Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đang vào mạnh
Đây là thông tin từ Ngân hàng Nhà nước về diễn biến của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc biệt từ tháng 10 trở lại đây
Đây là thông tin từ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về diễn biến của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, đặc biệt từ tháng 10/2010 trở lại đây.
Tại buổi họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra cuối chiều qua (2/12), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đưa ra một số thông tin đáng chú ý về các nguồn ngoại tệ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Trong đó, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đã tăng mạnh trở lại. Thay vì mức sụt giảm khoảng 500 - 600 triệu USD trong năm 2009 (cũng từng được Thống đốc đưa ra trước Quốc hội kỳ họp hồi tháng 11/2009), từ đầu năm đến nay nguồn vốn FII đã tăng khoảng 712 triệu USD.
Lượng vốn trên chảy vào Việt Nam khá nhanh trong tháng 10, 11 vừa qua và Thống đốc dự báo có thể tiếp tục tăng trong tháng 12 này.
Trên thị trường chứng khoán, khối đầu tư nước ngoài cũng đánh dấu một quá trình mua ròng liên tục kể từ cuối năm 2009 đến nay. Một tham khảo cho thấy, theo thống kê giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), hoạt động mua ròng đã được nối dài trong 14 tháng liên tiếp, kể từ tháng 10/2009; và hướng này tiếp tục thể hiện qua hai phiên đầu tháng 12.
Nguồn vốn FII đã và đang trở lại được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là một yếu tố thuận lợi góp phần cho việc cân đối cán cân thanh toán, ổn định cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường, bên cạnh các nguồn vốn khác.
Một sự gia tăng khác cũng được Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đề cập đến là nguồn kiều hối. Năm 2009, nguồn kiều hối ở mức 6,4 tỷ USD; năm nay, dự tính sẽ đạt tới 7,3 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nhập siêu cả năm 2010 theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước là thuận lợi, khi thấp hơn mức dự tính khoảng 13,5 tỷ USD đưa ra hồi đầu năm, chỉ quanh mức 12 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy đăng ký thấp hơn nhưng lượng giải ngân lại tăng mạnh (tính đến 20/11, đã có tổng số 13,3 tỷ USD vốn FDI đăng ký cả cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009; nhưng tổng số vốn giải ngân đã đạt 9,95 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2009).
Về thực tế cung - cầu ngoại tệ hiện nay, Thống đốc cho biết trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại những ngày gần đây đã có sự cải thiện đáng kể; trạng thái ngoại tệ từ mức âm 355 triệu USD tại thời điểm 21/11 đến ngày 2/12 chỉ còn âm 94 triệu USD.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương cấp khoảng 400 triệu USD cho doanh nghiệp mua xăng dầu dự trữ lưu thông…
Liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tại cuộc họp báo trên, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh đến việc lựa chọn của chính sách trước yêu cầu kiềm chế lạm phát.
Theo ông, khi lạm phát cao, nhiều nước trên thế giới thường chọn giải pháp tăng dự trữ bắt buộc. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tính đến giải pháp đó. Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng do hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển chưa đồng đều, khi đưa ra giải pháp tăng dự trữ bắt buộc thì sẽ tạo tác động rộng lớn đến thị trường, đặc biệt là thanh khoản của hệ thống.
Vì vậy, lựa chọn mà nhà điều hành đã triển khai là tăng lãi suất để hút tiền về. Thống đốc nhận định rằng việc tăng lãi suất có thể tạo dư luận xã hội, một số dự án sẽ cắt giảm và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp góp phần kiềm chế lạm phát mang tính ngắn hạn, có thể chỉ 3 - 5 tháng chứ không phải là kéo dài.
Tại buổi họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra cuối chiều qua (2/12), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đưa ra một số thông tin đáng chú ý về các nguồn ngoại tệ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Trong đó, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đã tăng mạnh trở lại. Thay vì mức sụt giảm khoảng 500 - 600 triệu USD trong năm 2009 (cũng từng được Thống đốc đưa ra trước Quốc hội kỳ họp hồi tháng 11/2009), từ đầu năm đến nay nguồn vốn FII đã tăng khoảng 712 triệu USD.
Lượng vốn trên chảy vào Việt Nam khá nhanh trong tháng 10, 11 vừa qua và Thống đốc dự báo có thể tiếp tục tăng trong tháng 12 này.
Trên thị trường chứng khoán, khối đầu tư nước ngoài cũng đánh dấu một quá trình mua ròng liên tục kể từ cuối năm 2009 đến nay. Một tham khảo cho thấy, theo thống kê giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), hoạt động mua ròng đã được nối dài trong 14 tháng liên tiếp, kể từ tháng 10/2009; và hướng này tiếp tục thể hiện qua hai phiên đầu tháng 12.
Nguồn vốn FII đã và đang trở lại được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là một yếu tố thuận lợi góp phần cho việc cân đối cán cân thanh toán, ổn định cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường, bên cạnh các nguồn vốn khác.
Một sự gia tăng khác cũng được Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đề cập đến là nguồn kiều hối. Năm 2009, nguồn kiều hối ở mức 6,4 tỷ USD; năm nay, dự tính sẽ đạt tới 7,3 tỷ USD.
Bên cạnh đó, nhập siêu cả năm 2010 theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước là thuận lợi, khi thấp hơn mức dự tính khoảng 13,5 tỷ USD đưa ra hồi đầu năm, chỉ quanh mức 12 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy đăng ký thấp hơn nhưng lượng giải ngân lại tăng mạnh (tính đến 20/11, đã có tổng số 13,3 tỷ USD vốn FDI đăng ký cả cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009; nhưng tổng số vốn giải ngân đã đạt 9,95 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2009).
Về thực tế cung - cầu ngoại tệ hiện nay, Thống đốc cho biết trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại những ngày gần đây đã có sự cải thiện đáng kể; trạng thái ngoại tệ từ mức âm 355 triệu USD tại thời điểm 21/11 đến ngày 2/12 chỉ còn âm 94 triệu USD.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương cấp khoảng 400 triệu USD cho doanh nghiệp mua xăng dầu dự trữ lưu thông…
Liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tại cuộc họp báo trên, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh đến việc lựa chọn của chính sách trước yêu cầu kiềm chế lạm phát.
Theo ông, khi lạm phát cao, nhiều nước trên thế giới thường chọn giải pháp tăng dự trữ bắt buộc. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tính đến giải pháp đó. Tuy nhiên, Thống đốc cho rằng do hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển chưa đồng đều, khi đưa ra giải pháp tăng dự trữ bắt buộc thì sẽ tạo tác động rộng lớn đến thị trường, đặc biệt là thanh khoản của hệ thống.
Vì vậy, lựa chọn mà nhà điều hành đã triển khai là tăng lãi suất để hút tiền về. Thống đốc nhận định rằng việc tăng lãi suất có thể tạo dư luận xã hội, một số dự án sẽ cắt giảm và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp góp phần kiềm chế lạm phát mang tính ngắn hạn, có thể chỉ 3 - 5 tháng chứ không phải là kéo dài.