thực hiện trong vòng một tháng qua.
Nhà đầu tư chưa quay lưng với chứng khoán
Chỉ trong một tháng thực hiện khảo sát, chỉ số VN-Index đã giảm gần 250 điểm - một bước giảm chưa từng có trong lịch sử. So với kỷ lục 1.170,67 ngày 12/3/2007, tròn một năm, VN-Index giảm mất 50%. Giá nhiều cổ phiếu cũng đã giảm trên 50% so với thời đỉnh cao.
Nhưng nhà đầu tư vẫn chưa hoàn quay lưng với kênh đầu tư đầy biến động này.
Trong suốt thời gian thực hiện khảo sát, từ những dữ liệu đầu tiên cho đến hơn 11.000 ý kiến tham gia (mỗi máy tính chỉ được phép cho 1 ý kiến), chứng khoán luôn chiếm vị trí số 1 trong lựa chọn gửi vốn. Có 27,8% ý kiến cho biết nguồn vốn hiện tại của họ đang tham gia đầu tư chứng khoán.
Kết quả trên một phần cho thấy chứng khoán vẫn đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư, mạnh hơn cả các kênh phổ biến khác như bất động sản, đầu tư vàng hay gửi vốn tại ngân hàng.
Kết quả này cũng một phần cho thấy nhà đầu tư chưa thực sự quay lưng với chứng khoán, điều mà gần đây xuất hiện những cảnh báo lo ngại. Trên thực tế, trải qua những biến động mạnh từ đầu năm trở lại đây, khi thị trường xuống sâu, khối lượng và giá trị giao dịch lại tăng vọt. Điều này cho thấy nguồn vốn vào chứng khoán vẫn rất mạnh; nhiều tiền vẫn luôn để mắt ở kênh này khi có cơ hội.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán không còn ở khả năng “cứ đánh là thắng” như thời điểm cuối năm 2006 đầu 2007. Thay vào đó là những mức giá giảm quá sâu, mà thời điểm trên không thể “mơ” tới. Và ngay cả trong bối cảnh sụt giảm kéo dài, những đợt sóng cao vẫn xuất hiện tạo ra những chênh lệch hấp dẫn để chứng khoán níu kéo nhà đầu tư ở lại sàn.
Với nhà đầu tư dài hạn, nhiều tổ chức, chuyên gia cùng nhận định rằng đây là thời điểm thuận lợi để mua vào. Diễn biến giao dịch của khối đầu tư nước ngoài từ đầu tháng 2/2008 trở lại đây một phần cho thấy cơ sở của nhận định đó. Tuy nhiên, thời gian và tâm lý đang là một thử thách lớn.
Các dòng vốn biến động mạnh
Tính đến hết ngày 19/3, bất động sản xác định vị trí thứ hai trong kết quả cuộc khảo sát; kế đến là kênh đầu tư vàng, đầu tư cho sản xuất – kinh doanh rồi đến phương án chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Đây là cuộc khảo sát thường niên đầu năm của VnEconomy. Trong lần khảo sát này, dữ liệu liên tục có những chuyển đổi nhanh và bất ngờ. Điểm giá trị là những thay đổi đó đều bám sát xu hướng thể hiện trên thị trường.
Trong thời gian đầu, bất động sản là lĩnh vực được gửi vốn mạnh, vượt xa thị trường vàng. Tuy nhiên, từ cuối tháng 2, việc siết chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với bất động sản trở thành điểm nóng, cùng với chính sách thuế bất lợi, định hướng bình ổn giá từ Chính phủ…, trong khi thị trường vàng bước vào đợt sốt giá chưa từng có, vị trí trên bảng dữ liệu khảo sát “đảo chiều”: vàng trở thành kênh được chọn gửi vốn nhiều hơn so với bất động sản.
Nhưng những ngày gần đây, khi thông tin giá bất động sản đồng loạt giảm mạnh được phản ánh, giá vàng lên đỉnh điểm, nhiều nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát lại tìm đến kênh đầu tư nặng vốn này, đẩy bất động sản vượt lên vị trí thứ hai, sau chứng khoán.
Một biến động mạnh trên thực tế và thể hiện rõ trong quá trình khảo sát là nguồn tiền chảy vào ngân hàng thương mại. Từ đầu tháng 2, gửi ngân hàng là giải pháp thu hút nhiều lựa chọn, qua mặt cả kênh đầu tư vàng hay bất động sản. Có thể lý giải từ cuộc đua lãi suất chưa từng có trên thị trường với đỉnh điểm 14,4%/năm, cộng thêm những lợi ích được tặng vàng, thưởng điểm…, trong khi các kênh đầu tư khác hầu hết đều bộc lộ nhiều bất ổn.
Nhưng khi lãi suất ngân hàng đồng loạt rút về trần 12%, chứng khoán giảm sâu, thị trường vàng liên tục có sóng lớn đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng xác định dùng nguồn vốn của mình để mở rộng sản xuất kinh doanh thay vì gửi ngân hàng hay đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Kết quả, tính đến hết ngày 19/3, trong số 11.000 ý kiến tham gia cuộc khảo sát, có 21,48% gửi vốn ở bất động sản, 19,54% theo thị trường vàng, 10,7% dùng tiền để sản xuất kinh doanh, 9,92% chọn gửi ngân hàng và khá hạn khi chỉ có 1,33% xác định tham gia bảo hiểm.