Vốn FDI và 5 thành tựu nổi bật
Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD
Ngày 24/1/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo "20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam" nhằm nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được và rút ra những bài học cũng như định hướng cho giai đoạn phát triển mới.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua đạt được 5 thành tựu nổi bật.
Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng hơn 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.
Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận.
Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới.
Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhìn nhận vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục giải quyết như: vốn thực hiện tăng qua các năm nhưng chậm nên khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện ngày càng giãn ra; đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, nghiệp còn thấp; đầu tư từ những nước phát triển có thế mạnh về công nghệ như Hoa Kỳ, một số quốc gia thuộc EU tăng chậm; việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài còn chậm...
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua đạt được 5 thành tựu nổi bật.
Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng hơn 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.
Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận.
Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới.
Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhìn nhận vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục giải quyết như: vốn thực hiện tăng qua các năm nhưng chậm nên khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện ngày càng giãn ra; đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, nghiệp còn thấp; đầu tư từ những nước phát triển có thế mạnh về công nghệ như Hoa Kỳ, một số quốc gia thuộc EU tăng chậm; việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài còn chậm...