Vốn gián tiếp vào Việt Nam chủ yếu từ Mỹ
Khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng số vốn đầu tư gián tiếp rót vào Việt Nam tính đến giữa năm 2006 là từ Mỹ
Khoảng từ 1/3 đến 1/2 tổng số vốn đầu tư gián tiếp rót vào Việt Nam tính đến giữa năm 2006 là từ Mỹ.
Đó là thông tin từ ông James Riedel, Cố vấn cao cấp Dự án Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tại buổi công bố bản đánh giá tác động 5 năm triển khai Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện.
Vẫn theo đánh giá của ông James Riedel, xu hướng trên sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, cùng với sự tham gia chính thức của các ngân hàng đầu tư và các nhà đầu tư có tổ chức quy mô lớn của Mỹ.
Thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, các nguồn vốn gián tiếp của Mỹ đến Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư khá tên tuổi. Cụ thể, mới đây, JP Morgan và Citigroup đã được cấp mã số giao dịch để tham gia chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhỏ cũng đã tiếp cận với thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư.
Trong các quỹ đầu tư liên quan đến nguồn vốn từ Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, có thể kể đến việc Indochina Capital - một ngân hàng đầu tư của Hoa Kỳ - đã thành lập một quỹ tại Việt Nam có quy mô 100 triệu USD trong năm 2005, và các nhà đầu tư Mỹ chiếm khoảng 45% vốn trong quỹ này. Hay như việc Công ty Việt Nam Partners liên doanh với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập một quỹ đầu tư quy mô 100 triệu USD, với vốn góp từ phía Mỹ là 30%. Hoặc trường hợp của Dragon Capital, hiện đang quản lý nguồn vốn khoảng 600 triệu USD tại Việt Nam, trong đó có tới 30% là vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Quỹ đầu tư mạo hiểm của IDG cũng có toàn bộ vốn góp của Mỹ. Hiện quỹ này đã triển khai đầu tư vào hàng chục công ty ở Việt Nam và đang dự kiến tăng nguồn vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD trong thời gian tới.
Bên cạnh đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tăng nhanh hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, phần lớn thông qua các quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam (Vietnam Fund) được thành lập vào năm 1991, với tổng vốn đầu tư là 54 triệu USD. Thêm 6 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập trong 4 năm sau đó, như Vietnam Investment Fund (90 triệu USD), Beta Vietnam Fund (71 triệu USD), Vietnam Frontier Fund (67 triệu USD),…với tổng vốn đầu tư là 438 triệu USD.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã đóng băng sự phát triển của các quỹ này và trên thực tế, phần lớn những quỹ ban đầu này đã giảm quy mô hoặc chấm dứt hoạt động.
Sau đó, từ 2001, năm BTA có hiệu lực đến giữa 2006, đã có thêm 13 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới gần 1 tỷ USD, như Mekong Enterpirse Fund (19 triệu USD), Vietnam Opportunity Fund (171 triệu USD), Indochina Land Holding (100 triệu USD)…
Đó là thông tin từ ông James Riedel, Cố vấn cao cấp Dự án Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, tại buổi công bố bản đánh giá tác động 5 năm triển khai Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện.
Vẫn theo đánh giá của ông James Riedel, xu hướng trên sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, cùng với sự tham gia chính thức của các ngân hàng đầu tư và các nhà đầu tư có tổ chức quy mô lớn của Mỹ.
Thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy, các nguồn vốn gián tiếp của Mỹ đến Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư khá tên tuổi. Cụ thể, mới đây, JP Morgan và Citigroup đã được cấp mã số giao dịch để tham gia chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nhỏ cũng đã tiếp cận với thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư.
Trong các quỹ đầu tư liên quan đến nguồn vốn từ Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam, có thể kể đến việc Indochina Capital - một ngân hàng đầu tư của Hoa Kỳ - đã thành lập một quỹ tại Việt Nam có quy mô 100 triệu USD trong năm 2005, và các nhà đầu tư Mỹ chiếm khoảng 45% vốn trong quỹ này. Hay như việc Công ty Việt Nam Partners liên doanh với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập một quỹ đầu tư quy mô 100 triệu USD, với vốn góp từ phía Mỹ là 30%. Hoặc trường hợp của Dragon Capital, hiện đang quản lý nguồn vốn khoảng 600 triệu USD tại Việt Nam, trong đó có tới 30% là vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Quỹ đầu tư mạo hiểm của IDG cũng có toàn bộ vốn góp của Mỹ. Hiện quỹ này đã triển khai đầu tư vào hàng chục công ty ở Việt Nam và đang dự kiến tăng nguồn vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD trong thời gian tới.
Bên cạnh đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tăng nhanh hoạt động đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, phần lớn thông qua các quỹ đầu tư. Quỹ đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam (Vietnam Fund) được thành lập vào năm 1991, với tổng vốn đầu tư là 54 triệu USD. Thêm 6 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập trong 4 năm sau đó, như Vietnam Investment Fund (90 triệu USD), Beta Vietnam Fund (71 triệu USD), Vietnam Frontier Fund (67 triệu USD),…với tổng vốn đầu tư là 438 triệu USD.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã đóng băng sự phát triển của các quỹ này và trên thực tế, phần lớn những quỹ ban đầu này đã giảm quy mô hoặc chấm dứt hoạt động.
Sau đó, từ 2001, năm BTA có hiệu lực đến giữa 2006, đã có thêm 13 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới gần 1 tỷ USD, như Mekong Enterpirse Fund (19 triệu USD), Vietnam Opportunity Fund (171 triệu USD), Indochina Land Holding (100 triệu USD)…