Vốn SCIC ở lại Vinamilk, thoái tại Bảo Việt
SCIC sẽ thực hiện thoái vốn tại 376 doanh nghiệp, trong đó có Vinaconex, Bảo Việt, Công ty Cổ phần FPT
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giai đoạn đến năm 2015, có hiệu lực từ 2/12.
Theo đó, SCIC sẽ nắm giữ và đầu tư dài hạn tại 4 doanh nghiệp, gồm Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng sẽ nắm 100% vốn tại 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC, Công ty Khai thác và chế biến đá An Giang và Công ty Đầu tư và kinh doanh khoáng sản Vinaconex. Ngoài ra, 24 doanh nghiệp sẽ do SCIC nắm cổ phần chi phối và 2 doanh nghiệp được cổ phần hóa nhưng vẫn nắm giữ cổ phần là Công ty Thương mại, du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên, công ty Khoáng sản Lai Châu.
Trong khi đó, SCIC sẽ thực hiện thoái vốn tại 376 doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Cổ phần FPT, Nhựa Bình Minh, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong...
Mục tiêu đến 2015, danh mục đầu tư vốn của SCIC sẽ còn không quá 100 doanh nghiệp. Phương án tái cơ cấu và kế hoạch bán vốn sẽ được tổng công ty ban hành hàng năm để đạt được tiến độ trên.
Cũng theo đề án, quy mô vốn điều lệ của SCIC đến năm 2015 là 50.000 tỷ đồng. Tổng công ty sẽ hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ, tập trung vào sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty và Nghị định ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Đồng thời, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành; hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; phát triển và quản lý nguồn nhân lực một cách có hệ thống, tập trung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Thu hút và đào tạo nhân sự tài năng, có chuyên môn, kinh nghiệm trên thị trường. Tăng cường cơ chế đãi ngộ, khuyến khích người lao động, xây dựng cơ chế, chính sách huy động các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đầu tư và tài chính.
Theo đó, SCIC sẽ nắm giữ và đầu tư dài hạn tại 4 doanh nghiệp, gồm Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng sẽ nắm 100% vốn tại 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC, Công ty Khai thác và chế biến đá An Giang và Công ty Đầu tư và kinh doanh khoáng sản Vinaconex. Ngoài ra, 24 doanh nghiệp sẽ do SCIC nắm cổ phần chi phối và 2 doanh nghiệp được cổ phần hóa nhưng vẫn nắm giữ cổ phần là Công ty Thương mại, du lịch và dịch vụ tổng hợp Điện Biên, công ty Khoáng sản Lai Châu.
Trong khi đó, SCIC sẽ thực hiện thoái vốn tại 376 doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Tập đoàn Bảo Việt, Công ty Cổ phần FPT, Nhựa Bình Minh, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong...
Mục tiêu đến 2015, danh mục đầu tư vốn của SCIC sẽ còn không quá 100 doanh nghiệp. Phương án tái cơ cấu và kế hoạch bán vốn sẽ được tổng công ty ban hành hàng năm để đạt được tiến độ trên.
Cũng theo đề án, quy mô vốn điều lệ của SCIC đến năm 2015 là 50.000 tỷ đồng. Tổng công ty sẽ hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ, tập trung vào sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty và Nghị định ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Đồng thời, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành; hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; phát triển và quản lý nguồn nhân lực một cách có hệ thống, tập trung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Thu hút và đào tạo nhân sự tài năng, có chuyên môn, kinh nghiệm trên thị trường. Tăng cường cơ chế đãi ngộ, khuyến khích người lao động, xây dựng cơ chế, chính sách huy động các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đầu tư và tài chính.